DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 25/05/2016 gồm cập nhật chỉ số CPI tháng 5, VHC, VCF, FLC

Lượt xem: 13,827 - Ngày:

1. Nhận định thị trường:

VN-Index tăng điểm trở lại lên 611,62 điểm, tăng nhẹ 0,59 điểm (tương đương 0,1%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt gần 99 triệu cổ phiếu, tăng 1.3 lần so với phiên trước. Mặc dù có mức tăng hơn 26% trong phiên giao dịch hôm nay, nhưng KLGD vẫn chỉ đạt gần 90% mức bình quân 20 phiên.

Đồ thị VN-Index ngày 24/05/2016

Đồ thị VN-Index ngày 24/05/2016. Nguồn: Amibroker

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/05 chỉ số hồi phục nhẹ, chính thức chấm dứt chuỗi 04 phiên giảm điểm liên tục. Mô hình nến ngày 24/05 có dạng “Hammer” với bóng nến dưới khá dài, chạm mức thấp nhất tại 608 điểm hàm ý sự xuất hiện mức hỗ trợ đầu tiên kể từ khi chỉ số giảm từ mức đỉnh 628 điểm. Mức 608 điểm cũng khá sát với đường MA20 do đó phản ứng hồi phục cũng được gia tăng đáng kể. Kết hợp vùng hỗ trợ 600 – 608 điểm thì tín hiệu của đường giá đang được hỗ trợ và đã xuất hiện tín hiệu có khả năng hồi phục của đường giá. Khối lương giao dịch trong phiên tăng lên đáng kể cho với phiên trước đó cho thấy lượng giao dịch mua vào bắt đáy cũng có sự tăng lên, nhưng tín hiệu này cũng cần được theo dõi thêm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang trong quá trình điều chỉnh, đường RSI(14) đà giảm chựng lại chút, trong khi đường MACD vẫn đang đi xuống ở dưới đường 0.

Trên cơ sở đó, Nguyễn Văn Nguyên cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 25/05/2016, chỉ số VN-Index khả năng sẽ tiếp tục tăng điểm và hướng về vùng 615-620 điểm. Đồng thời, lực cầu ngắn hạn sẽ tiếp tục gia tăng và tâm lý nhà đầu tư sẽ dần chuyển sang lạc quan hơn. Ngoài ra, Nguyễn Văn Nguyên cho rằng dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển mạnh vào nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps. Nguyễn Văn Nguyên thấy rằng tính từ đầu tháng tư, trong khi VN-Index tăng 9.5% (558.4 -> 611.6), VN-30 tăng 8% (568.3-614.6) thì VNSML mới chỉ tăng 4.4% (725.5-757.9). Thực tế, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ chưa tăng mạnh trong thời gian vừa qua hoàn toàn có thể là một khoản đầu tư tiềm năng ở giai đoạn này. Còn đối với nhóm vốn hóa lớn, ngân hàng và dầu khí là 2 nhóm đang hút dòng tiền nhất vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, sự tăng giá tại nhóm này đã tạm lắng những ngày gần đây. Diễn biến 2 nhóm này hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào 2 câu chuyện chính sách đối với các ngân hàng và diễn biến giá dầu.

Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 608.79 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hoặc mở vị thế mua mới với các cổ phiếu đã xác nhận xu hướng trong bảng danh mục Top 50 cổ phiếu cần quan tâm hàng ngày.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 24/05/2016:

Các thị trường vận động trái chiều, đà giảm của VN Index chững lại lúc cuối phiên và đóng cửa tăng điểm trong khi HNX Index và Upcom Index giảm nhẹ. Giá trị giao dịch cải thiện, độ rộng thị trường tích cực. Khối nhà đầu tư nước ngoài tham gia với mức độ khá cao và khối này mua ròng hơn 74 tỉ đồng trên cả hai sàn. VNM ETF premium 0,10%, FTSE ETF discount -0,54%.

• Các mã ngân hàng diễn biến trái chiều với VCB STB & EIB giảm nhẹ. BID & ACB đóng cửa tại tham chiếu trong khi MBB & CTG tăng. Nói chung, Chuyên viên không thấy có nhiều dấu hiệu cho thấy sự hồi phục của cổ phiếu ngân hàng sau khi đã giảm đáng kể; cho thấy trong ngắn hạn cổ phiếu ngân hàng còn có thể giảm tiếp. Một nhân tố dẫn đến sự điều chỉnh gần đây của cổ phiếu ngân hàng là tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến giữa tháng 5 đã giảm xuống còn 3,8% từ mức tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến cuối tháng 4 là 4%. Ngoài ra định giá cổ phiếu ngân hàng cũng đang cao trở lại.

EIB đã tổ chức ĐHCĐTN lần 2 vào hôm nay và vẫn không thành công. Sự bế tắc nằm ở 2 nhóm cổ đông chính (nắm giữ và đại diện cho phần lớn cổ phần lưu hành) tiếp tục gây khó khăn cho ban lãnh đạo vì cả 2 nhóm tiếp tục không nhất trí ở tất cả các vấn đề. Rõ rằng EIB sẽ tổ chức lại ĐHCĐTN nhưng với tình hình này có lẽ cần có sự can thiệp của cơ quan quản lý với vai trò hòa giải.

• BVH tăng nhẹ trong khi PVI đóng cửa tại tham chiếu. Các mã chứng khoán diễn biến trái chiều với SSI giảm trong khi HCM tăng. VND đóng cửa tại tham chiếu.

• Trong số các mã ngành hàng tiêu dùng, VNM giảm, MSN tăng trong khi KDC giảm mạnh. FPT giảm trong khi MWG tiếp tục tăng sau khi công bố KQKD 4 tháng đầu năm cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ.

VNM sẽ đầu tư tiếp 3 triệu USD vào Driftwood Dairy sau khi chính thức được cấp phép nâng tổng vốn đầu tư lên 10 triệu USD. VNM đang tăng cường sử dụng Driftwood Dairy để mua sữa nguyên liệu tại Mỹ. Cho đến nay, hầu hết sữa nguyên liệu của VNM được mua từ New Zealand.

• Các mã dầu khí nói chung tăng, dẫn đầu là PVD; PVS và PXS. GAS đóng cửa tại tham chiếu. Giá dầu giảm hôm nay và giá cổ phiếu dầu khí đã đi ngược giá dầu.

• Các mã BĐS diễn biến trái chiều với VIC; DXG & NLG đóng cửa tại tham chiếu trong khi BCI & SJS giảm. TDH tăng. KBC và CII cũng đóng cửa tại tham chiếu. CTD tăng nhẹ trong khi HBC đóng cửa tại tham chiếu.

• Các mã ngành sản xuất diễn biến trái chiều với HSG tăng mạnh trong khi HPG đóng cửa tại tham chiếu. PAC giảm. DQC đóng cửa tại tham chiếu. BMP tăng trong khi mã ngành ô tô HHS và TMT tăng nhẹ. TTF cũng tăng.

Về HSG, ngày 31/5 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu và ngày 1/6 là ngày đăng ký cuối cùng. Hôm nay HSG tăng mạnh trước tin đồn KQKD Q3 tăng mạnh trong đó tồn kho giá thấp/giá bán bình quân tăng tiếp tục giúp đem lại KQKD khả quan.

• Cổ phiếu ngành nông nghiệp diễn biến trái chiều với HAG & HNG giảm. Mã ngành thuốc bảo vệ thực vật VFG giảm trong bối cảnh DPM cũng tiếp tục giảm mạnh hôm qua. GTN tăng tốt hôm nay với việc room được nới lên 100% đã thu hút thêm NĐT quan tâm.

Trên HSX, khối ngoại mua ròng 62,09 tỷ đồng. MBB dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 2,08 triệu đơn vị. FLC và HHS cũng được mua ròng tích cực với hơn 1,8 triệu đơn vị. Chiều ngược lại, PVD và VCB lần lượt bị bán ròng 377 và 306 nghìn đơn vị. Trên HNX, khối ngoại mua ròng hơn 12,25 tỷ đồng. CHP dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 200 nghìn đơn vị. MBG cũng được mua ròng 137 nghìn đơn vị. Chiều ngược lại, TNG bị bán ròng đến 210 nghìn đơn vị.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

VHC: Đề ra kế hoạch kinh doanh 5 năm đầy tham vọng tại ĐHCĐTN. Giá cổ phiếu phản ánh các rủi ro. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan

Dưới đây là những ghi nhận của Chuyên viên tại ĐHCĐTN của VHC:

1. Đặt kế hoạch 2016 với doanh thu tăng trưởng mạnh hơn lợi nhuận – Kế hoạch doanh thu 2016 là 7.700 tỷ đồng, tăng trưởng 18,5% và LNST là 350 tỷ đồng, tăng trưởng 8,5%.

2. Kế hoạch 5 năm lạc quan: Cho giai đoạn 2016-2020, ban lãnh đạo VHC đặt kế hoạch tăng trưởng CAGR của doanh thu là 17% và EBITDA là 18%. Công ty dự kiến đến 2018 đạt doanh thu thuần là 10.000 tỷ đồng và LNST ít nhất là 500 tỷ đồng. Công ty đặt ra mục tiêu duy trì và phát triển bền vững môi trường và kinh tế thông qua;

– Phát triển các sản phẩm thủy hải sản có thương hiệu và có giá trị gia tăng cao từ nuôi trồng bền vững.

– Mở rộng thị trường tại Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Australia, Mỹ Latinh và Nhật Bản.

– Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh bao gồm mở rộng sang sản xuất collagen và gelatin, các loại sản phẩm thủy hải sản khác; xem xét tiến hành hoạt động M&A.

– Đẩy mạnh hoạt động tự do thương mại tại các thị trường chính.

– Nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ.

3. Cổ tức tiền mặt cho 2015 là 1.500đ/cp; bằng với cổ tức tiền mặt năm 2014 – Theo đó tỷ lệ cổ tức/giá là 5,8% và tỷ lệ lợi nhuận dùng để trả cổ tức là 43%. Trong khi đó kế hoạch trả cổ tức tiền mặt cho 2016 là 2.000đ/cp; tăng 33,3%. Theo đó tỷ lệ cổ tức/giá năm 2016 có vẻ khá hấp dẫn, là 6,6%.

Nhận định về KQKD Q1

Doanh thu Q1 tăng còn lợi nhuận giảm nhẹ. Trong Q1, doanh thu thuần đạt 1.601 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ và LNST đạt 101 tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ. Mặc dù LNST Q1 gần như giữ nguyên so với cùng kỳ nhưng tăng đáng kể so với 3 quý gần nhất (lần lượt là 84 tỷ đồng, 60 tỷ đồng và 71 tỷ đồng).

Doanh thu thuần tăng nhờ doanh thu xuất khẩu đạt 63,2 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ – Trong đó, doanh thu xuất khẩu cá tra đạt 58,9 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ. Trên thực tế kết quả xuất khẩu cá tra của VHC trong Q1 tốt hơn so với toàn ngành. Doanh thu xuất khẩu toàn ngành cá tra trong Q1 đạt 338 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ. Theo đó, thị phần xuất khẩu cá tra của VHC đã tăng đáng kể từ 14,8% trong Q1 năm ngoái lên 17,4% trong Q1 năm nay.

Mỹ, Trung Quốc và Canada là những thị trường có mức tăng trưởng doanh thu cao nhất; lần lượt đạt 15%, 125% & 40% – Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, đóng góp 63% vào tổng doanh thu xuất khẩu của VHC. Thị trường Mỹ tiếp tục tăng trưởng chủ yếu nhờ công ty tăng được thị phần xuất khẩu vào thị trường này. Doanh thu vào thị trường Trung Quốc chỉ đóng góp 3% tổng doanh thu xuất khẩu nhưng là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhờ tăng mạnh hoạt động bán hàng trực tiếp các sản phẩm cao cấp cho các nhà bán lẻ và chuỗi nhà hàng. Châu Âu là thị trường lớn thứ 2, đóng góp 15% tổng doanh thu xuất khẩu trong Q1 nhưng doanh thu xuất khẩu vào thị trường này lại giảm 10% so với cùng kỳ. Điều này một phần là do công ty để dành công suất chế biến 650 tấn cá nguyên liệu/ngày cho các thị trường ưu tiên chẳng hạn như Mỹ và Trung Quốc.

Đến cuối Q1, công suất chế biến là 650 tấn cá nguyên liệu/ngày; nghĩa là thấp hơn mức công suất tối ưu. Nhà máy mới tại Tiền Giang có công suất chế biến 120 tấn cá nguyên liệu sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6. Từ Q2/2014, công suất tại các nhà máy hiện tại sẽ tăng thêm 40 tấn/ngày. Do vậy đến cuối năm, tổng công suất sẽ tăng lên 810 tấn/ngày với công suất bình quân trong nguyên năm là 750 tấn/ngày; tăng 36,4%.

Chuyên viên cũng thấy giá cá tăng do hạn hán và xâm mặn tại khu vực ĐBSCL (do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino) đã ảnh hưởng đến nguồn cung. Tại thời điểm cuối tháng 3, giá bình quân cá tra tại Đồng Tháp là 21.250đ/kg; tăng 8,7% so với hồi đầu năm.

Lợi nhuận gộp tăng 26,7% so với cùng kỳ lên 238 tỷ đồng – Theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 14,9%; là mức cao nhất kể từ Q4/2014 nhờ giá bán tăng do cơ cấu sản phẩm được cải thiện cộng với giá cá nguyên liệu tăng. Xu hướng tăng giá cá nguyên liệu bắt đầu vào tháng 3 do nguồn cung bị ảnh hưởng. Và VHC đã chuyển được tác động tăng giá đầu vào vào giá bán vì giá cá tra là khá rẻ và không có nhiều sản phẩm thay thế trực tiếp.

Chi phí bán hàng & quản lý tăng trong khi lợi nhuận tài chính thuần giảm – Chi phí bán hàng & quản lý là 93,9 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu là 5,9%. Lợi nhuận tài chính thuần đạt âm 20,9 tỷ đồng (cùng kỳ là dương 22,8 tỷ đồng). Điều này chủ yếu là do 20 tỷ đồng lỗ tỷ giá liên quan đến các khoản phải thu bằng USD.

Chuyên viên dự báo LNST năm 2016 tăng trưởng 18,2% với sản phẩm collagen sẽ lần đầu tiên đóng góp đáng kể – Chuyên viên dự báo doanh thu thuần năm 2016 đạt 7.655 tỷ đồng, tăng trưởng 17,9% và LNST đạt 381 tỷ đồng, tăng trưởng 18,2%. Dự báo của Chuyên viên dựa trên các giả định sau;

1. Chuyên viên giả định sản lượng xuất khẩu cá đạt 91.567 tấn; tăng 16,6% và đem lại doanh thu xuất khẩu là 269 triệu USD; tăng trưởng 18,1% nhờ công ty tiếp tục giành thêm được thị phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ do VHC có lợi thế chịu thuế suất thuế chống bán phá giá 0%. Chuyên viên cũng giả định doanh thu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 150%.

2. Giả định giá bán bình quân tăng 3%.

3. Giả định tỷ suất lợi nhuận gộp sản phẩm cá là 15%; cao hơn so với mức 14% của năm ngoái.

4. Sản phẩm collagen sẽ lần đầu tiên đóng góp đáng kể với doanh thu thuần là 137 tỷ đồng dựa trên giả định công suất hoạt động nhà máy collagen là 40%. Doanh thu chủ yếu là từ xuất khẩu.

5. Tỷ suất lợi nhuận gộp sản phẩm collagen là 20% dựa trên giả định của công ty (cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của công ty).

6. Chuyên viên dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp chung có thể tăng lên 12,4% (năm ngoái là 12,2%).

7. Lãi tiền gửi là 16,5 tỷ đồng, giảm 62,4% do tiền mặt giảm. Chi phí lãi vay là 63 tỷ đồng, tăng 65,2%.

8. Chuyên viên giả định tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu tăng lên 6,3% từ mức 5,3% của năm ngoái do công ty chi nhiều hơn cho hoạt động marketing sản phẩm mới và cho các chiến dịch bán hàng trực tiếp.

Theo đó Chuyên viên dự báo EPS đạt 3.910đ; P/E dự phóng là 7,8 lần và BVPS là 24.774đ; P/B dự phóng là 1,2 lần.

Quan điểm đầu tư. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan – VHC hiện có P/E dự phóng 2016 khá rẻ là 7,8 lần. Giá cổ phiếu đã hồi phục một chút trong thời gian gần đây sau khi giảm mạnh trước đó do lo ngại về ảnh hưởng của cơ chế mới của Bộ Thương mại Mỹ áp dụng cho cá tra xuất khẩu vào thị trường này (thị trường Mỹ là thị trường sống còn của VHC). Cơ chế thanh tra mới nghiêm ngặt sẽ được áp dụng từ 2017 trong đó đòi hỏi sự hỗ trợ của thanh tra chính phủ Việt Nam. Cho dù vậy, Chuyên viên cho rằng VHC không gặp nhiều rủi ro nhờ luôn tuân thủ tốt các quy định và từ lâu đã có hoạt động quản lý chất lượng cao hơn mức trung bình. Trên thực tế, Chuyên viên cho rằng VHC có tiềm năng giành thêm được thị phần khi các đối thủ yếu hơn bị loại khỏi cuộc chơi. Chuyên viên cũng khá kỳ vọng vào các lĩnh vực kinh doanh mới chẳng hạn như collagen, ít nhất là vì tỷ suất lợi nhuận cao. Do vậy Chuyên viên kỳ vọng từ 2017 trở đi tăng trưởng doanh thu sẽ có sự tăng tốc. Định giá hiện khá hấp dẫn dựa trên triển vọng tăng trưởng.

——————————

VCF: Chi 35 tỷ đồng để mua Công ty Sản xuất thương mại CDN HĐQT CTCP Vinacafé Biên Hòa (VCF – sàn HOSE) vừa thông qua phương án mua Công ty Sản xuất thương mại CDN . Cụ thể, VCF sẽ mua 2.524.500 cổ phần, tương đương 85% vốn tại CTCP Sản xuất thương mại CDN (CDN) với tổng giá trị giao dịch tối đa là 35 tỷ đồng. HĐQT VCF cũng thống nhất ủy quyền cho ông Phạm Quang Vũ, Chủ tịch HĐQT hoặc ông Nguyễn Tân Kỳ, Tổng giám đốc Công ty quyết định và thực hiện tất cả các vấn đề để hoàn tất giao dịch CDN, quyết định đề cử và thay thế người vào cơ cấu tổ chức của CDN. Theo kế hoạch kinh doanh năm 2016 đã thông qua tại ĐHCĐ thường niên, VCF đặt mục tiêu oanh thu đạt 2.850 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 250 tỷ đồng, giảm lần lượt 5% và 15% so với kết quả thực hiện năm 2015. Được biết, đầu tháng 3 vừa qua, VCF đã thay đổi mô hình công ty từ không có công ty con và đơn vị kế toán trực thuộc sang mô hình có đơn vị kế toán trực thuộc. Hệ thống phân phối của Vinacafé có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với hàng trăm nhà phân phối thuộc hàng trăm ngàn điểm bán lẻ.

——————————

FLC: Đặt kế hoạch lãi ròng 960 tỷ đồng năm 2016

Cụ thể, HĐQT FLC đưa ra kế hoạch tổng doanh thu 7,000 tỷ đồng, tăng trường 31% so với kết quả năm 2015. Kế hoạch lãi ròng 960 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2015.

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Thị trường mở của hôm nay trong bối cảnh tràn ngập nội dụng chuyến thăm tổng thống Obama trong ngày thứ nhất tại Hà Nội, kèm theo nhiều hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp 2 nước, tiêu biểu là hợp đồng trị giá 11,3 tỷ của hãng hàng không Vietjetair hay biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và công ty dầu Murphy. Tuy vậy, có lẽ việc không có thông tin nào ảnh hưởng ngay và trực tiếp đến các doanh nghiệp niêm yết đã khiến cho thị trường không thể tăng mạnh. Những thông tin về chuyến thăm của tổng thống Obama liên tục được cập nhật gần đây rõ ràng chưa có nhiều sức nặng đáng kể đối với thị trường. Chuyến công du cũng sắp kết thúc, và do đó những kỳ vọng ngắn hạn cũng đang vơi dần. Thay vào đó, câu chuyện về FED nâng lãi suất vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7 sắp đến lại đang nóng dần lên và sẽ tác động nhiều đến dòng vốn ngoại trên thị trường Việt Nam, vốn là một động lực cho đà tăng của thị trường trong thời gian vừa qua…

——————————

Lạm phát Việt Nam ổn định so với các nước trong khu vực

Tổng cục thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2016, theo đó, lạm phát trong tháng qua tăng nhẹ 0,54% so với tháng trước, đây là mức tăng cao thứ 2 trong vòng 5 tháng qua. Nhóm hàng tăng giá mạnh trong tháng 5 là nhóm giao thông với mức tăng 2,39% so với tháng trước. Trong khi đó, mặt bằng giá các hàng hóa còn lại trong rổ tính CPI nhìn chung ổn định. Từ đầu năm đến nay, theo quan sát của chúng tôi, giá cả hàng hóa tiêu dùng trong nền kinh tế hầu như không có sự thay đổi đột biến (trừ thuốc và dịch vụ y tế +16%yoy). Lạm phát 5 tháng tăng 1,6% so với cùng kỳ và chỉ số lạm phát lõi duy trì ở mức thấp hơn 2%.

Đối với nhóm hàng thực phẩm – nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ tính CPI, mặc dù bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt song chỉ số giá lương thực tại Việt Nam vẫn đang ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực. Gần đây có hiện tượng giá thực phẩm leo thang tại nước láng giềng Trung Quốc (giá thịt lợn tăng 20% do thiếu cung) hay nhu cầu tiêu dùng cao tại Ấn Độ khiến chỉ số lạm phát nước này cũng đang ở mức cao nhất tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tình hình giá cả tại Việt Nam vẫn ổn định và chỉ số niềm tin tiêu dùng ghi nhận mức cao thứ 5 thế giới theo khảo sát mới nhất trong Q12016 của Nielsen.

Theo dõi diễn biến giá xăng, dù tăng liên tiếp từ đầu tháng 3 đến nay, nhưng mức giá xăng hiện nay vẫn thấp hơn 3,5% so với mức đầu năm. Điều này có thể là do độ lệch pha của giá dầu thế giới với giá dầu FO và giá xăng trong nước. Trong khi đó, giá diesel – loại nhiên liệu phục vụ nhiều trong công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động sản xuất vẫn thấp hơn khoảng 6% so với đầu năm. Sự phục hồi của giá dầu thế giới nhìn chung chưa tác động mạnh mẽ đến mặt bằng giá trong nước, không có hiện tượng hàng hóa tăng theo giá xăng hay đầu vào của các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Từ những quan sát trên, Chuyên viên cho rằng xu hướng giá cả tại Việt Nam đang ở điều kiện tốt cho ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, yếu tố này cũng là một điểm tựa cho cho chính sách điều hành tỷ giá khi càng về cuối năm, chính sách điều hành tiền tệ của các NHTW lớn trên thế giới sẽ có những chuyển biến rõ rệt hơn nửa đầu năm.

——————————

Chỉnh sửa Quy tắc chỉ số HOSE-Index có hiệu lực từ tháng 7-2016

Ngày 24-5, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho biết, để các chỉ số có thể phản ánh tốt nhất sự thay đổi của thị trường, phù hợp với tình hình thanh khoản, đảm bảo độ ổn định của rổ chỉ số, HOSE đã tiến hành xem xét và thực hiện chỉnh sửa Quy tắc chỉ số HOSE-Index. Dự kiến việc thay đổi này sẽ chính thức có hiệu lực vào đầu tháng 7-2016.

Cụ thể, HOSE thay đổi công thức đo lường thanh khoản của cổ phiếu từ phương pháp bình quân sang phương pháp trung vị và mở rộng thời gian tính từ 6 tháng sang 12 tháng nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các giá trị bất thường và gia tăng chất lượng thanh khoản của Bộ chỉ số HOSE-Index. Cùng với đó, HOSE cũng thay đổi điều kiện sàng lọc free-float để tăng tính đại diện của Bộ chỉ số HOSE-Index, đáp ứng điều kiện đặc thù của thị trường Việt Nam và thay đổi cách chọn cổ phiếu thành phần của chỉ số VN30 để tăng độ ổn định và mức đại diện thị trường cho chỉ số VN30.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (25/05/2016):

25/05/2016 10:00 MHC Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 1,355,539 CP

25/05/2016 10:00 PTP Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 600 đồng/CP

25/05/2016 10:00 CJC Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 2,000 đồng/CP

25/05/2016 10:00 BBS Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,200 đồng/CP

25/05/2016 10:00 AGP Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,500 đồng/CP

25/05/2016 10:00 GDW Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 700 đồng/CP

25/05/2016 10:00 PGS Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 600 đồng/CP

25/05/2016 10:00 GMD Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

25/05/2016 10:00 KKC Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

25/05/2016 10:00 VSH Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016

——————————

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Nguyễn Văn Nguyên nhận Quản lý Tài khoản, Tư vấn Đầu tư và Ủy thác Đầu tư Chứng khoán.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Điện thoại / Zalo /

Email: nguyen.nguyenvan@hsc.com.vn

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý