1. Nhận định thị trường:
VN-Index tăng trở lại 6.77 điểm (tương đương 1%) lên mức 684,71 điểm, với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 94 triệu cổ phiếu.
Đồ thị VN-Index ngày 17/01/2017. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index có khả năng sẽ duy trì đà tăng và tiến tới thử thách vùng kháng cự 690-692 điểm trong phiên giao dịch ngày mai – 18/01/2016. Đồng thời, dòng tiền có thể dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu Smallcaps do nhóm cổ phiếu này đang giảm về mức hỗ trợ ngắn hạn. Ngoài ra, rủi ro thị trường vẫn đang ở mức thấp. Do đó, NĐT ngắn hạn có thể tận dụng các nhịp rung lắc của thị trường để gia tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu có thể tích lũy trong giai đoạn này là các cổ phiếu có kỳ vọng lợi nhuận tích cực trong quý IV và cả năm 2016.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 17/01/2017:
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hồi phục mạnh với thanh khoản đột biến giúp VN-Index tăng mạnh và tiến sát mốc 685 điểm.
Sau phiên đầu tuần mới điều chỉnh khá mạnh do áp lực chốt lời khi VN-Index thử thách vùng đỉnh cũ (680-685 điểm). Mặc dù thiếu vắng thông tin hỗ trợ và tâm lý bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết sắp đến gần, thị trường nhanh chóng hồi phục ngay khi bước vào phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm ngân hàng đã khởi sắc trở lại giúp VN-Index lấy lại mốc 680 điểm chỉ trong chưa đầy 30 phút giao dịch đầu tiên. Tuy nhiên, một số mã khác (VNM, GAS, HSG, KDC, MSN, PVD,…) vẫn giảm điểm khiến đà tăng của chỉ số bị kìm hãm. Phiên chiều chứng kiến sự bứt phá của các cổ phiếu ngân hàng khi thu hút dòng tiền lớn. Với động lực từ nhóm ngân hàng khi đóng góp 5,75 điểm và SAB góp hơn 2 điểm giúp VN-Index tiến sát mốc 685 trước khi kết thúc phiên hôm nay.
Sau 3 phiên điều chỉnh, các mã ngân hàng đồng loạt bứt phá mạnh mẽ sau hàng loạt thông tin tích cực. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television ngày 13/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng sớm nhất trong năm nay. NHNN mới đây đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN về Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, muộn nhất tới năm 2020, ngân hàng phải tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II với công thức tính CAR mới. Hệ số CAR sẽ giảm xuống 8%, thấp hơn mức 9% hiện tại. Cụ thể, CTG tăng trần, BID tăng mạnh 6,3% gần mức giá trần, ACB tăng 5,5%. VCB tăng 4,3%.
Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng (tham gia thí điểm) đang cao hơn mức tối thiểu theo quy định của Thông tư 36 nhưng vẫn chưa đủ đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 8% nếu áp dụng các tiêu chí của Basel II. Các phương án cải thiện CAR và khả năng thực hiện của các ngân hàng gồm có:
(1) Tăng vốn tự có thông qua tăng vốn cấp 1:
• Phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, trong đó khả năng cao là cổ đông Nhà nước sẽ từ bỏ quyền mua. Bởi lẽ Nghị quyết Quốc hội về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đã xác định không dùng ngân sách Nhà nước để cấp vốn cho các ngân hàng thương mại.
• Phát hành riêng lẻ với đối tác chiến lược khả dĩ nhất mà các ngân hàng có thể kỳ vọng là NĐT nước ngoài.
• M&A
• Cổ tức bằng cổ phiếu
• Giữ lại lợi nhuận, không trả cổ tức
• Bán cổ phiếu quỹ
(2) Tăng vốn tự có thông qua tăng vốn cấp 2 bằng hình thức phát hành trái phiếu kỳ hạn dài.
(3) Hoặc giảm tài sản có rủi ro bằng cách hạn chế tăng trưởng trưởng tín dụng, đẩy nhanh huy động đồng thời tái cơ cấu danh mục cho vay cũng như đầu tư hiện tại.
Bài toán tăng vốn rõ ràng là không hề dễ dàng. Theo như các phương án khả dĩ trên thì buộc lòng các ngân hàng phải đánh đổi giữa tăng trưởng lợi nhuận, tỷ suất sinh lời với việc gia tăng vốn, hay cổ đông có thể phải tạm chấp nhận việc không được nhận cổ tức tiền mặt trong một vài năm. Ngoài ra, trong bối cảnh nợ xấu thực chất vẫn ở mức cao thì việc tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài cũng gặp nhiều trở ngại, đặc biệt ở nhóm Ngân hàng Quốc doanh khi mà các điều kiện phát hành (như là giá, giới hạn sở hữu nước ngoài) cần có sự chấp thuận của NHNN.
Trở lại trường hợp CTG, những ngân hàng đang chạm ngưỡng sở hữu nước ngoài 30% cùng với tỷ lệ nắm giữ của nhà nước đã giảm về mức tối thiểu 65% như CTG thì 2 phương án đầu tiên là không khả thi. Do đó, nới room nếu có thì có thể được xem là một cách tạm gỡ “nút thắt” về giới hạn sở hữu cho CTG nếu ngân hàng chọn 2 phương án đầu tiên. Nên một cách trực quan, CTG đã phản ứng nhạy nhất với thông tin nới room ngày hôm nay. (VDSC)
SAB đã tăng mạnh trước thông tin công ty thành viên – CTCP Bia Sài Gòn Bạc Liêu (SBL) sẽ niêm yết trên UPCom ngày 23/01/2017. Số lượng cổ phiếu giao dịch là 12.012.000 cổ phiếu với mức giá tham chiếu cho ngày giao dịch đầu tiên là 17.000 đồng/cp. Như đã đề cập trong NKCV ngày 27/12/2016, SBL là công ty liên doanh liên kết thuộc SAB (SAB sở hữu 20%). So sánh với các công ty của SAB có kế hoạch niêm yết trong thời gian gần đây, chúng tôi đánh giá cao SBL nhờ hoạt động kinh doanh vượt trội so với các công ty bia còn lại khi có biên gộp cao đi cùng với việc kiểm soát ổn định các chi phí. Dòng sản phẩm tập trung của công ty thuộc phân khúc cấp cao và cấp trung (Mash up, Saigon Special, Saigon Export). Đây là những dòng sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng tốt khi xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam đang chuyển sang sử dụng các sản phẩm bia ở phân khúc cao hơn.
Hạ nhiệt về cuối phiên hôm qua, nhóm cổ phiếu phân bón tiếp tục giảm mạnh, trong đó DCM (-5,8%), BFC(-3%), DPM (-2,3%), thậm chí LAS giảm sàn. Nhóm cổ phiếu thép có phiên giao dịch kém tích cực thứ tư liên tiếp. Kể từ phiên 12/01, hai cổ phiếu đầu ngành (HPG và HSG) đều giảm 4,5%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, tình trạng giảm sàn với dư bán sàn lớn của CDO vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cổ phiếu này đã có phiên giảm sàn thứ 30 liên tiếp, với lượng dư bán giá sàn hơn 4 triệu cổ phiếu.
Một số cổ phiếu sàn Upcom đáng chú ý như: VSN tăng trần sau khi giảm liên tục hơn 52% so với giá cao nhất lúc chào sàn; FOX và DBD tăng trần liên tiếp kể từ lúc chào sàn.
Trái với những diễn biến tích cực của thị trường, khối ngoại đã quay trở lại bán ròng hơn 2,56 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng đạt hơn 28 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, họ bán ròng gần 27 tỷ đồng, trong đó HPG bị bán ròng tới hơn 40 tỷ đồng. Tiếp đó, KBC (-21 tỷ đồng), VIC (-17,7 tỷ đồng ) và HSG (-17,4 tỷ đồng). Trong khi đó, SBT vươn lên dẫn đầu giá trị mua ròng, đạt hơn 24 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VNM tiếp tục được mua ròng gần 24 tỷ đồng. Đây cũng là phiên thứ 11 liên tiếp, VNM được khối ngoại mua ròng, với giá trị tổng cộng đạt trên 293 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại cũng bán ròng trở lại hơn 1,1 tỷ đồng sau 2 phiên mua ròng liên tiếp. LAS bị bán ròng hơn 2,3 tỷ đồng. Ngoài ra không có mã nào có giá trị mua/bán ròng trên 1 tỷ đồng. Trong khi đó, không có cổ phiếu nào trên HNX được khối ngoại mua ròng hơn 1 tỷ đồng.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Ngân hàng sẽ được nới “room” sớm nhất trong năm nay, thông điệp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television ngày 13/1. Cụ thể, mặc dù không đưa ra tỷ lệ sở hữu mới, nhưng thủ tướng cho biết sẽ nâng tỷ lệ sở hữu và mở rộng cánh cửa vào thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai gần. Động thái trên được đánh giá là một bước tiến quan trọng, góp phần thu hút thêm đầu tư, củng cố hệ thống tài chính, vốn đang ở trạng thái yếu kém do sự gia tăng nợ xấu tại các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Thủ tướng cho biết chính phủ có thể bán toàn bộ cổ phần tại các ngân hàng đang gặp khó khăn nếu có nhà đầu tư nước ngoài nào tỏ ý quan tâm. Trong đó, Thủ tướng đã đề cập đến trường hợp của OceanBank. Ngân hàng Nhà nước mua lại OceanBank vào năm 2015 nhưng ngân hàng này vẫn tiếp tục hoạt động yếu kém.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (18/01/2016):
18/01/2017 POT Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 900 đồng/CP
18/01/2017 AMD Phát hành thêm, tỷ lệ 4:1, giá 10.000 đồng/CP
18/01/2017 KPF Giao dịch bổ sung – 1,560,000 CP
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– PLX: Cổ phiếu Petrolimex đang giao dịch trên thị trường tự do, giá được cập nhật hàng ngày trên thị trường OTC.
– VJC: Cổ phiếu VietJet Air đang giao dịch trên thị trường tự do, giá được cập nhật hàng ngày trên thị trường OTC.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com