1. Nhận định thị trường:
VN-Index lấy lại sắc xanh ở phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số tăng 2,05 điểm lên 807,87 điểm cùng với 167,58 triệu cổ phiếu được khớp. VN-Index đóng cửa phiên này chỉ tăng nhẹ 0,25%, mức tăng thậm chí còn hơi đuối. Tuy nhiên cổ phiếu thì tăng rất tốt. Trung bình thị trường, cứ 1 cổ phiếu giảm giá lại có 1,44 cổ phiếu tăng giá. Một số lượng khá lớn, tới gần 140 mã tăng trên 2%. Số lượng cổ phiếu kịch trần cũng lên tới 21. Tuy nhiên, các cổ phiếu vốn hóa lớn đã không còn mạnh đồng đều như trước nhưng điều đó không có nghĩa là nhóm LargeCaps đã mất đi vai trò của mình. Sau cùng, nếu kỳ vọng điểm số lên mức nào vẫn phải nhìn vào nhóm cổ phiếu lớn.
Đồ thị VN-Index phiên giao dịch ngày 18/09/2017. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nguyễn Văn Nguyên cho rằng chỉ số VN-Index có khả năng sẽ xảy ra các nhịp rung lắc, điều chỉnh trong phiên giao dịch ngày mai. Tuy nhiên, rủi ro ngắn hạn của thị trường vẫn đang ở mức thấp và chỉ số VN-Index đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra, dòng tiền ngắn hạn đang tăng dần và có xu hướng lan tỏa đều giữa các nhóm cổ phiếu. Do đó, các NĐT ngắn hạn nên hạn chế bán ra ở các nhịp điều chỉnh. Đồng thời có thể tận dụng các nhịp rung lắc của thị trường để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.
Tỷ trọng khuyến nghị: 50% cổ phiếu/50% tiền mặt.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng inbox Fanpage Đầu Tư Cổ Phiếu của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 18/09/2017:
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa mạnh, VN-Index đóng cửa trong sắc xanh nhẹ nhờ sự nâng đỡ của SAB và VNM. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp.
- Sau nhiều phiên giao dịch kém tích cực, nhóm cổ phiếu ngân hàng duy trì đà tăng trong phần lớn thời gian của phiên trước khi hạ nhiệt về cuối phiên. CTG gây chú ý khi tăng mạnh nhất đến 2,6% lên 19.150 đồng/cp. Cuối tuần qua, CTG đã công bố Nghị quyết về ngày 28/09 tới đây là ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 7%. Đáng chú ý, VCB tiếp tục giảm thêm 1,05% trước áp lực của khối ngoại khi bán ròng hơn 1,9 triệu cổ phiếu. Như vậy, VCB đã bị bán ròng 8 phiên liên tiếp với tổng khối lượng 7,8 triệu đơn vị.
- Thông tin giá thép tiếp tục tăng mạnh đã hỗ trợ cho hầu hết cổ phiếu thép giao dịch tích cực và đóng cửa trong sắc xah (HPG, HSG, TLH, POM,…). Trong đó, HPG tăng 1,8% lên 37.650 đồng/cổ phiếu – mức cao nhất từ khi niêm yết của cổ phiếu này.
- Tại nhóm cổ phiếu dầu khí, bất chấp giá dầu giảm nhẹ trở lại, đa số các mã trong ngành vẫn kết thúc phiên với mức tăng khá tốt (PVD, PVS, PVC, PVB, PXS,…), trong đó PXS tăng lên mức giá trần. Ngược lại, PLX tiếp tục giảm giá phiên thứ 3 liên tiếp trong khi GAS cũng đảo chiều sau chuỗi tăng kéo dài trước đó.
- Sau sự cố cháy nổ vào cuối tuần, cổ phiếu TCM bị bán mạnh trong ngày hôm nay và giảm còn 28.600 đồng (-6%) với khối lượng giao dịch đột biến hơn 3,3 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, 1 cổ phiếu khác trong ngành dệt may là TNG tiếp tục đà tăng ấn tượng trong khoảng 2 tuần trở lại đây, hôm nay đóng cửa tại 13.800 đồng (+4%). Mức giá này hiện đã gần chạm mức giá mục tiêu trong báo cáo hồi đầu năm của chúng tôi là 14.100 đồng (giá sau điều chỉnh). Dự tính LNST 2017 của TNG đạt 95 tỷ, tương ứng EPS là gần 2.000 đồng
Không còn hoạt động của 2 quỹ ETF, thanh khoản thị trường trở về mức bình quân trong 1 tháng trở lại đây. Tổng khối lượng giao dịch đạt 173,96 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 3.768 tỷ đồng. FLC tiếp tục dẫn đầu về thanh khoản với 11,97 triệu đơn vị, sau đó là FIT (9,2 triệu cổ phiếu), OGC (7,49 triệu cổ phiếu), SCR (5,6 triệu cổ phiếu)… Giao dịch thỏa thuận đóng góp 218,5 tỷ đồng, trong đó NVL có giá trị thỏa thuận lớn nhất đạt 71,4 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 101,6 tỷ đồng trên cả 2 sàn, trong đó hơn 85 tỷ đồng được thực hiện sàn HSX. Các cổ phiếu dẫn đầu giá trị bán ròng là: VCB (-73,4 tỷ), MSN (-27,4 tỷ), E1VFVN30 (-19,2 tỷ), KBC (- 13,1 tỷ đồng). Ngược lại, HPG, SSI và CTG được mua ròng nhiều nhất lần lượt 31,3 tỷ, 18,7 tỷ và 18 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 16,2 tỷ đồng. Giá trị bán ròng tiếp tục chủ yếu đến từ PVS hơn 19,7 tỷ đồng, trong khi không có mã nào được mua ròng hơn 1 tỷ đồng.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Doanh nghiệp dệt may muốn Chính phủ giảm thuế sợi về 0%: Dựa trên nhiều phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may. VITAS đưa ra hàng loạt kiến nghị như đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương bỏ quy định tăng mức thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester do các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu là chủ yếu và sản xuất trong nước do nhiều nguyên nhân đến nay chưa đáp ứng được, thậm chí có doanh nghiệp đã ngừng hoạt động như nhà máy xơ sợi Đình Vũ.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (19/09/2017):
19/09/2017 PAN Giao dịch bổ sung – 15,351,133 CP
19/09/2017 VIS Giao dịch bổ sung – 24,268,929 CP
19/09/2017 TNI Họp ĐHCĐ bất thường năm 2017
19/09/2017 BHN Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 1,800 đồng/CP
19/09/2017 KDH Ngày GDKHQ Phát hành thêm, tỷ lệ 10:4, giá 15.000 đồng/CP
5. Danh mục đầu tư: 
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo /
Facebook: https://www.facebook.com/dautucophieu.net/
Email: nguyen.nguyenvan@hsc.com.vn