1. Nhận định thị trường:
VN-Index tiếp tục xu hướng tăng lên mức 687,16 điểm, tăng thêm 6,09 điểm (tương đương 0,89%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 96 triệu cổ phiếu.
Đồ thị VN-Index ngày 11/01/2017. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index có khả năng sẽ tiếp tục tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự mạnh tại 690-692 điểm trong phiên giao dịch ngày mai – 12/01/2017. Đồng thời, nguồn cung chốt lời ngắn hạn có thể sẽ gia tăng tạo ra áp lực điều chỉnh cho thị trường. Do vậy, nhiều khả năng chỉ số sẽ chạm được mốc 690 điểm trước khi xuất hiện những pha điều chỉnh rõ ràng hơn. Tuy nhiên, Nhật Cường đánh giá mức rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển giữa các nhóm cổ phiếu. Do đó, NĐT ngắn hạn có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh của thị trường để gia tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu ở nhóm cổ phiếu đang hút dòng tiền hoặc có thể xem xét lướt sóng bán cao – mua thấp để tối đa hóa lợi nhuận.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 11/01/2017:
SAB và các cổ phiếu ngân hàng hồi phục giúp VN-Index chinh phục mốc 685 điểm. Cổ phiếu cao su tăng đồng loạt khi giá cao su lên mức cao nhất trong 3 năm gần nhất do lũ lụt ảnh hưởng đến khu vực sản xuất cao su trọng điểm tại Thái Lan.
- Các mã ngân hàng tăng dẫn đầu là VCB; BID & CTG tăng. MBB; ACB và STB đều tăng trong khi EIB đóng cửa tại tham chiếu.
Tin niêm yết – Maritime bank sẽ niêm yết trên sàn UpCoM vào ngày 20/1. Một NHTMCP quy mô trung bình khác, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam hay Maritime Bank sẽ niêm yết 1,17 tỷ cổ phiếu trên sàn UpCoM vào ngày 20/1. Giá tham chiếu phiếu chào sàn vẫn chưa được công bố nhưng lưu ý rằng cổ phiếu Ngân hàng đã giao dịch trên OTC với giá khoảng 3.000đ/cp trong những tuần gần đây.
Ngân hàng có dư nợ cho vay khách hàng nhỏ so với quy mô tài sản – Maritime bank có dư nợ cho vay khách hàng nhỏ bất thường so với quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Cho vay khách hàng năm 2015 của Ngân hàng chỉ là 28 nghìn tỷ đồng, trong khi đó tổng tài sản là 104,3 nghìn tỷ đồng. Vốn điều lệ của Ngân hàng là 11,75 nghìn tỷ đồng. Một số hợp phần quan trọng khác trên bảng cân đối của Ngân hàng trong năm 2015 là tiền gửi và cho vay liên ngân hàng, đạt 11,4 nghìn tỷ đồng và chứng khoán đầu tư là 48,9 nghìn tỷ đồng, trong đó khoảng 10 nghìn tỷ đồng là trái phiếu VAMC. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2015 là 3,4%, tuy vậy nếu tính cả số dư trái phiếu VAMC, tỷ lệ nợ xấu gộp sẽ là 38,94%.
Tỏ ra thận trọng – Trên thị trường đã xuất hiện nhiều đồn đoán về tình trạng hiện tại của bảng cân đối kế toán của Ngân hàng sau khi rất nhiều tin tức liên quan đến Ngân hàng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông trong năm ngoái. Thời điểm niêm yết là khá thú vị khi Ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu. Do đó, NĐT nên giữ quan điểm thận trọng đối với cổ phiếu này.
- Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều và giảm với BVH tăng trong khi PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán HCM; SSI và VND giảm.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều và tăng với VNM; KDC và QNS tăng dù MSN & MCH đều giảm. SAB tăng. BHN tạm ngừng giao dịch hôm nay do sẽ sớm niêm yết trên HSX. Trong khi đó FPT tăng; MWG cũng tăng dù PNJ giảm.
- Cổ phiếu dầu khí tăng dẫn đầu là GAS; PVD; PXS và PVS.
- Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều và tăng với HPG; HSG và NLG tăng. BMP; CSM; DQC; DRC; EVE; PAC; RAL; TCM và TMT cũng tăng trong khi AAA; DRC và HHS đều giảm.
- Cổ phiếu BĐS và xây dựng nhìn chung tăng với VIC; NVL; BCI; CII; CTD; CTI; HBC; KBC; KDH; NLG; SJS và PC1 tăng. Trong khi DXG và TDH giảm.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và giảm với HAG; BFC; DPM; PAN và VHC giảm trong khi HNG & VFG tăng. BHS & SBT đóng cửa tại tham chiếu.
Diễn biến tăng giá của cổ phiếu cao su trong những phiên gần đây có sự hỗ trợ không nhỏ đến từ tình hình giá cao su thiên nhiên thế giới. Trận lụt lịch sử vừa qua ở miền nam Thái Lan đã gây ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng cao su thiên nhiên được khai thác ở nước này khi mà quý 1 đang là giai đoạn cao điểm để cạo mủ cao su. Nguồn cung cao su trên thế giới đã bị tác động khá tiêu cực khi mà sản lượng cao su thiên nhiên của Thái Lan hiện đang đóng góp khoảng 35% toàn thế giới. Kể từ ngày thảm họa thiên nhiên diễn ra tại Thái Lan, giá cao su đã tăng tổng cộng gần 8%. Đà tăng giá cao su đã hỗ trợ khá tốt đến giá các cổ phiếu cao su trong nước như DPR (+2,9%), PHR (+5,9%) và HNG (+2,7%).
Tin cổ phiếu – Thay đổi nhân sự tại SBT – Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT – Kém khả quan) đã thông báo miễn nhiệm chức vụ Phó TGĐ đối với ông Nguyễn Văn Đệ vào ngày 9/1/2017. Đồng thời bổ nhiệm bà Đặng Huỳnh Ức My – thành viên HĐQT – làm đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Tư nhân Đầu tư TSU từ ngày 9/1/2017 thay ông Nguyễn Văn Đệ. TSU Investment Pte. Ltd được thành lập tại Singapore vào năm 2015 với tổng vốn đầu tư là 12 triệu USD. SBT cũng đã chấm dứt hoạt động của Thành Thành Công Gia Lai tại Singapore và sáp nhập vào TSU vào tháng 9/2016.
Công ty vẫn chưa xác nhận thông tin sáp nhập với BHS – Cho đến nay SBT vẫn chưa chính thức thông báo về khả năng sáp nhập với BHS. Tuy nhiên tại ĐHCĐTN tổ chức vào tháng 11/2016, công ty nhấn mạnh chiến lược trong tương lai là mở rộng diện tích trồng mía và quy mô hoạt động kinh doanh chủ yếu qua hoạt động M&A. Trên thực tế, thị trường đã có rất nhiều tin đồn về khả năng sáp nhập giữa SBT & BHS. Gần đây công ty mẹ BHS đã bán toàn bộ 5.009.575 cổ phiếu SBT. Điều này có thể được coi là một bước chuẩn bị cho quá trình sáp nhập. Ở một dấu hiệu rõ ràng hơn, chúng tôi thấy vào tháng 11 năm 2016, bà Trần Quế Trang (thành viên HĐQT kiêm TGĐ của BHS) được bổ nhiệm làm Phó TGĐ của SBT.
Như vậy mặc dù cả BHS và SBT không chính thức công bố, thì những hành động gần đây cho thấy có khả năng diễn ra việc sáp nhập giữa 2 công ty này.
Đối với SBT, cho năm tài chính 2016/2017, dự báo LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 5,9% – dự báo LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 5,9% đạt 311 tỷ đồng, EPS dự phóng là 1.149đ/cp (sau khi trừ Quỹ khen thưởng phúc lợi). Cổ phiếu hiện có P/E dự phóng là 21,7 lần.
Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá Kém khả quan. Tại giá đóng cửa hôm nay, cổ phiếu SBT có P/E dự phóng là 21,7 lần, không hề rẻ. Triển vọng tăng trưởng ở mức vừa phải và sẽ không phải là động lực cho giá cổ phiếu tăng. Tuy vậy, có một số động lực tăng giá trong trung hạn bao gồm (1) khả năng M&A; (2) kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía cũng như tăng cường đầu tư cho cơ giới hóa để cải thiện năng suất trồng mía và (3) chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, về mặt định giá, trong ngành mía đường ưa chuộng BHS hơn.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với DMC & DHG tăng trong khi IMP & TRA đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistics và vận tải nhìn chung tăng với NT2 & PPC tăng trong khi VSH giảm. GMD tăng. NCT & VSC cũng tăng. ACV & HVN đều tăng. VNS tăng.
Tin cổ phiếu – Vietnam Airlines đặt KHKD năm 2017 với LNTT giảm 52% so với năm 2016. Vietnam Airlines (HVN), gần đây đã niêm yết cổ phiếu trên sàn UpCOM đặt kế hoạch LNTT năm 2017 là 1,186 nghìn tỷ đồng (giảm 52% so với năm 2016). Gần đây, công ty cũng ước đạt LNTT năm 2016 là 2,5 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 138%). Nguyên nhân chính dẫn đến kế hoạch lợi nhuận thấp hơn nhiều cho năm 2017 là do công ty dự báo giá nhiên liệu sẽ tăng mạnh trong năm 2017.
Kế hoạch tăng trưởng số lượng hành khách khiêm tốn – Công ty ước tính trong năm 2017 lượng hành khách đạt 21,7 triệu khách tăng nhẹ 5,3% so với ước tính lượng hành khách trong năm 2016 là 20,6 triệu (tăng trưởng 18,7%).
Cổ phiếu đã được niêm yết trên UpCoM gần đây và đóng cửa hôm nay với giá 43.500đ/cp. Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu HVN là 34.079đ/cp và định giá P/E dự phóng là 18,84 lần. Cổ phiếu có vẻ đắt so với các mã cùng ngành và cũng không ưu chuộng cổ phiếu trong ngành này vào thời điểm hiện tại khi mà giá nhiên liệu có tác động lớn đến lợi nhuận ở đây. (Nguồn: HSC)
Khối ngoại đã mua ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX với khối lượng mua ròng hơn 1 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 44 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, họ quay trở lại mua ròng hơn 41,3 tỷ đồng. Họ vẫn mua ròng mạnh nhất mã VNM (+20 tỷ đồng), SAB (+17,8 tỷ đồng), CTG (+15,9 tỷ đồng) và VFG (+11,3 tỷ đồng). Điểm đáng chú ý trong giao dịch của khối ngoại là họ tiếp tục mua ròng 494 nghìn cổ phiếu CDO (2,7 tỷ đồng). Trong khi đó, VCB bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 12,2 tỷ đồng. CII (-11,8 tỷ đồng), ba mã HSG, NT2 và DXG đều bị bán ròng hơn 5 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 2,9 tỷ đồng hôm nay, phiên mua ròng thứ 8 liên tiếp. TFC và SIC chia sẻ hai vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng đạt hơn 1,8 tỷ đồng và 1,3 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VE1 bị bán ròng mạnh nhất, hơn 1,1 tỷ đồng, đây cũng là cổ phiếu duy nhất trên HNX có giá trị bán ròng của khối ngoại hơn 1 tỷ đồng.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc trong năm 2017: Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi lên 2,7% trong năm 2017 từ mức tăng trưởng thấp 2,3% của năm 2016 do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính toàn cầu. Kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc nhẹ khi giá dầu và giá hàng hóa phục hồi giảm bớt áp lực lên các nhà xuất khẩu hàng hóa tại các thị trường mới nổi và Brazil và Nga sẽ phục hồi trở lại sau thời gian suy thoái.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (12/01/2017):
12/01/2017 SMN Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
12/01/2017 TCH Giao dịch bổ sung – 32,999,442 CP
12/01/2017 TVG Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– PLX: Cổ phiếu Petrolimex đang giao dịch trên thị trường tự do, giá được cập nhật hàng ngày trên thị trường OTC.
– VJC: Cổ phiếu VietJet Air đang giao dịch trên thị trường tự do, giá được cập nhật hàng ngày trên thị trường OTC.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com