DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/07/2016 gồm cập nhật VNM, HSG, DHG, HT1, MWG, SSI, PGS

Lượt xem: 11,710 - Ngày:
Chia sẻ

1. Nhận định thị trường:

VN-Index tiếp tục giảm điểm, mức độ giảm đã được thu hẹp, với mức giảm 0,69 điểm (tương đương 0,1%), đóng cửa tại 659,57. Thanh khoản tiếp tục giảm với 112 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Đây là phiên giảm thứ ba liên tiếp của VN-Index.

Đồ thị VN-Index ngày 21/07/2016. Nguồn: Amibroker

Đồ thị VN-Index ngày 21/07/2016. Nguồn: Amibroker

VN-Index hình thành cây nến đỏ đặc nhỏ với thanh khoản giảm xuống dưới mức trung bình cho thấy sự suy yếu đang kể của lực cầu giá thấp khi áp lực chốt lời xuất hiện ngày một mạnh mẽ và dứt khoát. Độ rộng thị trường chứng kiến sự bao phủ của sắc đỏ cho thấy cây nến trên chưa phản ánh sát diễn biến của thị trường, đà tăng của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn đã chi phối đáng kể đến chỉ số trong phiên hôm nay.

Về mặt xu hướng, uy lực của vùng kháng cự mạnh 670-680 điểm, tương ứng với đường upper trendline của kênh xu hướng gia lên bắt đầu từ cuối tháng 01/2016 đến nay đang cho thấy sức mạnh. Đường giá đã 2 lần cố gắng thoát khỏi kênh giá này nhưng đều thất bại do vấp phải áp lực chốt lời mạnh mẽ tại vùng cản trên. Hiện tại xu hướng tăng của chỉ số vẫn được duy trì với sự hỗ trợ của nhóm MA ngắn hạn đang hướng lên. Tuy nhiên, nếu đường giá xuyên thủng đường SMA20 thì cận dưới của kênh giá lên (625- 630 điểm) sẽ là điểm đến tiếp theo của chỉ số trong thời gian tới.

Về hệ thống chỉ báo kỹ thuật, đa phần các chỉ báo kỹ thuật (MACD, Momentum, MFI và nhóm chỉ báo dao động) đều đã bước vào quá trình giảm điểm sau một giai đoạn tăng dài trước đó, chỉ báo PSAR cũng đã bị đường giá xuyên thủng. Đặc biệt, có một số dấu hiệu phân kỳ giữa đường giá và chỉ báo RSI xuất hiện. Những tín hiệu trên đang khiến chỉ số phải đối mặt với rủi ro bước vào nhịp sụt giảm trong ngắn hạn.

Trên đồ thị, đường giá hầu như chỉ dao động đi ngang trong vùng kẹp giữa đường SMA20 và cận dưới của dải BB. Tuy nhiên, áp lực chốt lời tăng dần, kèm theo sự hướng xuống của chỉ báo PSAR đang khiến cho sức nặng của vùng kháng cự phía trên đường SMA20 mạnh dần lên.

Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 22/07/2016, chỉ số VN-Index sẽ thử thách vùng 650 – 655 điểm và nếu chỉ số VN-Index xuyên thủng vùng hỗ trợ này thì nhiều khả năng xu hướng giảm ngắn hạn sẽ được xác lập. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức 50% danh mục và hạn chế bán tháo ở các nhịp giảm mạnh, vị thế nắm giữ nên ưu tiên nhóm cổ phiếu có báo cáo kết quả kinh doanh quý II tốt.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 21/07/2016:

Ba chỉ số đồng thuận điều chỉnh trong 3 phiên liên tiếp. VNM bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ tháng 9/2009 mặc dù liên tục có những thông tin hỗ trợ.

• Các mã ngân hàng biến động trái chiều hôm nay với VCB tăng trong khi đó CTG& BID đóng cửa tại tham chiếu. ACB & EIB giảm trong khi đó STB và MBB tăng nhẹ.

Vụ việc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam diễn ra gần đây đã thu hút được sự quan tâm nhất định từ các đơn vị truyền thông và ngành ngân hàng một lần nữa lại là tâm điểm với các vấn đề được quan tâm thảo luận như liệu các ngân hàng “có giá 0 đồng” mà NHNN đã mua lại sẽ hoạt động như thế nào và câu hỏi tương tự đối với một số ngân hàng tư nhân yếu kém khác. Điều này có thể phần nào lý giải tâm lý kém lạc quand đối với cổ phiếu ngành ngân hàng trong thời gian gần đây. Mặc dù các ngân hàng công bố KQKD 6 tháng đầu năm đến nay đều cho thấy kết quả khả quan.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã công bố BCTC chưa soát xét với LNTT 6 tháng đầu năm đạt 303 tỷ đồng, tăng 6,85% so với cùng kỳ.

• Các mã tài chính phi ngân hàng cũng biến động trái chiều với BVH giảm dù PVI tăng nhẹ. Cổ phiếu chứng khoán giảm mạnh với HCM; SSI và VND giảm.

KQKD 6 tháng đầu năm – SSI (Khả quan) công bố KQKD 6 tháng đầu năm công ty mẹ với LNTT công ty mẹ giảm 26% so với cùng kỳ do không còn lợi nhuận không thường xuyên như cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng chung là khả quan.

• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều và giảm với VNM giảm nhẹ. KDC cũng giảm trong khi đó MSN tăng. FPT đóng cửa tại tham chiếu; MWG và PNJ giảm.

KQKD 6 tháng đầu năm – KDC (Nắm giữ) công bố doanh thu 6 tháng đầu năm là 984 tỷ đồng (so với 2.174 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2015) và LNST là 161 tỷ đồng (so với 5.062 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái). Kết quả này phản ánh việc công ty đã thoái phần lớn vốn khỏi ngành kinh doanh chủ chốt trong năm ngoái.

Vinamilk (VNM – MUA VÀO) có kế hoạch trả cổ tức tiền mặt 40%, tương đương 4.000đ/cp và cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 5:1 cho năm 2016. Ngày đăng ký nhận cổ tức cuối cùng sẽ là ngày 22/8/2016. VNM sẽ chi khoảng 4.800 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt. Nguồn tài trợ cho phát hành cổ phiếu thưởng sẽ từ Quỹ đầu tư và phát triển. Giá cổ phiếu đã tăng lên mức cao 160.000đ/cp trước khi giảm trở lại sau đó. KLGD đạt cao hơn bình thường trong 3 phiên vừa qua.

MWG (Khả quan) cho biết công ty đặt kế hoạch đạt 30% thị phần bán lẻ điện máy trong năm 2017. Công ty gần đây đã hoàn thành mở rộng chuỗi siêu thị Điện Máy Xanh trên 63/63 tỉnh thành cả nước. Công ty là nhà bán lẻ điện máy đầu tiên tại Việt Nam có điểm bán hàng trên cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2016, MWG đã mở thêm 33 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng lên 119 cửa hàng.

Trong năm nay, công ty có kế hoạch giới thiệu mô hình cửa hàng nhỏ hơn “Điện máy Xanh mini”. Trong giai đoạn 2016-2017, MWG đặt kế hoạch đạt 135 cửa hàng và 270 cửa hàng mini, nâng tổng số cửa hàng trên cả nước lên 400 cửa hàng.

• Cổ phiếu dầu khí có một ngày giao dịch tốt hơn với GAS và PVD đều tăng. PVS cũng tăng trong khi PXS đóng phiên tại tham chiếu.

KQKD 6 tháng đầu năm – GAS (Nắm giữ) công bố ước tính doanh thu 6 tháng đầu năm chỉ đạt 29.693 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ trong khi đó ước tính LNST là 3.005 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ, theo đó hoàn thành 43% kế hoạch cả năm.

• Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với HPG tăng nhẹ dù HSG giảm sàn. NKG tăng. PAC là một cổ phiếu khác cũng giảm sàn hôm nay trong khi BMP tăng. CSM giảm trong khi đó DRC đóng cửa tại tham chiếu. DQC cũng đóng phiên tại tham chiếu trong khi RAL tăng nhẹ. HHS giảm và TMT cũng vậy. STK tăng dù TCM giảm. LIX tăng trần.

KQKD 9 tháng đầu năm – HSG (Khả quan) công bố KQKD 9 tháng đầu năm công ty mẹ với doanh thu đạt 20.852 tỷ đồng, giảm 12,4% so với cùng kỳ và LNST đạt 821 tỷ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ. HSG đóng cửa giảm sàn, biến động của cổ phiếu nhiều khả năng không liên quan đến KQKD do công ty công bố KQKD đạt khá (con số hợp nhất quan trọng hơn nhiều). Cổ phiếu giảm mạnh vào cuối thời gian giao dịch và có thể hoàn toàn do yếu tố kỹ thuật.

Theo Tổng Cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2016,Trung Quốc đã xuất khẩu sang Việt Nam 5,63 triệu (tăng 44,9% so với cùng kỳ) tấn thép và quặng sắt trị giá 2,1 tỷ USD (tăng 7,0% so với cùng kỳ). Nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 58,3% tổng kim ngạch nhập khẩu thép về sản lượng và 55,2% về giá trị. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chính sách thuế bảo vệ mà chính phủ áp dụng với hình thức ban đầu là thuế tự vệ tạm thời trong 200 ngày và gần đây hơn là thuế tự vệ chính thức với thời gian dài hơn. Sản lượng nhập khẩu lớn với giá rất thấp rõ ràng cho thấy cần phải có sự can thiệp cơ quan chức năng.

• Cổ phiếu BĐS cũng biến động trái chiều với VIC & NLG tăng. BCI & KDH đóng cửa tại tham chiếu. Trong khi đó DXG, DIG & SJS giảm. KBC và CII đều giảm. CDT tăng vọt trong khi HBC giảm

KQKD 6 tháng đầu năm – CTD (Nắm giữ) công bố doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 8.145 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ và LNST đạt 595 tỷ đồng, tăng 177% so với cùng kỳ. Kết quả đạt được rất khả quan nhưng đã được dự báo từ trước.

VIC (Khả quan) công bố kết luận tóm lược về vấn đề của TTF. Diễn đạt một cách khác từ phát biểu của VIC như sau VIC – thông qua Tân Liên Phát, hiện nắm giữ 72 triệu cp TTF, tương đương 49,9% cổ phần của công ty này. Tân Liên Phát cũng sở hữu 1.200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi do TTF phát hành. Tân Liên Phát đã yêu cầu kiểm toán độc lập xác minh BCTC của TTF và xác định phạm vi và tác động của sai lệch trong số liệu tài chính phát hiện trước đó. Dựa trên kết quả từ phía kiểm toán, VIC sẽ đưa ra những hành động phù hợp và có thông báo chính thức khi kết quả cuối cùng được làm rõ.

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) báo cáo số lượng các dự án chung cư cao cấp được cấp phép tại TPHCM trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng 16% so với cùng kỳ nâng số lượng dự án lên 34 dự án với hơn 14.900 căn hộ. Trong khi đó, số lượng căn hộ có giá vừa phải đã giảm 18,9% so với cùng kỳ. Xu hướng chuyển sang phân khúc trung đến cao cấp được phản ánh khá rõ ràng và cũng thể hiện ở các doanh nghiệp phát triển BĐS. Chẳng hạn sự chuyển hướng tập trung theo xu hướng này của DXG (Khả quan) là một ví dụ.

Sự chuyển hướng này cũng phần nào phản ánh (1) nhu cầu mua căn hộ cho thuê thay vì để ở bằng tiền vay ngân hàng tăng lên; (2) tỷ suất lợi nhuận cao hơn (20-25%) cho chủ đầu tư BĐS đối với phân khúc trung đến cao cấp so với tỷ suất lợi nhuận 12-16% đối với nhà ở xã hội và chung cư giá rẻ (3) hoàn thành giải ngân gói 30 nghìn tỷ hỗ trợ nhà ở xã hội. Dĩ nhiên xu hướng này cũng bao gồm rủi ro và có thể phần nào giả thích động thái của NHNN về kiểm soát tăng trưởng cho vay liên quan đến BĐS bằng cách tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay liên quan đến BĐS (lên 250%) từ năm sau.

• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản nhìn chung giảm với GTN; PAN; SBT; HAG & HNG giảm. VFG & VHC đóng cửa tăng trong khi đó BHS đóng cửa tại tham chiếu.

• Cổ phiếu dược phẩm tăng với DHG tăng trong khi TRA đóng cửa tại tham chiếu và DMC giảm.

• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích nhìn chung tăng với NT2&PPC tăng trong khi đó REE đóng cửa tại tham chiếu.

Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE-HSX) đã đăng ký mua 3.580.000 cp của Công ty Cổ phần Phát triển điện Nông thôn Trà Vinh (DTV-Upcom), tương đương 68% cổ phần công ty từ ngày 22/7 đến ngày 19/8/2016 thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Hiện tại, REE không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu DTV. Nếu giao dịch thành công, REE sẽ nắm giữ 68% cổ phiếu đang lưu hành của DTV và trở thành cổ đông chính của công ty này.

Từ ngày 25/5 đến ngày 24/6/2016, SCIC đã thoái gần 3,5 triệu cổ phiếu DTV, tương đương 66,2% vốn điều lệ của DTV. Sau đó, giá trị trường của cổ phiếu này tăng vọt, tăng trần mỗi ngày từ 1.700đ/cp vào ngày 29/6/2016 lên 10.000đ/cp vào ngày hôm qua, tăng 494%

NT2 sẽ tạm ứng cổ tức tiền mặt đợt 1 năm 2016, là 15% mệnh giá tương đương 1.500đ/cp. Ngày đăng ký cuối cùng sẽ là ngày 15/8/2016. NT2 sẽ trả cổ tức đợt hai là 5% mệnh giá.

Trên HSX, khối ngoại bán ròng hơn 73 tỷ đồng. HPG dẫn đầu về giá trị mua ròng, tương ứng hơn 28 tỷ đồng. Theo sau đó là SSI, được khối ngoại mua ròng 15,8 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM bị bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 138 tỷ đồng, theo sau đó là PDR, tương ứng hơn 12,8 tỷ đồng. Trên HNX, khối ngoại mua ròng hơn 46,3 tỷ đồng. VHL dẫn đầu về giá trị mua ròng, tương ứng hơn 27 tỷ đồng. VND cũng được mua ròng tích cực với hơn 6 tỷ đồng. Chiều ngược lại, khối ngoại không tập trung bán ròng mã nào.

3. Thông tin Doanh nghiệp:

VNM: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM: HOSE)

Tin cập nhật: Hôm qua, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước đã thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại CTCP Sữa Việt Nam (mã VNM) từ 49% lên 100%. Chuyên viên ước tính VNM sẽ chính thức tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong vài ngày tới. Mặc dù thông tin này đã được dự báo trước và cũng chính là yếu tố tích cực giúp cổ phiếu tăng giá gần đây, việc VNM công bố chính thức đã giúp nhà đầu tư yên tâm hơn. Khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VNM chính thức được nâng lên, và giả định rằng Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ giữ nguyên tỷ lệ sở hữu hiện tại là 45,06%, và các cổ đông tổ chức nước ngoài khác cũng không đổi tỷ lệ sở hữu, tỷ lệ free float sẽ tăng tối thiểu 6%, hay nói các khác các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua ít nhất 72 triệu cổ phiếu.

Tác động: Một trong nhữn tác động lớn nhất khi tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài là khả năng VNM sẽ có thể được thêm vào danh mục quỹ ETF. Trong khi từ trước tới nay VNM luôn thỏa mãn điều kiện về vốn hóa và thanh khoản, công ty vẫn không đáp ứng đủ tỷ lệ free float của các chỉ số ETF trong quá khứ khiến cổ phiếu không thể nằm trong danh mục của các chỉ số này. Khi room cho nhà đầu tư nước ngoài được nâng lên và tỷ lệ free float tăng, VNM sẽ đáp ứng được yêu cầu về free float và khả năng được đưa vào danh mục quỹ ETF là khá cao.

Chuyên viên dự báo kết quả đợt rà soát danh mục ETF sắp tới (vào cuối tháng 8/2016)

Vietnam Vectors ETF (VanEck): Chuyên viên cho rằng quỹ Vietnam Market Vectors Index sẽ thêm VNM vào danh mục với tỷ trọng cao nhất là 8%. Quỹ này sẽ mua ròng 4,1 triệu cổ phiếu VNM.

Quan điểm của Chuyên viên: Cho đến khi KQKD quý 2/2016 công bố chính thức, Chuyên viên vẫn giữ nguyên ước tính hiện tại. Theo đó, trong năm 2016, Chuyên viên ước tính doanh thu thuần đạt 45.851 tỷ đồng (+14,1% so với năm trước) và lợi nhuận ròng đạt 9.232 tỷ đồng (+18,8% so với năm trước). Giả định của Chuyên viên dựa trên: (1) tăng trưởng doanh thu trong nước đạt 13,8% so với năm trước nhờ sản lượng tiêu thụ tăng và tăng trưởng doanh thu xuất khẩu tăng 20% so với năm trước, (2) giá bán trung bình sữa bột nguyên liệu sẽ giảm 5% so với năm trước, và (3) tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu có thể đạt 18,8% trong năm 2016. Năm 2017, Chuyên viên ước tính doanh thu thuần có thể tăng 16% so với năm 2016 đạt 53.208 tỷ đồng và lợi nhuận ròng có thể tăng 7,6% so với năm 2016 đạt 9.931 tỷ đồng với giả thiết giá bán sữa bột nguyên liệu tăng (10% so với năm 2016).

Ở mức giá hiện tại là 157.000 đồng/cp, VNM đang giao dịch tại ước tính PE 2016 và 2017 là 22,7x và 21,0x, không hấp dẫn lắm so với ước tính PE thị trường năm 2016 là ~15,1x. Về cơ bản, mặc dù Chuyên viên có quan điểm tích cực về triển vọng dài hạn của VNM là công ty sữa đầu ngành tại Việt Nam, Chuyên viên cho rằng tỷ suất lợi nhuận sẽ đạt đỉnh vào năm 2016 và ước tính giảm vào năm 2017.

Mặc dù vậy, theo quan điểm của Chuyên viên khả năng cao VNM sẽ vào danh mục của hai quỹ ETF là yếu tố tích cực giúp giá cổ phiếu tăng trong ngắn hạn. Các quỹ theo dõi chỉ số FTSE Vietnam Index và Vietnam Market Vectors Index đều có khả năng cao sẽ mua VNM.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Chuyên viên nhận thấy khi một quỹ nước ngoài mới đầu tư vào Việt Nam, VNM là một trong những lựa chọn đầu tiên. Trong quá khứ, các quỹ này luôn luôn phải mua VNM tại mức giá cao hơn giá giao dịch trên thị trường (trả premium) do cổ phiếu này đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài. Câu hỏi đặt ra là liệu nhà đầu tư nước ngoài còn phải trả premiums cho VNM hay không khi nguồn cung cổ phiếu này cho nhà đầu tư nước ngoài tăng lên. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua ít nhất 72 triệu cổ phiếu tại mức giá giao dịch trên thị trường (không cần trả premium).

——————————–

HSG: Hoa Sen công bố LNST công ty mẹ trong 9 tháng đầu năm tăng 119,3%

LNST công ty mẹ trong 9 tháng đầu năm của HSG tăng vọt 119,3% trong khi doanh thu giảm 12,4% – Tập đoàn Hoa Sen (HSG – Khả quan) công bố kết quả 9 tháng đầu năm của Công ty mẹ với doanh thu thuần giảm 12,4% đạt 20.852 tỷ đồng và LNST tăng 119,3% đạt 821,3 tỷ đồng. Chỉ riêng trong quý 3, doanh thu thuần tăng 8,7% đạt 7.962 tỷ đồng trong khi LNST tăng mạnh 76,7% đạt 395,3 tỷ đồng. Thông thường, Chuyên viên không sử dụng KQKD công ty mẹ cho mục đích phân tích chi tiết và dự báo, vì vậy Chuyên viên sẽ chỉ tạm sử dụng kết quả này cho việc phân tích sơ bộ.

KQKD hợp nhất sẽ được công bố vào khoảng sau ngày 25/7 và khi đó Chuyên viên sẽ có bài phân tích chi tiết hơn. Chuyên viên lưu ý rằng, thông thường, doanh thu hợp nhất sẽ thấp hơn doanh thu công ty mẹ do các giao dịch nội bộ sẽ được loại trừ. Trong khi đó LNST hợp nhất thông thường sẽ cao hơn so với LNST công ty mẹ do tỷ suất lợi nhuận của hợp nhất thường cao hơn.

Doanh thu giảm so với cùng kì năm trước do giá bán bình quân giảm mặc dù sản lượng tiêu thụ khá tốt – Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Chuyên viên thấy rằng, trong 9 tháng đầu năm nay, công ty đã tiệu thụ được 622.719 tấn tôn, (tăng 8,7%) và 175.988 tấn ống thép, (tăng 33,8%). Sản lượng tiệu thụ ống nhựa cũng rất tốt với mức tăng trưởng ấn tượng là 52,4%. Nhờ những thành quả này, hiện nay, HSG đang đứng thứ 3 trong ngành sản xuất ống nhựa dựa trên mức sản lượng tiêu thụ, chỉ sau NTP và BMP.

LNST tăng mạnh chủ yếu do tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện – Trong 9 tháng đầu năm nay, Chuyên viên ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp hợp nhất có thể đạt khoảng 24% (cùng kỳ là 13,4%). Như Chuyên viên đã đề cập trong báo cáo trước, công ty được hưởng lợi nhờ tích cực tích trữ hàng tồn kho nguyên liệu vào khoảng tháng 1 khi giá nguyên liệu ở mức thấp nhất. Trong 9 tháng đầu năm nay, tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty mẹ tăng lên 10,8% so với 6,23% trong cùng kỳ năm ngoái. Điều này chủ yếu là do hàng tồn kho giá rẻ, công suất hoạt động tăng và giá bán bình quân cao hơn trong quý 3 năm nay.

Trong đó, hàng tồn kho giá rẻ là động lực chính giúp KQKD tăng mạnh do công ty đã tăng hàng tồn kho nguyên liệu đủ cho 2-3 tháng sản xuất tại đúng thời điểm giá nguyên liệu ở mức thấp nhất. Sau đó, giá bán bình quân đã được điều chỉnh phù hợp với sự phục hồi của giá nguyên vật liệu đầu vào. Giá HRC (HRC là nguyên liệu chính chiếm 80-90% chi phí nguyên liệu) đã tăng từ 280 – 290 USD/tấn lên khoảng 390 USD/tấn, (tăng 39,3% so với đầu năm) và đã có lúc chạm 500 USD/tấn.

——————————–

DHG: Doanh thu phục hồi từ mức thấp của 6 tháng đầu năm 2015

CTCP Dược Hậu Giang (DHG) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm, nhìn chung phù hợp với dự báo của Chuyên viên. Chuyên viên sẽ công bố báo cáo cập nhật chi tiết hơn trong thời gian tới, nhưng giá mục tiêu của Chuyên viên có khả năng sẽ không được điều chỉnh mạnh vì KQKD này. Do đó, Chuyên viên giữ nguyên khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN.

Những điểm đáng chú ý từ KQKD quý 6 tháng đầu năm 2016:

Doanh thu thuần tăng 15,2% so với cùng kỳ, chủ yếu được dẫn dắt từ mức tăng trưởng 18,7% của các sản phẩm tự sản xuất. Tuy nhiên, Chuyên viên lưu ý rằng 6 tháng đầu năm 2015 là mức cơ sở thấp khi quý 1/2015 bị ảnh hưởng tiêu cực từ vấn đề hàng tồn kho ở mức nhà phân phối.

Tăng trưởng doanh thu thuần Quý 2/2016 thấp hơn, đạt 14.6% so với 23,4% trong quý 1/2016. Mặt khác, LNST quý 2/2016 đi ngang so với cùng kỳ do chi phí bán hàng tăng mạnh, chủ yếu do chi phí nhân công (+418% so với cùng kỳ) và chi phí quảng cáo (+52% so với cùng kỳ). Sau khi tái cơ cấu đội ngũ bán hàng năm 2015, DHG đã bắt đầu thúc đẩy hoạt động marketing cùng với việc tăng hoa hồng cho nhân viên bán hàng đạt chỉ tiêu.

Mảng phân phối có mức chênh lệch nhẹ so với dự báo của Chuyên viên. Chuyên viên đang trao đổi với công ty về vấn đề này và sẽ cung cấp thêm chi tiết trong báo cáo cập nhật sắp tới. Tuy nhiên, mảng này không có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của DHG cũng như định giá.

LNST tăng 14,5% so với cùng kỳ, khi biên LNST được củng cố bởi thuế suất thực tế giảm 5,3 điểm phần trăm trong nửa đầu năm 2016, do mức đóng góp lớn hơn của nhà máy mới.

——————————–

HT1: Khối lượng hàng bán quý 2 ấn tượng dù thiếu hỗ trợ từ cơ sở hạ tầng

Kết quả quý 2 ấn tượng với LNST tăng 64.1% , chủ yếu nhờ vào khoản lãi tỷ giá. Trong quý 2.2016, doanh thu của HT1 đạt 2.184 tỷ đồng, tăng 5,9% so cùng kì, và LNST đạt 240 tỷ đồng tăng 64,1% so với cùng kì. Tính gộp nửa đầu năm 2016, doanh thu và LNST của Hà Tiên đạt 41,1% và 43,3% với dự báo của Chuyên viên.

Có 2 yếu tố chính đằng sau sự tăng trưởng 64.1% của LNST trong quý 2/2016

Sản lượng bán xi măng trong quý 2/2016 thấp hơn dự báo của Chuyên viên nhưng Chuyên viên vẫn duy trì mức dự báo.

Khoản lãi tỷ giá là động lực thúc đẩy mức tăng LNST của HT1.

Tuy nhiên, LNST cốt lõi gây thất vọng và giảm 11,5% so với cùng kì, chủ yếu do

Biên lợi nhuận giảm vì giá vốn hàng hóa tăng do việc mua nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài.

Chi phí mua hàng và quản lý doanh nghiệp được kết chuyển vào giá vốn hàng bán theo thông tư 200.

——————————–

MWG: Kế hoạch giới thiệu mô hình Điện máy XANH mini (ĐMX mini) là một tiềm năng tăng trưởng mới

Nhân dịp kỷ niệm sự hiện diện của Điện máy XANH (ĐMX) tại 63/63 tỉnh thành của Việt Nam, ban lãnh đạo MWG đã tiết lộ kế hoạch mở 270 của hàng ĐMX mini vào năm 2017. Đây là chưa kể đến tổng số 135 cửa hàng ĐMX vào cuối năm 2016.

Sự khác biệt chính giữa ĐMX mini và ĐMX là diện tích và chủng loại sản phẩm. Trong các cửa hàng ĐMX mini, trong đó kích thước nằm trong khoảng từ 300 đến 400 m2 (so với 800-1.000 m2 của các cửa hàng ĐMX), chỉ có các sản phẩm bán chạy và phù hợp cho một khu vực cụ thể sẽ được bán, trong đó chủ yếu sẽ bao gồm TV, đồ gia dụng và một vài sản phẩm tủ lạnh và điều hòa. Lý do MWG tung ra mô hình mới này cho phân khúc thiết bị điện tử tiêu dùng là để thâm nhập sâu hơn vào khu vực nông thôn cũng như được gần hơn với người tiêu dung nhờ diện tích nhỏ hơn, qua đó, nắm bắt thị phần từ các cửa hàng nhỏ lẻ.

Chuyên viên thích động thái này vì việc mở rộng này sẽ giúp MWG tiếp tục củng cố thị phần trong phân khúc thiết bị điện tử tiêu dùng, trong đó các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn chiếm hơn 60% thị trường. MWG đặt mục tiêu thị phần đạt 30% trong thị trường điện tử tiêu dùng trong năm 2017.

Với mục tiêu nói trên, ban lãnh đạo nhắm đến mục tiêu doanh thu 25 nghìn tỷ đồng (1,1 tỷ USD) cho ĐMX trong năm 2017, cao hơn so với dự báo hiện tại của Chuyên viên 45%.

Trước khi quyết định tung ra mô hình ĐMX mini, Chuyên viên hiểu rằng MWG đã trải qua quá trình thử nghiệm trong vài tháng qua. Điều này, cùng với những thành công đã được minh chứng của ban lãnh đạo, có thể cho nhà đầu tư sự tự tin về việc thực hiện của MWG. Điều này một lần nữa chứng tỏ tư duy kinh doanh nhạy bén của MWG khi liên tục tìm cách chinh phục thị trường và qua đó, thúc đẩy tăng trưởng.

Chuyên viên sẽ xem xét lại dự báo cho MWG và sẽ phát hành báo cáo cập nhật khi kết quả kinh doanh quý 2/2016 được phát hành. Trong khi đó, Chuyên viên lặp lại khuyến nghị MUA đối với MWG. Tại mức giá hiện tại, MWG đang giao dịch ở P/E năm 2016 là 11.1 lần dựa trên dự báo của Chuyên viên.

——————————–

SSI: Kết quả hoạt động ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng lẻ thấp

SSI vừa công bố Báo cáo tài chính riêng lẻ trước soát xét quý 2/2016, báo cáo này cho cái nhìn sơ khởi về kết quả hoạt động hợp nhất sẽ được công bố trong vài tuần sắp tới. Mặc dù doanh thu tăng, cụ thể từ hoạt động môi giới và thu nhập lãi cho vay ký quỹ, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế quý 2 vẫn giảm tương ứng là 18% và 15% so với quý 2/2015; trong khi lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của 6 tháng đầu năm 2016 giảm tương ứng 26% và 24% so với cùng kỳ năm trước. Sự suy giảm của lợi nhuận chủ yếu do trong cùng kỳ 2015, SSI ghi nhận lợi nhuận từ các giao dịch bán các công ty liên kết (2016: không có giao dịch bán công ty liên kết). Sau khi loại trừ lợi nhuận từ các giao dịch này, Chuyên viên không thấy có sự thay đổi đáng kể giữa lợi nhuận cốt lõi trong 2 giai đoạn so sánh.

Như đã nêu trong báo cáo trước đây, chúng ta thấy rằng Q2/2016 là thời điểm tốt đẹp cho SSI, do thay đổi quy định cho phép công ty ghi nhận lãi chưa thực hiện từ đánh giá lại tài sản tài chính ghi nhận thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (FVTPL). Tuy nhiên, Chuyên viên không có ý kiến về kết quả hoạt động của công ty cho đến khi có kết quả hợp nhất. Trong khi chờ đợi, Chuyên viên muốn đề cập khoản phải thu 229 tỷ đồng, liên quan đến giao dịch bán cổ phiếu HNG cho một khách hàng của SSI đã diễn ra trong quý 2 năm 2015 khi giá HNG cao gấp hơn 4 lần so với giá vào thời điểm cuối quý 2/2016 (33,000đ so với 8,100đ). Mặc dù SSI đảm bảo vể việc thanh toán của khách hàng sẽ sớm được thực hiện, tuy nhiên sau 3 kỳ báo cáo, khoản phải thu này vẫn không có sự thay đổi.

——————————–

PGS: Quý II/2016, doanh thu tăng cao, lợi nhuận giảm mạnh

Công ty Cổ phần Kinh doanh khí mền Nam (PGS – HNX) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2016 với doanh thu tăng cao, nhưng lợi nhuận giảm mạnh. Cụ thể, trong quý II năm nay, PGS đạt tổng doanh thu hơn 1.272 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận gộp đạt 238,6 tỷ đồng. Kỳ này, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp, lãi vay của PGS tổng cộng hơn 207 tỷ đồng. Kết quả, quý II/2016, PGS đạt lợi nhuận sau thuế 23,1 tỷ đồng, giảm 43,34% so với quý II/2015. Theo PGS, nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận quý này giảm so với cùng kỳ năm ngoái là do Công ty đã thoái vốn toàn bộ khỏi Công ty con là CTCP CNG Việt Nam trong quý I/2016, vì vậy không còn nhận được khoản cổ tức từ Công ty này. Lũy kế 6 tháng từ đầu năm, PGS đạt tổng doanh thu 2.114 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 6 tháng năm 2015, lợi nhuận trước thuế 361 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 292,2 tỷ đồng, tăng gấp 3,56 lần 6 tháng đầu năm 2015. Như vậy, với kết quả doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6 tháng đã qua, PGS lần lượt hoàn thành 42,4% và 87,5% kế hoạch cả năm (dựa trên kịch bản giá dầu là 60 USD/thùng).

4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Xuất khẩu dệt may tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm

Tại Hội nghị tổng kết xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2016, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó chủ tịch Vitas cho hay, so với mục tiêu xuất khẩu 30-31 tỷ USD đề ra từ đầu năm, thì ngành dệt may mới hoàn thành được 41%. Doanh nghiệp dệt may trong nước đang gặp nhiều khó khăn về tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu mới. Trong tháng 6, xuất khẩu đạt 2,43 tỷ USD, tăng 14,4% so với tháng 5 nhưng chỉ tăng 0,26% so với cùng kỳ, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 12,6 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ, hoàn thành 41% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong đó, xuất khẩu dệt may đạt 10,7 tỷ USD, còn lại là xơ sợi, vải, nguyên phụ liệu.

5. Sự kiện nổi bật ngày mai (22/07/2016):

22/07/2016 HBC Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 18,887,630 CP

22/07/2016 TRA Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 9,869,083 CP

22/07/2016 HST Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 300 đồng/CP

22/07/2016 ONE Giao dịch bổ sung – 775,070 CP

22/07/2016 DMC Giao dịch bổ sung – 8,013,668 CP

22/07/2016 TV4 Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 300 đồng/CP

22/07/2016 DQC Giao dịch bổ sung – 2,901,074 CP

22/07/2016 VIP Giao dịch bổ sung – 4,477,541 CP

22/07/2016 TNC Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP

22/07/2016 BDW Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 150 đồng/CP

22/07/2016 MKT Họp ĐHCĐ bất thường năm 2016

22/07/2016 NET Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 3,000 đồng/CP

22/07/2016 HHS Họp ĐHCĐ bất thường năm 2016

6. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:

Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư 2107

Ghi chú:

– “Giá mục tiêu” và “Giá cắt lỗ” sẽ được cập nhật dựa trên diễn biến giao dịch hàng ngày của từng mã.

– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.

——————————–

Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK

Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.

Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý