1. Nhận định thị trường:
VN-Index kết thúc chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp, chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ với mức giảm 2,67 xuống 603,85 điểm cùng với 105,33 triệu cổ phiếu được khớp.

Đồ thị VN-Index ngày 09/05/2016. Nguồn: Amibroker
Nến đỏ có biên độ dao động khá rộng, kéo dài tính từ mức đỉnh 612,97 điểm cho đến đóng cửa ở mức thấp nhất là 603,85 điểm kèm theo thanh khoản tiếp tục sụt giảm cho thấy lực cầu tham gia thị trường có dấu hiện suy yếu dần đồng thời cũng gợi mở ra rằng NĐT đang chốt lời hoặc bán mạnh hơn sau khi chạm đỉnh. Những dòng tiền bán ra kiểu này sẽ rất khó quay lại với thị trường trong ngắn hạn nếu như mức độ điều chỉnh chưa thuyết phục. Các chỉ báo kỹ thuật cảnh báo đà tăng của đường giá đang bị chững lại khi MACD histogram mọc thấp hơn về đường 0, đường %K cắt xuống dưới đường %D.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 10/05/2016, chỉ số VN-Index khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh và hướng về mức hỗ trợ 590 điểm. Đồng thời, Nhật Cường tiếp tục đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao và thị trường chưa có động lực để duy trì đà tăng ngắn hạn. Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư vẫn theo xu hướng bi quan trong ngắn hạn.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 588.72 điểm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục đứng ngoài thị trường và ưu tiên chiến lược hạ tỷ trọng cổ phiếu trong các nhịp hồi phục.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 09/05/2016:
VN-Index đã mở cửa rất khởi sắc với VNM là nhân tố hỗ trợ sau khi công ty này công bố tài liệu Đại hội cổ đông thường niên với nhiều thông tin tích cực. Tuy nhiên áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã đưa VN-Index có phiên giảm 0,44% sau 4 phiên tăng liên tiếp. Giá trị giao dịch tăng đến từ 1.120 tỉ đồng giao dịch thỏa thuận trong đó TTF có giá trị giao dịch thỏa thuận lên đến 781 tỉ đồng. Độ rộng thị trường thu hẹp. Mức độ tham gia của khối nhà đầu tư nước ngoài ở mức khá và khối này bán ròng gần 105 tỉ đồng trên cả hai sàn (khối ngoại bán thỏa thuận gần 236 tỉ cổ phiếu VIC). VNM ETF discount -0,04%, FTSE ETF discount -0,20%.
• Các mã ngân hàng chẳng hạn như VCB & BID giảm trước áp lực chốt lời sau khi tăng gần đây. CTG và STB đóng cửa tại tham chiếu trong khi EIB & ACB tăng.
• BVH giảm khá mạnh. PVI cũng giảm. SSI và HCM giảm trong khi VND đóng cửa tại tham chiếu. MSN và KDC cũng giảm.
• Các mã dầu khí biến động trái chiều với GAS tăng trong khi PVD giảm. PVS cũng tăng. Giá dầu trên hợp đồng tương lai đã tăng nhẹ hôm nay.
• Các mã BĐS điều chỉnh, dẫn đầu là VIC; NLG và BCI. SJS tăng. CII và KBC đóng cửa tại tham chiếu. CTD tăng trong khi HBC giảm.
• Các mã ngành sản xuất giảm, dẫn đầu là HSG giảm mạnh. HPG cũng giảm. PAC tăng sau khi công bố KQKD khả quan.
. VNM là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong phiên với GTGD lên tới gần 278 tỷ đồng, thanh khoản của cổ phiếu này tăng đột biến sau khi xuất hiện thông tin Vinamilk sẽ trình ĐHCĐTN sắp diễn ra tới đây kế hoạch trả cổ tức và chia thưởng với tỷ lệ tương ứng là 60% và 20%. Ngoài VNM, PAC cũng là một cổ phiếu chia cổ tức rất lớn cho cổ đông khi mới đây, ĐHĐCĐTN của công ty đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50% và tăng mức cổ tức tiền mặt từ 15% lên 25%. Trong khi đó, một cổ phiếu khác là EVE trước đó cũng thông qua mức cổ tức khủng cho cổ đông với tỷ lệ 20% tiền mặt và 50% cổ phiếu, lại bất ngờ ra quyết định tạm hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức năm 2015. Nguyên nhân được EVE đưa ra đó là công ty cần cân đối lại nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, điều này là khá khó hiểu khi việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức không ảnh hưởng gì tới việc cân đối nguồn vốn của doanh nghiệp.
Trên HSX, khối ngoại bán ròng trở lại hơn 123 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu không tính giao dịch bán thỏa thuận 4,63 triệu đơn vị VIC trị giá trên 233,7 tỷ đồng thì khối ngoiaj vẫn mua ròng hơn 112 tỷ đồng. MBB dẫn đầu về khối lượng mua ròng với trên 906 nghìn đơn vị. CII, BID và VCB cũng được mua ròng nhe. Chiều ngược lại, FIT dẫn đầu về khối lượng bán ròng khớp lệnh với trên 466 nghìn đơn vị. KSA và LSS bị bán ròng nhẹ.
Trên HNX, khối ngoại mua ròng trên 18,8 tỷ đồng. PVS dẫn đầu về khối lượng mua ròng với 250 nghìn đơn vị. VGS và PLC cũng được mua ròng lần lượt hơn 247 nghìn và 202 nghìn đơn vị. Chiều ngược lại, khối ngoại chủ yếu bán ròng KLS với khối lượng trên 143 nghìn đơn vị.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
Cổ phiếu ngân hàng tăng tốt gần đây nhưng liệu đây có phải là một đợt tăng ngắn hạn?
Gần đây hoạt động mua cho giỏ P-Note diễn ra mạnh ở các cổ phiếu NHQD chẳng hạn như VCB hay cả BID & CTG; và câu hỏi đặt ra là liệu nền tảng căn bản của những cổ phiếu này có đủ tốt để duy trì xu hướng mua vào này hay không?
Cổ phiếu ngân hàng đã giao dịch trầm lắng so với thị trường kể từ Q3 năm ngoái sau khi tăng trong một thời gian dài. Và P/B bình quân ngành cũng đã giảm còn 1,2 lần từ mức đỉnh là 2,1 lần, thiết lập vào năm ngoái. Các chỉ báo phân tích kỹ thuật cũng cho thấy có lẽ giá cổ phiếu ngân hàng đã bước vào vùng bán quá mức và sẵn sàng cho một sự đảo chiều. Và theo đó gần đây giá cổ phiếu ngân hàng đã bật lại tốt. Và một câu hỏi đặt ra là về mặt phân tích căn bản hiện cổ phiếu ngân hàng hiện đang ở ngưỡng nào?
KQKD Q1 của các ngân hàng niêm yết nói chung ổn định với VCB công bố KQKD khả quan trong khi KQKD của BID & CTG chí ít cũng không gây thất vọng. Trong khi đó tại ngày 20/4/2016 tín dụng tăng 2,99% so với đầu năm; thêm vào đó mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 18-20% so NHNN đề ra cũng đã khiến NĐT hứng khởi. Gần đây, ngày càng có nhiều ý kiến muốn hoãn áp dụng dự thảo sửa đổi Thông tư 36. Và việc trì hoãn này sẽ làm dịu đi mỗi lo về lực cản đối với sự tăng trưởng mạnh của cho vay cá nhân và cho vay BĐS thêm 1 năm nữa.
Ở chiều hướng ngược lại, thì ngoại trừ VCB, các NHQD đang niêm yết còn lại có hệ số LDR thuần cao và cả 3 NHQD sẽ tăng vốn trong năm nay (BID & CTG sẽ phải sớm tăng vốn vì hệ số CAR thấp để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra).
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn hơn kỳ vọng, thì tăng trưởng thu nhập lãi thuần cũng sẽ khả quan hơn (mặc dù tỷ lệ NIM không được cải thiện). Với lãi suất cho vay giảm trong những tuần gần đây trước định hướng của NHNN, thì tỷ lệ NIM còn có thể chịu áp lực giảm nhẹ. Chuyên viên cũng cho rằng do bán đáng kể nợ xấu cho VAMC nên vào cuối năm nay các ngân hàng sẽ phải trích lập đáng kể cho trái phiếu VAMC (tỷ lệ trích lập 20%) cho năm đầu tiên. Ngoài ra còn có rủi ro từ lãi dự thu cao.
The đó ngoại trừ VCB & MBB có lẽ sẽ có LNTT tăng mạnh trong năm nay nhờ có tình hình tài chính lành mạnh (dự phòng trích lập giảm); nguồn huy động dồi dào (giảm chi phí huy động) và khả năng mở rộng nhanh ở lĩnh vực ngân hàng bán lẻ (lợi suất cao hơn giúp tăng tỷ lệ NIM), thì tình hình ở các ngân hàng niêm yết khác không được thực sự sáng sủa.
Xu hướng tăng ngắn hạn của cổ phiếu ngân hàng dựa vào sự cải thiện của tình hình (mục tiêu tăng trưởng tín dụng tích cực hơn cộng với khả năng hoãn áp dụng dự thảo sửa đổi Thông tư 36). Tuy nhiên nền tảng căn bản của ngành vẫn chưa thực sự tốt lên nên trước mắt Chuyên viên chưa thể điều chỉnh đánh giá của mình cho ngành. Hiện Chuyên viên vẫn giữ nguyên đánh giá Kém hơn mặt bằng chung thị trường cho ngành ngân hàng.
————————————-
SSI: Hoạt động ngân quỹ là yếu tố chính giúp lợi nhuận tăng trưởng, sau khi phân bổ lại chi phí
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất, theo đó lợi nhuận trước và sau thuế tăng lần lượt 8,6% và 25,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 17,8% mục tiêu cả năm do công ty đề ra. Bề ngoài, lĩnh vực môi giới dường như tăng trưởng mạnh, trong khi hoạt động đầu tư làm giảm lợi nhuận hợp nhất của toàn công ty. Theo phương pháp kế toán của SSI, lĩnh vực môi giới đóng góp 53% lợi nhuận trước thuế, do tăng trưởng doanh thu hoa hồng môi giới và thu nhập lãi từ giao dịch ký quỹ. Tuy nhiên, như đã trình bày trong báo cáo gần nhất của Chuyên viên, có bằng chứng cho thấy chi phí lãi vay của các khoản đi vay ngắn hạn hiện đang được ghi nhận vào hoạt động ngân quỹ, thực ra có liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ (doanh thu ghi nhận trong lĩnh vực môi giới).
Vì vậy, nếu phân loại lại chi phí này từ hoạt động ngân quỹ sang lĩnh vực môi giới thì lợi nhuận từ môi giới gần như không đổi dù thị phần và số dư cho vay giao dịch ký quỹ đều tăng trong Quý 1/2016. Chuyên viên cho rằng điều này có thể là kết quả của việc chi phí hoạt động tăng liên quan đến đầu tư vào hệ thống CNTT và việc mở hai văn phòng giao dịch mới và chi phí vốn tăng như phát biểu của CFO tại ĐHCĐ. Theo kết quả phân loại lại chi phí lãi vay của Chuyên viên từ hoạt động ngân quỹ sang vào lĩnh vực môi giới, chuyên viên nhận thấy lợi nhuận của công ty tăng chủ yếu nhờ hoạt động ngân quỹ. Nguyên nhân có thể do số dư tiền gửi có kỳ hạn và lãi suất đều tăng trong Quý 1/2016. Lợi nhuận lĩnh vực đầu tư giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân do ghi nhận chênh lệch giảm về đánh giá lại các tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo hoạt động kinh doanh (FVTPL).
Ngoài ra, một yếu tố khác khiến đầu tư sụt giảm là do trong quý 1 năm ngoái, SSI thực hiện ghi nhận lãi bán thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con, liên kết. Chuyên viên cho rằng trừ khi công ty tăng tốc độ ghi nhận lợi nhuận từ công ty liên kết, thì khó có thể đạt được kết quả bằng 2015 từ lĩnh vực này.
Tóm lại, chuyên viên cho rằng hai lĩnh vực hoạt động chính của SSI là môi giới và đầu tư không có sự cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, nhờ có số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cao thuộc hoạt động ngân quỹ và lãi suất huy động tăng trong Quý 1/2016, lợi nhuận trước và sau thuế tăng. Chuyên viên giữ khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho SSI với giá mục tiêu sau khi trả cổ tức là 20.900 VND.
————————————-
PAC: KQKD Q1 của PAC có vẻ tốt. Triển vọng cả năm khả quan. Giảm đánh giá từ Khả quan xuống Nắm giữ dựa trên phân tích cơ bản.
Pinaco (PAC – giảm đánh giá xuống NẮM GIỮ) đã tổ chức ĐHCĐTN vào thứ 7 tuần trước. Dưới đây là những ghi nhận chính của Chuyên viên từ đại hội;
KQKD Q1 có vẻ hợp lý với doanh thu thuần (số liệu đã điều chỉnh để có thể so sánh với số liệu Q1 năm 2015) tăng 19,6% và LNTT tăng 11,3% – Công ty công bố doanh thu thuần đạt 542,5 tỷ đồng (tăng 10,44% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 30,2 tỷ đồng (tăng 11,3% so với cùng kỳ). Tuy nhiên do BCTC Q1/2015 không điều chỉnh theo Thông tư 200 nên để so sánh chính xác hơn đối với doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng; Chuyên viên đã tiến hành điều chỉnh những khoản mục này. Theo đó, Chuyên viên điều chỉnh số liệu của Q1 năm 2016 bằng cách cộng thêm vào doanh thu thuần, lợi nhuận gộp và chi phí bán hàng của Q1 năm 2016 với 45 tỷ đồng. Để từ đó, Chuyên viên sử dụng những số liệu đã điều chỉnh này so sánh với số liệu của Q1 năm 2015. Lưu ý, 45 tỷ là giá trị của khoản chiết khấu mà Chuyên viên ước tính trong Q1 năm 2016 phát sinh do chênh lệch giữa quy định cũ và quy định mới theo TT200.
Sau khi điều chỉnh, doanh thu thuần tăng khoảng 19,6% so với cùng kỳ nhờ sản lượng tăng trong khi giá bán bình quân giữ nguyên. Sản lượng tăng 19,6% chủ yếu là nhờ sản lượng ắc quy tăng do có các sản phẩm ắc quy mới chẳng hạn như PTX (ắc quy kín dành cho xe gắn máy) hay CMF (ắc quy dành cho xe ô tô) được tiêu thụ tốt thông qua kênh bán cho các nhà sản xuất xe gắn máy/xe ô tô.
Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2016 sau khi điều chỉnh là 20,4% (Q1 năm ngoái là 19,7%) chủ yếu nhờ cơ cấu sản phẩm được cải thiện trong đó đóng góp từ sản phẩm ắc quy tăng. Lợi nhuận tài chính thuần là 1,1 tỷ đồng (cùng kỳ là âm 2,5 tỷ đồng) nhờ doanh thu HĐ tài chính tăng gấp đôi trong khi chi phí tài chính giảm 9,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện và lợi nhuận tài chính thuần dương; thì chi phí bán hàng & quản lý lại tăng mạnh. Chi phí bán hàng & quản lý tăng 35,5% so với cùng kỳ và bằng 15,5% doanh thu thuần (Q1/2015 là 13,7%). Điều này chủ yếu là do tỷ lệ chiết khấu dành cho đại lý bán buôn tăng nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. LNTT đạt 30,2 tỷ đồng (tăng 11,3% so với cùng kỳ và hoàn thành 24,4% kế hoạch cả năm) và LNST đạt 21,9 tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ và hoàn thành 23,3% kế hoạch cả năm).
PAC đặt kế hoạch thận trọng cho 2016 với doanh thu đạt 2.440 tỷ đồng (tăng trưởng 7,96%) và LNTT đạt 130 tỷ đồng (tăng trưởng 7,48%) – Công ty giả định doanh thu chỉ tăng trưởng nhờ vào sản lượng trong khi giá bán bình quân giữ nguyên trong năm nay. Về thị phần, công ty kỳ vọng sẽ nâng thị phần ắc quy từ 45% năm 2015 lên 50% năm 2016; đồng thời duy trì thị phần pin bằng năm ngoái, là 50%. Kế hoạch đầu tư cơ bản ở mức bình thường – Trong năm nay, dự kiến vốn đầu tư cơ bản là 80 tỷ đồng, dùng để bảo dưỡng và mua thêm máy móc. PAC dự kiến mua mảnh đất rộng 2 ha tại tỉnh Bắc Ninh để xây kho mới. Điều này sẽ giúp công ty mở rộng vị thế ở thị trường miền Bắc. Ngoài ra, công ty sẽ mua thêm lô đất rộng 9,8 ha, gần với nhà máy Đồng Nai 2 để mở rộng sản xuất sản phẩm ắc quy trong tương lai. Tổng vốn đầu tư cho 2 dự án này ước tính khoảng 160 tỷ đồng.
Cổ tức tiền mặt năm 2015 tăng lên 25% cộng với 50% cổ phiếu thưởng – Cổ đông đã thông qua kế hoạch tăng cổ tức tiền mặt 2015 lên 25% mệnh giá; tương đương 2.500đ/cp. Công ty đã trả 1.500đ/cp trong 2015 và sẽ trả tiếp 1.000đ/cp sau ĐHCĐTN. Tại Đại hội, cổ đông cũng thông qua phương án phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 50% cho cổ đông hiện hữu với nguồn từ thặng dư vốn cổ phần và quỹ đầu tư phát triển. Theo đó, PAC sẽ phát hành 15,5 triệu cổ phiếu nâng vốn điều lệ từ 310 tỷ đồng lên 464,7 tỷ đồng. HĐQT được giao quyết định thời gian phát hành. Kế hoạch cổ tức tiền mặt 2016 ít nhất là 12% mệnh giá – ĐHCĐTN cũng thông qua kế hoạch cổ tức tiền mặt 2016 ít nhất là 12% mệnh giá; tương đương 1.200đ/cp.
PAC sẽ bán 362.812 cổ phiếu quỹ trong tháng này – Công ty sẽ bán toàn bộ 362.812 cổ phiếu quỹ (tương đương 1,2% vốn điều lệ) trong thời gian từ 4/5 đến 26/5/2016. Giá trị sổ sách của số cổ phiếu quỹ này là khoảng 39.743đ/cp. Công ty dự kiến bán theo giá thị trường nhưng với mức giá hiện tại thì mức thặng dự vốn nếu có sẽ không đáng kể.
Cho 2016, dự báo của Chuyên viên lạc quan hơn kế hoạch của công ty. Chuyên viên dự báo doanh thu thuần đạt 2.292 tỷ đồng (tăng trưởng 8,3%) và LNTT đạt 139,4 tỷ đồng (tăng trưởng 15,2%)
Hiện công ty chưa có kế hoạch nới room – Tại ĐHCĐTN, công ty đã cho biết hiện chưa có kế hoạch nới room. Về tin đồn thoái vốn 51,43% cổ phần của Vinachem tại PAC, tại Đại hội, công ty đã phủ nhận tin đồn này. Và công ty cho biết Vinachem chưa có quyết định thoái vốn tại PAC vào thời điểm hiện tại.
Kế hoạch di dời nhà máy sẽ đem lại lợi nhuận không thường xuyên cho PAC nhưng thời gian thực hiện chưa rõ ràng – Công ty có 2 nhà máy tại Quận 6, TP HCM. Một nhà máy nằm tại 445-449 Gia Phú, Quận 6 trên diện tích 7.800m2. Mảnh đất còn lại nằm tại số 752 Hậu Giang, Quận 6 với diện tích 16.200m2. Có vẻ công ty sẽ chuyển quyền sử dụng đất cho đối tác và ghi nhận một khoản lợi nhuận không thường xuyên trong tương lai dưới hình thức tiền đền bù di dời. Theo PAC, công ty ước tính lãi từ tiền đền bù di dời khoảng 55 tỷ đồng; trong đó có 25 tỷ đồng từ mảnh đất tại Gia Phú và 30 tỷ đồng từ mảng đất tại Hậu Giang. Tuy nhiên do hiện chưa có kế hoạch rõ ràng, nên Chuyên viên chưa đưa khoản lãi này vào mô hình của mình. Tại Đại hội, công ty cho biết dự kiến sẽ ghi nhận 25 tỷ đồng lợi nhuận từ chuyển nhượng mảnh đất tại Gia Phú vào Q3 năm nay. Tuy nhiên việc ghi nhận này đến nay đã bị hoãn hơn 5 năm. Và nếu điều này diễn ra thì đây sẽ là động lực tăng giá cổ phiếu PAC trong 6 tháng cuối năm nay.
Quan điểm đầu tư – Chuyên viên giảm đánh giá đối với cổ phiếu PAC từ Khả quan xuống Nắm giữ. Giá cổ phiếu đã tăng 24,6% so với đầu năm, một phần là nhờ tin liên quan tới việc tăng thêm của chi trả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu thường. Trong khi đó KQKD Q1 cũng tốt. Chuyên viên ưa thích cổ phiếu PAC nhờ công ty mở rộng xuất khẩu trong khu vực; nâng cao vị thế trên thị trường OEM; đóng góp từ sản phẩm mới tăng và gần đây giành thêm được thị phần. Tuy nhiên với P/E dự phóng 13 lần, cổ phiếu PAC hiện không còn rẻ. Về dài hạn, Chuyên viên cho rằng không phải triển vọng tăng trưởng mà là khả năng thoái vốn của Vinachem cộng với lãi không thường xuyên từ chuyển nhượng đất sẽ là động lực tăng giá chính cho cổ phiếu PAC.
————————————-
HPG: Hoà Phát đầu tư sản xuất tôn mạ. Thêm một lý do để mua HPG
CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HSX-HPG) vừa công bố kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất tôn mạ công suất 400.000 tấn/năm, bắt đầu sản xuất vào năm 2018. Khoản đầu tư 4.000 tỷ đồng vào các dây chuyền cán nguội, mạ kẽm/lạnh và sơn màu giúp sẽ giúp HPG trở thành một người chơi lớn trong ngành thép phẳng, tức cạnh tranh trực tiếp với Tôn Hoa Sen (HSX- HSG). HPG với vị thế của nhà sản xuất thép xây dựng số 1 nội địa sẽ thu lợi đáng kể khi phát triển mặt hàng này, tuy nhiên có thể gặp khó khăn do cạnh tranh tại thời điểm ra mắt sản phẩm.
Sản xuất tôn mạ đang mang lại LN hấp dẫn nhờ xu hướng giá có lợi cho các nhà sản xuất. Biên LNG của HSG khoảng 14,8% trong NĐTC trước và 21,1% trong bán niên của NĐTC mới. Tiêu thụ trong nước khả quan do tăng trưởng nhu cầu xây dựng, chưa kể tiềm năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đây chính là lý do các dự án sản xuất tôn mạ liên tiếp được đầu tư trong thời gian vừa rồi. Các dự án lớn có thể kể đến như Nhà máy tôn Hoa Sen Nam Cấm, Nhà máy Tôn Nam Kim 3, Nhà máy Tôn Đông Á Thủ Dầu Một, với công suất thiết kế từ 500.000 tấn đến 1 triệu tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, chênh lệch cung-cầu nội địa vẫn khá lớn, Việt Nam vẫn đang nhập khẩu tôn mạ, cộng thêm nhu cầu xây dựng đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt, có thể nói tình hình đầu ra vẫn khả quan cho các dự án tôn mạ đầu tư mới vào thời điểm này.
Khả năng tài chính của HPG đủ đầu tư nhà máy mới mà không chịu gánh nặng lãi vay quá lớn. Thông thường các doanh nghiệp ngành tôn mạ sử dụng vốn vay cho hơn 60% giá trị dự án, trong khi Hoà Phát dự kiến chỉ vay 40%. Cấu trúc tài chính của Hoà Phát phần lớn là VCSH, cộng thêm việc quy mô rộng hơn đáng kể so với các đối thủ (vốn điều lệ của HPG: 7.300 tỷ đồng, HSG: 1.310 tỷ đồng) là một lợi thế về khả năng sinh lời khi doanh nghiệp đầu tư mới.
Tận dụng lợi thế từ mạng lưới phân phối thép xây dựng & ống thép: Các chi nhánh và mạng lưới bán lẻ, đặc biệt là miền Bắc, Trung và đang phát triển phân phối tại miền Nam giảm đáng kể chi phí phát triển kênh tiêu thụ. Quan trọng hơn, đối với mặt hàng tôn mạ, có chuỗi chi nhánh và đại lý bán hàng là chìa khoá tăng tỉ suất LNG bởi mức chênh lệch giá bán giữa phân phối đến tay người dùng thay vì bán thương mại cho các xưởng cán. Sản phẩm tôn mạ Hoà Phát sẽ hưởng lợi không nhỏ từ việc tận dụng mạng lưới phân phối vật liệu xây dựng rộng lớn này.
Nhà máy mới với tổng công suất 400.000 tấn/năm, tương đương với công suất ống thép hiện tại, với dây chuyền cán nguội sẽ góp phần nâng nhẹ biên LNG chung, cũng như tăng tỉ trọng đóng góp của mảng thép phẳng vào KQKD chung của tập đoàn. Công suất ống thép của HPG hiện tại khoảng 350.000 tấn/năm sử dụng nguyên liệu thép cán nguội (CRC), vì vậy biên gộp thường thấp hơn các DN sử dụng nguyên liệu thép cán nóng (HRC). Thêm vào đó, sản xuất tôn mạ mang tính gia công, vì vậy kinh nghiệm mua nguyên liệu và nguồn nguyên liệu ổn định trong suốt 20 năm gia công ống thép của Hoà Phát là một lợi thế cho công ty, khi hai sản phẩm đều dùng thép cuộn cán làm nguyên liệu đầu vào.
Nhà máy tôn mạ phía Bắc sẽ giúp tôn mạ nội địa cạnh tranh với hàng nhâp khẩu Trung Quốc nhờ vị trí địa lý. Hầu hết các nhà máy tôn mạ lớn nằm ở phía Nam, vì vậy gặp bất lợi do chi phí vận chuyển cao hơn so với tôn mạ Trung Quốc khi bán hàng ở thị trường miền Bắc. Nhà máy tại Nghệ An của HSG và nhà máy tại Hải Dương của HPG sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển để cạnh tranh tốt hơn với tôn mạ Trung Quốc.
Hoà Phát cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định khi “lấn sân” sang mảng thép phẳng. Thời điểm ra mắt sản phẩm (2018) có thể không mang lại nhiều thuận lợi bởi cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước sẽ gay gắt do hầu hết sở hữu quy trình sản xuất tương tự nhau. Việc lựa chọn đối đầu trực tiếp với tôn mạ giá rẻ nhập khẩu tại thị trường miền Bắc cũng là một rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm của HPG. Cuối cùng, HPG chủ yếu tập trung bán hàng ở thị trường nội địa, ít kinh nghiệm xuất khẩu so với các doanh nghiệp tôn mạ thường xuất khẩu khoảng 50% sản lượng sản xuất. Khi gặp khó khăn tiêu thụ tôn mạ trong nước, HPG sẽ cần thời gian để đẩy hàng xuất khẩu với tốc độ như HSG, NKG đang làm.
Đánh giá toàn diện lơi thế và khó khăn của HPG khi quyết định sẽ “ôm trọn” ngành thép nội địa, Chuyên viên cho rằng Hoà Phát đã chọn một nhánh rẽ nhiều thử thách, nhưng sẽ tận dụng tốt thế mạnh của DN đầu ngành để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình lên thị trường vật liệu xây dựng. Như thường thấy, HPG bắt đầu với sự thận trọng bằng việc đầu tư nhà máy công suất nhỏ và chỉ đầu tư lớn vào thời điểm thích hợp của thị trường. Ngành tôn mạ và sắt thép nói chung vừa trải qua thời gian khó khăn khi giá thép tạo đáy vào cuối năm 2015, sự phục hồi giá trong những tháng đầu năm 2016 có thể là tín hiệu khả quan cho tương lai mảng tôn mạ của Hoà Phát.
————————————-
VNM: Công bố KQKD Q1 khả quan. Chuyên viên dự báo LNST cả năm tăng trưởng 16,6%. Tiếp tục duy trì đánh giá Mua vào.
Doanh thu thuần tăng 18,6% so với cùng kỳ nhờ tất cả các mảng tăng mạnh – Doanh thu thuần đạt 10.332 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ và sát với dự báo của Chuyên viên là 10.000 tỷ đồng. Cũng như năm ngoái, Q1 năm nay công ty không nâng giá bán bình quân nên doanh thu tăng hoàn toàn là nhờ tăng sản lượng. Cả 3 mảng là nội địa, xuất khẩu và Driftwood đều tăng mạnh. Doanh thu nội địa đạt 8.054 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ trong khi doanh thu xuất khẩu đạt 1.486 tỷ đồng, tăng trưởng 23,1% so với cùng kỳ. Doanh thu từ các công ty con ở nước ngoài bao gồm Driftwood Dairy (Mỹ) và Angkor Dairy (Campuchia) tăng 16,2% so với cùng kỳ và đạt 792 tỷ đồng.
Theo VNM, tăng trưởng doanh thu nội địa được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng khả quan hơn dự kiến của toàn ngành cộng với sự gia tăng thị phần sữa bột của VNM. Hiện công ty có 3 dòng sản phẩm sữa bột là Alpha, Optimum và GrowPlus nhằm vào tất cả các phân khúc. Trong khi đó thị phần sữa nước tăng nhẹ còn thị phần sữa chua và sữa đặc vẫn giữ ổn định. Hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết hơn được công bố. Chuyên viên ước tính thị phần sữa bột, sữa nước, sữa chua và sữa đặc của VNM tại thời điểm ngày 31/12/2015 lần lượt là 18%, 53%, 84% và 80%. Chuyên viên cho rằng trong Q1, thị phần sữa bột của VNM đã tăng 1-1,5%.
Lợi nhuận gộp tăng mạnh 39,6% so với cùng kỳ đạt 4.339 tỷ đồng nhờ giá sữa nguyên liệu giảm – Chuyên viên nhận thấy chi phí nguyên vật liệu trong Q1/2016 đã giảm mạnh 12,3% từ 4.793 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái xuống 4.201 tỷ đồng. Nói cách khác, nếu Q1 năm ngoái, trong 1 đồng doanh thu có 0,55 đồng chi phí nguyên liệu, thì đến Q1 năm nay, trong 1 đồng doanh thu chỉ có 0,40 đồng chi phí nguyên liệu. Với xu hướng giảm của giá sữa nguyên liệu hiện nay, Chuyên viên ước tính chi phí sữa nguyên liệu nhập khẩu trong Q1/2016 đã giảm 18,5% so với chi phí tương đương trong Q1/2015. Trong khi đó, sữa nguyên liệu nhập khẩu chiếm 32% giá vốn hàng bán. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp trong Q1/2016 đã tăng lên 42% từ mức 35,7% của Q1/2015.
Chi phí quản lý và bán hàng vẫn ở mức cao – Chi phí quản lý và bán hàng theo báo cáo là 1.894 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng trong doanh thu ở mức cao, là 18,3%, tăng lên so với tỷ lệ 15,5% trong Q1/2015 mặc dù vẫn thấp hơn so với tỷ lệ bình quân cả năm 2015, là 18,7%. Trong đó, hoa hồng cho đơn vị phân phối chiếm tỷ lệ lớn nhất, là 705 tỷ đồng, tăng 60,4% so với cùng kỳ, sau đó đến chi phí quảng cáo, là 360 tỷ đồng, tăng 40,2% so với cùng kỳ và cuối cùng là chi phí trưng bày, là 196 tỷ đồng, tăng 132,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí cho nhân bán hàng là 146 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Chuyên viên nhận thấy công ty đã đầu tư quyết liệu nhằm thúc đẩy tiêu thụ và giành thị phần.
Lợi nhuận tài chính thuần ở mức thông thường và sát với dự báo – Lợi nhuận tài chính thuần theo báo cáo là 136 tỷ đồng, tăng trưởng 17,5% so với cùng kỳ nhờ thu nhập lãi vay tăng với đầu tư trái phiếu tăng 11,5% so với cùng kỳ đạt 8,852 tỷ đồng. Chi phí lãi vay giữ nguyên ở mức tối thiểu là 8,3 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Công ty ghi nhận lỗ tỷ giá thuần 5,7 tỷ đồng trong Q1 này trong khi đó ghi nhận lãi tỷ giá thuần 2,1 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung, chi phí tài chính là không đáng kể, là 33 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ.
Mặc dù chi phí quản lý và bán hàng tăng, LNST vẫn tăng mạnh nhờ tỷ suất suất lợi nhuận gộp tăng – LNST đạt 2.157 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ. Và tỷ suất lợi nhuận thuần đạt 20,9%, mức cao nhất kể từ Q1/2014.
Công ty đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm 2016 lần lượt là 11% và 6% – VNM vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐTN trong đó công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 2016 là 44.560 tỷ đồng, tăng trưởng 11% và kế hoạch LNST là 8.266 tỷ đồng, tăng trưởng 6%. Chuyên viên cho rằng kế hoạch lợi nhuận của công ty là khá thận trọng với KQKD Q1 rất tốt.
Cổ tức tiền mặt cho năm 2015 sẽ là 6.000đ/cp – 6.000đ/cp là mức cổ tức tiền mặt cao kỷ lục từ trước đến nay. Theo đó, tỷ lệ cổ tức/giá là 4,2%. Công ty đã tạm ứng 4.000đ/cp vào năm ngoái và phần còn lại 2.000đ/cp sẽ sớm được công ty chi trả cho cổ đông. Tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt cho năm 2016 là tối thiểu 50% LNST – Đợt chi trả đầu tiên là 4.000đ/cp sẽ được tạm ứng trong tháng 8 – tháng 9 tới. Do đó, không phải là điều bất ngờ nếu cổ tức tiền mặt cho năm 2016 sẽ giữ nguyên ở mức 6.000đ/cp như năm 2015. Phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 5:1 trong năm 2016 hoặc 2017 – Công ty cũng đề xuất phát hành tối đa 241.915.440 cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 5:1 cho cổ đông hiện hữu. Thời gian thực hiện sẽ là không muộn hơn ngày 31/12/2017. Công ty sẽ phát hành gần 9,5 triệu cổ phiếu ESOP – Trong tài liệu ĐHĐCĐTN, công ty cũng đề xuất phát hành cổ phiếu ESOP, trong đó VNM xin ý kiến cổ đông về phương án phát hành 9.437.975 cổ phiếu ESOP cho toàn bộ nhân viên công ty với giá phát hành gấp hai lần giá trị sổ sách. Tổng giá trị thị trường của đợt phát hành này sẽ là 1.350 tỷ đồng.
Vấn đề nới room sẽ được thảo luận tại ĐH – Thực trạng tiến trình tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ được trình bày và quyết định tại ĐH sắp tới. Có vẻ như các thành viên HĐQT công ty vẫn chưa đi đến đồng thuận cuối cùng về phương án nới room tốt nhất.
————————————-
CTG: Công bố KQKD Q1 vượt kỳ vọng. Triển vọng cả năm ở mức bình thường và ngân hàng có nhiều vấn đề cần giải quyết. Duy trì đánh giá Nắm giữ.
KQKD Q1 vượt kỳ vọng với thu nhập ngoài lãi tăng mạnh. Ngoài ra chi phí dự phòng cũng giảm nhẹ. Cho 2016, Chuyên viên điều chỉnh tăng dự báo LNTT với mức tăng trưởng 11%. Chuyên viên cho rằng thu nhập ngoài lãi sẽ cao hơn dự kiến nhưng tỷ lệ NIM sẽ giảm. Chi phí dự phòng sẽ tăng trong năm nay do ngân hàng có nhiều trái phiếu VAMC. Trong khi đó hệ số LDR cao và hệ số CAR thấp là những vấn đề mà CTG gần giải quyết sớm.
Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ. Giá cổ phiếu đã giảm mạnh từ đỉnh trước khi phục hồi một chút trong thời gian gần đây. Định giá hiện đã rẻ hơn với P/B dự phóng là 1,1 lần. Hiện room chỉ còn lại 0,36% cổ phiếu lưu hành.
CTG (Nắm giữ) công bố LNTT Q1 tăng mạnh – LNTT Q1 đạt 2.405 tỷ đồng, tăng 53,7% so với cùng kỳ và hoàn thành 30,4% kế hoạch cả năm là 7.900 tỷ đồng; đồng thời bằng 29,5% dự báo cho cả năm của Chuyên viên là 8.150.6 tỷ đồng (tăng trưởng 10,9%). Tất cả các nguồn thu nhập tăng, giúp lợi nhuận trước trích lập dự phòng tăng 23,5% so với cùng kỳ, đạt 6.492 tỷ đồng. Chi phí dự phòng trên thực tế giảm 4,6% so với cùng kỳ giúp lợi nhuận tăng mạnh. Ngoài ra trong Q1, giấy tờ có giá phát hành của CTG giảm 22,3% còn 16.214,6 tỷ đồng do một lượng lớn chứng chỉ tiền gửi đã đáo hạn và ngân hàng không phát hành thêm. Tóm lại, tổng vốn huy động chỉ tăng 1,1% so với đầu năm và đạt 519.655,8 tỷ đồng.
Cho năm 2016, Chuyên viên điều chỉnh tăng dự báo đối với tăng trưởng LNTT của Ngân hàng lên 11% – với thu nhập ngoài lãi tăng và tỷ lệ NIM giảm ở mức độ nhỏ hơn. Chuyên viên hiện dự báo LNTT của ngân hàng sẽ tăng trưởng 11% đạt 8.150,6 tỷ đồng.
Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá Nắm giữ – Chuyên viên nhận thấy một vài yếu tố tích cực từ KQKD Q1 với thu nhập ngoài lãi tăng. Đồng thời, định giá cổ phiếu rẻ với P/B dự phóng là 1,11 lần. Chuyên viên lưu ý room cho NĐTNN còn trống rất ít, chỉ là 0,36% tổng cổ phiếu đang lưu hành. Tuy nhiên, cần cân nhắc các yếu tố cơ bản quan trọng khác, như lãi dự thu cao phản ánh chất lượng tài sản đáng lưu ý, tỷ lệ LDR thuần cao và không có nhiều phương án để tăng CAR. Vấn đề tài sản liên quan đến vụ việc Huyền Như cũng cần xem xét. Lặp lại đánh giá NẮM GIỮ.
————————————-
VHG: Lỗ từ bán phân URE Trung Quốc và Hóa chất, quý 1 có lãi nhờ cổ tức
CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam (mã chứng khoán VHG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2016. Nhìn vào doanh thu, quý 1 năm nay Cao su Quảng Nam đạt gần 590 tỷ đồng, tăng đột biến so với con số gần 92 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại vượt doanh thu, trên mức 590 tỷ đồng, nên kết quả, VHG lỗ 350 triệu đồng từ hoạt động kinh doanh. Doanh thu của Cao Su Quảng Nam đến từ 2 mảng chính là bán phân URE Trung Quốc (298 tỷ đồng) và bán Hóa chất (291 tỷ đồng). Tuy nhiên, cả 2 mảng này đều hầu như không mang lại lợi nhuận cho công ty. Riêng mảng hóa chất lỗ gần 447 triệu đồng còn mảng phân URE Trung Quốc chỉ lãi vỏn vẹn 96 triệu đồng trong cả quý. Quý 1 năm nay, khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng cổ phần cũng giảm mạnh một nửa so với cùng kỳ, còn 7,3 tỷ đồng, đồng thời cũng không ghi nhận khoản cổ tức gần 5,5 tỷ đồng từ Cao su Sao Vàng như quý 1 năm ngoái. Tuy nhiên, lãi từ tiền gửi, cho vay tăng được hơn 7 tỷ đồng. Do vậy, tổng cộng doanh thu tài chính cả quý vẫn giảm 5,5 tỷ đồng so với quý 1/2015. Ngoài ra, trong quý, VHG cũng ghi nhận 3,4 tỷ đồng tiền lãi từ các công ty liên doanh liên kết trong khi cùng kỳ chỉ đạt gần 700 triệu. Chi phí lãi vay tăng lên trên 10 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ gần 1,5 tỷ đồng. Nhờ không phải chịu khoản lỗ từ thành lý các khoản đầu tư dài hạn như năm ngoái nên tổng chi phí tài chính tăng gần 6 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh cuối quý, dù doanh thu tăng đột biến, nhưng lợi nhuận sau thuế còn 2,5 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ, thoát lỗ. LNST ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ 2,51 tỷ đồng.
————————————-
VLC: Quý 1 lãi 47 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico – mã chứng khoán VLC) vừa công bố báo cáo tài chính riêng công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2016. Doanh thu thuần quý 1 đạt 605,9 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, trong đó riêng công ty mẹ doanh thu đạt 96,2 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán chỉ tăng 8%, do vậy lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý đạt 106,33 tỷ đồng, tăng mạnh 76% so với quý 1 năm ngoái. Trong quý, doanh thu tài chính ghi nhận con số 7,5 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, trong đó chủ yếu tăng lãi tiền gửi và lãi bán hàng trả chậm, chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên, quý 1 năm nay, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng đột biến từ 31,6 tỷ đồng lên trên 69 tỷ đồng tương ứng mức tăng 84%. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng đến 26 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tăng chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí khác bằng tiền. Đặc biệt, quý 1 năm nay, công ty không hề ghi nhận chi phí quảng cáo, khuyến mãi trong khi cùng kỳ chi 4,7 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận trước thuế còn 51,67 tỷ đồng, tăng 57% so với quý 1 năm ngoái. Trừ các loại thuế, phí, quý 1 năm nay Vilico báo lãi 47,37 tỷ đồng sau thuế, tăng 58% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công y mẹ 26,32 tỷ đồng. Chi phsi quản lý doanh nghiệp tăng 5 tỷ đồng chủ yếu dồn vào tăng chi phí nhân công. Tính riêng công ty mẹ Vilico, quý 1 lãi sau thuế 24 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/3/2016, Vilico có 2 công ty con được hợp nhất trong báo cáo tài chính là CTCP Chăn nuôi Miền Trung (tỷ lệ lợi ích 91,03%) và CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (tỷ lệ lợi ích 51%). Tổng cộng tài sản công ty đến 31/12/2016 là 1.487 tỷ đồng, tăng gần 35 tỷ so với hồi đầu năm; lượng hàng tồn kho vẫn ở quanh mức 285 tỷ đồng. Đáng chú ý, trên báo cáo tài chính quý này, công ty kèm thuyết minh hồi tố số liệu của BCTC hợp nhất năm 2014 được công ty kiểm toán điều chỉnh. Theo đó, sau khi điều chỉnh hủy một số bút toán liên quan khoản tạm thời phân phối lợi nhuận của công ty con- CTCP Sữa Mộc Châu và một số bút toàn khác, dẫn đến sự thay đổi lớn về doanh thu và lợi nhuận, trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số giảm đi trên 39,3 tỷ đồng. Tổng cộng, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2014 tăng thêm 74,8 tỷ đồng, lên mức 143,95 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chưa phân phối phát sinh trong năm 2014 là 100,23 tỷ đồng.
————————————-
FCN: Công ty Cổ phần Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON (mã FCN) thông báo giải trình biến động kết quả kinh doanh quý 1/2016 so với quý 1/2015. Quý I công ty ghi nhận 284,4 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 13,4% so với cùng kỳ nhưng mức tăng của giá vốn cao hơn doanh thu nên lãi gộp còn gần 46 tỷ đồng, giảm 16,5%. Mảng hoạt động tài chính kỳ này biến động đáng kể. Cụ thể, doanh thu tài chính tăng vọt từ 802,4 triệu đồng lên 48,6 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính phải trả cũng tăng từ 8,2 tỷ đồng lên 48,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp phải trả tăng 25% lên 20,64 tỷ đồng. Giảm trừ các chi phí liên quan khác, lãi ròng quý I của FCN đạt 21,4 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Xuất khẩu dệt may, da giày đã thu về 10,5 tỷ USD
Cụ thể, theo số liệu của ngành dệt may báo cáo về Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc tháng 4 ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc ước đạt 6,82 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại tháng 4 ước đạt 900 triệu USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm 2016, sản lượng giầy dép các loại ước đạt 77,9 triệu đôi, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 3,68 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (10/05/2016):
10/05/2016 HPS Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
10/05/2016 SLC Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
10/05/2016 PIS Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
10/05/2016 BPC Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 1,200 đồng/CP
10/05/2016 PET Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 2,000,000 CP
——————————–
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net