1. Nhận định thị trường:
VN-Index tăng điểm phiên thứ tư liên tiếp, đóng cửa tại 606,52 (+5,01 điểm, tương đương 0,83%). Ngược lại, thanh khoản giảm phiên thứ ba liên tiếp, với chỉ 113 triệu cổ phiếu khớp lệnh.

Đồ thị tuần VN-Index ngày 06/05/2016. Nguồn: Amibroker

Đồ thị VN-Index ngày 06/05/2016. Nguồn: Amibroker
Cây nến xanh có bóng trên nhỏ được hình thành giúp VN-Index thoát khỏi kênh dao động đi ngang được thiết lập trong gần 2 tuần qua. Tuy vậy, sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu đang diễn ra với sự chi phối chỉ số của một vài nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn luân phiên nhau. Điều này khiến cho tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng, e ngại khi chỉ số dao động trên ngưỡng 600 điểm. Đồng thời, khối lượng giao dịch đã không đồng thuận với diễn biến của điểm số, khi giảm 7% và rơi xuống dưới mức bình quân 20 phiên. Do thiếu vắng động lực thực sự từ thanh khoản, nên trước mắt vẫn chưa thể kỳ vọng khả năng tiến xa của VN-Index. Bên cạnh đó, chỉ báo RSI cũng sắp chạm đến ngưỡng 70, ngưỡng thường khá nhạy cảm trong quá khứ của VN-Index. Chỉ số thường có diễn biến quay đầu giảm điểm (ít nhất là trong ngắn hạn) không quá lâu sau khi chỉ báo RSI chạm đến ngưỡng hoặc tiến nhẹ vào vùng quá mua.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong tuần giao dịch tới, chỉ số VN-Index có thể sẽ diễn biến cùng pha với HNX-Index. HNX-Index đã có ba phiên điều chỉnh liên tiếp và hiện tại chỉ số VN-Index cũng đang gặp rất nhiều khó khăn tại mức kháng cự mới tại 610 điểm. Ngoài ra, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn có vai trò dẫn dắt VN-Index đang tiến về gần các mức kháng cự mạnh trong ngắn hạn. Do vậy, khả năng cao thị trường sẽ sớm kết thúc sóng 05 trong mô hình sóng Elliott và hình thành đỉnh trong tuần giao dịch tới khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt đảo chiều.
Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên chỉ số VN-Index và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 585.32 điểm. Do đó, nhà đầu tư nên thận trọng và đứng ngoài trong ngắn hạn. Với sự chi phối chỉ số của một vài nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn luân phiên nhau, rõ ràng việc kiếm lợi nhuận trong giai đoạn hiện tại là quá khó khăn và nhà đầu tư đang phải đối mặt với rủi ro rất lớn. Vì vậy, các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp (từ 20 – 30% danh mục).
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 06/05/2016:
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là tâm điểm đưa VN-Index có phiên tăng khá tốt phiên cuối tuần (tăng 0,83%) trong khi HNX-Index có phiên giảm thứ ba liên tiếp. Thanh khoản HOSE sụt giảm so với các phiên liền trước, dòng vốn khá tập trung, độ rộng thị trường thu hẹp. Mức độ tham gia của khối nhà đầu tư nước ngoài ở mức trung bình và khối này mua ròng gần 169 tỉ đồng trên cả hai sàn, tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu ngân hàng. VNM ETF discount -0,75%.
· Các mã ngành sản xuất phiên giao dịch cuối tuần diễn biến khá thú vị. HSG tăng trong khi HPG giảm. KQKD Q1 của HPG cũng rất khả quan. PAC giảm. Mã ngành ô tô là TMT và HHS không biến động nhiều và hiện không được NĐT quan tâm. Mã tăng tốt gần đây là DQC tiếp tục biến động trong biên độ hẹp ở mức cao. TTF giảm mạnh phiên cuối tuần. EVE cũng giảm.
· Các mã BĐS tăng, dẫn đầu là VIC và NLG tăng. BCI giảm trong khi DXG đóng cửa tại tham chiếu. Các mã tăng kém trước đây như SJS và DIG gần đây đang tăng bối cảnh đà tăng chuyển từ các mã đầu ngành sang các mã nhỏ hơn. Nếu tăng trưởng tín dụng đạt cao và dự thảo sửa đổi thông tư 36 hoãn thực hiện thì ngành BĐS có lẽ sẽ được hưởng lợi chính. Và giảm lãi suất cũng là một câu chuyện nữa có thể nhắc đến.
· Các mã dầu khí biến động trái chiều với GAS tăng còn PVD đóng cửa tại tham chiếu. PVS và PXS giảm. Giá dầu giảm Phiên cuối tuần và đã biến động trong biên độ hẹp trong vài ngày qua; theo đó cổ phiếu ngành dầu khí hiện cũng chưa rõ xu hướng.
· VNM tiếp tục đóng cửa tại tham chiếu. FPT và BMP giảm. KQKD Q1 của FPT không thực sự khả quan nhưng chuyên viên cho rằng điều này là do nhân tố mùa vụ. MSN tăng.
· BVH đóng cửa tại tham chiếu trong khi PVI giảm. Các mã chứng khoán biến động trái chiều với HCM tiếp tục tăng trong khi SSI đóng cửa tại tham chiếu. VND cũng tăng. Hiện các mã chứng khoán chưa tích lũy được đà tăng một cách rõ ràng.
· Các mã ngân hàng tiếp tục tăng tốt, dẫn đầu là VCB; CTG và BID. MBB cũng tăng trong khi ACB đóng cửa tại tham chiếu còn EIB giảm. Như đã đề cập, có vẻ cổ phiếu ngân hàng đang tăng để bắt kịp đà tăng chung của thị trường (cho đến rất gần đây cổ phiếu ngân hàng vẫn tăng kém hơn nhiều so với thị trường ngoại trừ VCB là thực sự tăng nhiều). Mặc dù vậy KQKD Q1 khả quan hơn kỳ vọng cộng với mục tiêu tăng trưởng cao cũng có đóng góp. Ngoài ra NĐT còn hy vọng dự thảo sửa đổi thông tư 36 trước mắt sẽ chưa áp dụng ngay. Tuy nhiên vẫn còn lo ngại về mức lãi dự thu lớn và chi phí dự phòng cao ở một số ngân hàng. Do vậy chuyên viên cho rằng đợt tăng hiện tại của cổ phiếu ngân hàng chỉ là tăng ngắn hạn; trừ mã VCB là có thể tăng dài hơi hơn.
Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng lượng mua ròng trên HSX lên 169,34 tỷ đồng trong đó tập trung mua ròng các mã vốn hóa lớn là VCB (+33,95 tỷ), MBB (+29,8 tỷ), MSN (+28,49 tỷ), CTG (+23,12 tỷ), GAS (+16,61 tỷ). Giá trị mua vào của khối ngoại chỉ chiếm hơn 13% toàn thị trường nhưng họ tập trung vào các mã lớn nên có tác động mạnh đến chỉ số chung. Trên HNX, họ vẫn bán ròng nhẹ hơn 800 triệu đồng với các mã bị bán nhiều là NDN, VKC, QHD, LDP, DBC.
3. Thông tin Doanh nghiệp:
GTN: Công ty nông nghiệp-thực phẩm hiếm có với nhiều giá trị tiềm năng – Thăm DN
Chuyên viên đã tham dự ĐHCĐ của CTCP Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất (GTN) tổ chức ngày 26/04/2016, đồng thời tham quan vườn chè, nhà máy và công ty sữa liên kết của GTN ở Mộc Châu, cách Hà Nội 4 giờ di chuyển. Trong bối cảnh có rất ít công ty hàng tiêu dùng, GTN xứng đáng được nhà đầu tư chú ý, đặc biệt với tầm nhìn dài hạn. Chiến lược của GTN là thâu tóm các doanh nghiệp nhà nước trong ngành thực phẩm và nông nghiệp thông qua quá trình cổ phần hóa và tạo ra giá trị thông qua ban lãnh đạo mới và xây dựng thương hiệu có giá trị cao. GTN có ban lãnh đạo đầy năng lực để thực hiện những mục tiêu này. Hiện tại, danh mục kinh doanh nông nghiệp/thực phẩm của công ty bao gồm rượu (35% cổ phần ở Ladofoods – HNX: VDL), trồng và chế biến chè (95% cổ phần ở Vinatea, mua lại tháng 8/2015), và cũng có khả năng sẽ hợp nhất công ty sữa trong tương lai gần (Vilico – UPCOM: VLC). Chuyên viên cho rằng GTN có giá trị tiểm năng lớn nhờ sở hữu lượng đất nông nghiệp lớn, thông qua cải tiến và kiếm soát chất lượng sản phẩm cũng như làm thương hiệu và xây dựng kênh phân phối. Công ty cũng đang trong quá trình tăng vốn để thực hiện kế hoạch thâu tóm thêm một hoặc hai doanh nghiệp trong vòng 12 tháng tới.
Ban lãnh đạo có chuyên môn cao trong ngành tiêu dùng. ĐHCĐ đã bổ nhiệm nguyên TGĐ Tạ Văn Quyến vào vị trí Chủ tịch HĐQT, thay cho ông Nguyễn Trí Thiện, người sẽ quản lý công ty con mảng nhựa của GTN và nằm trong kế hoạch thoái vốn. Trong khi đó, ông Michael Rosen, Phó Chủ tịch đã được bổ nhiệm vào vị trí TGĐ. Ông Rosen từng là TGĐ của CTCP Tập đoàn PAN (PAN) và có vai trò quan trọng, đặc biệt là trên thị trường vốn, giúp chuyển hóa công ty này từ công ty dịch vụ vệ sinh thành công ty thực phẩm/nông nghiệp. Ngoài thị trường vốn, ông Rosen còn phụ trách việc thực hiện quy trình quản lý doanh nghiệp của GTN hướng đến chuẩn quốc tế. Các nhân sự chủ chốt khác bao gồm ông Nguyễn Trần Quang, Phó Tổng GĐ phụ trách marketing và ông Ngô Hồng Thái, Phó Tổng GĐ phụ trách kinh doanh. Cả ông Quang và ông Thái đều được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực của mình. Ông Quang được biết đến với vai trò triển khai nhiều thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam như cà phê G7 của Trung Nguyên, nước uống Number 1, trà Oolong 0 độ và Bia Sài Gòn, trong khi ông Thái có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty bánh kẹo hàng đầu, như Bibica (HSC: BBC) và Kinh Đô (HSX: KDC).
KQKD sẽ phản ánh việc thay đổi chiến lược kinh doanh nhiều hơn từ năm 2017 trở đi. Trong bối cảnh M&A, thoái vốn khỏi các ngành kinh doanh không cốt lõi và tái cơ cấu doanh nghiệp một cách mạnh mẽ, KQKD của GTN sẽ có nhiều thay đổi trong 12 tháng tới. GTN dự kiến trong năm 2017, KQKD sẽ phản ánh chính xác và toàn cảnh hơn việc thay đổi chiến lược kinh doanh của công ty.
Mặc dù vậy, ban lãnh đạo vẫn kỳ vọng năm 2016 sẽ tăng trưởng mạnh, với kế hoạch doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng (+18,5% so với 2015) và LNST đạt 100 tỷ đồng (+74,2% so với 2015). Ban lãnh đạo tự tin rằng có thể đạt được, thậm chí vượt, các mục tiêu này, vì Vinatea, công ty con mà GTN sở hữu 95% cổ phần mua lại hồi tháng 8/2015, dự kiến sẽ có một năm kinh doanh tích cực khi phần lớn sản lượng của năm 2016 đã được các đối tác xuất khẩu thu mua với giá cao hơn so với năm 2015. Lợi nhuận của Vinatea năm 2016 là khá chắc chắn theo ban lãnh đạo, trong khi năm 2015 Vinatea đã chịu lỗ. Ngoài ra, hoạt động M&A cũng là một yếu tố khác hỗ trợ GTN tăng trưởng trong năm nay. Vinatea đã gặt hái được những thành quả bước đầu từ hoạt động xuất khẩu. Kết quả bước đầu tốt từ xuất khẩu như đã nêu trên xuất phát từ những định hướng của GTN bao gồm tái cấu trúc đội ngũ bán hàng, tạo ra quá trình bán hàng chuyên nghiệp hơn, cùng với việc quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu để tăng chất lượng chè. Tổ chức các buổi trưng bày và ngay cả đấu giá cũng là những kế hoạch GTN vạch ra. Những định hướng này sẽ giúp Vinatea có thể tăng giá bán, trong bối cảnh giá chè Việt Nam thấp nhất so với các nước khác trong top 5 xuất khẩu chè của thế giới.
Hiện diện của Vinatea ở Việt Nam sẽ được thiết lập lần đầu tiên. Khi Vinatea còn là công ty nhà nước, phần lớn sản phẩm xuất khẩu của công ty (90% doanh thu) là nguyên liệu thô, không có giá trị gia tăng cao mặc dù đây là công ty chè lớn nhất và có thương hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Nguyên nhân là vì ban lãnh đạo trước đây không thực hiện xây dựng hệ thống phân phối vượt quá phạm vi của Mộc Châu, trong khi cũng không đầu tư vào thương hiệu và bao bì. GTN nhận thấy có thể khai thác được nhiều từ tập quán uống chè từ lâu đời của người Việt Nam. Từ khi được GTN mua lại, Vinatea hiện đã có 26.000 điểm bán, phần lớn tập trung ở miền Bắc nơi có thói quen uống chè rộng rãi nhất. GTN có kế hoạch tăng con số này lên 66.000 điểm, phân bổ trên cả nước vào năm 2017. Các sản phẩm có thương hiệu mới sẽ được giới thiệu thông qua hệ thống phân phối này vào dịp Trung thu sắp tới, vì người Việt Nam có thói quen ăn bánh Trung thu cùng với uống chè. Theo kế hoạch của ban lãnh đạo, các sản phẩm này sẽ đóng góp 25% tổng doanh thu năm 2016 và có biên LN gộp khoảng 55%, cao hơn so với 13-14% của xuất khẩu.
Đối với Sữa Mộc Châu, không còn nhiều vấn đề cần phải thay đổi ngoại trừ hệ thống phân phối và xây dựng thương hiệu. Chuyên viên cũng đến thăm nhà máy của Sữa Mộc Châu, chuyên sản xuất sữa thanh trùng UHT và sữa chua với công suất thiết kế 300 tấn/ngày. Vilico (UPCOM: VLC) sở hữu 51% cổ phần Sữa Mộc Châu, trong khi GTN sở hữu 12% cổ phần của Vilico. Chúng tôi được biết GTN đang có kế hoạch hợp nhất VLC. So với quy mô nhà máy khá nhỏ và các điểm yếu về mặt xây dựng thương hiệu và phân phối, Chuyên viên rất ấn tượng với việc doanh thu năm 2015 của Sữa Mộc Châu lên đến khoảng 1,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, mạng lưới bán lẻ của Sữa Mộc Châu chỉ có thể vươn tới Hà Nội vì hệ thống phân phối chưa được phát triển. Theo GTN, so với Vinatea, Sữa Mộc Châu có một nền tảng tốt về chất lượng sản phẩm nhờ đàn bò sữa 18.000 con và dây chuyền sản xuất của Tetra Pak. Hai việc còn lại là xây dựng hệ thống phân phối và xây dựng thương hiệu. Xét về chất lượng sữa, GTN nhìn thấy cơ hội để nâng cấp thương hiệu sữa Mộc Châu, dẫn đến tăng giá và theo đó là lợi nhuận. Sữa Mộc Châu hiện có giá bán lẻ thấp hơn khoảng 20% so với TH Milk. Chiến lược phân phối sẽ đi cùng với điều này, khi GTN có kế hoạch tăng cường sự hiện diện của Sữa Mộc Châu trong các kênh bán lẻ hiện đại cũng như làm cho sản phẩm đến gần hơn với người có thu nhập cao hơn bằng cách tiếp cận các khu vực trường học hoặc khu dân cư.
Tiếp tục tăng vốn để hỗ trợ các thương vụ M&A sắp tới. GTN đã được cổ đông thông qua đợt phát hành riêng lẻ tiếp theo, gồm 100 triệu cổ phiếu mới (67% số lượng đang lưu hành). Giá phát hành sẽ không dưới mệnh giá nhưng cũng không quá 18.000 đồng/cp. Đợt phát hành này dự kiến diễn ra vào quý 2/2016 đến quý 2/2017. Chuyên viên lưu ý rằng trong tháng 1/2016, GTN cũng đã phát hành riêng lẻ thành công 75.2 triệu cổ phiếu với giá trung bình 11.500 đồng/cp theo ước tính của Chuyên viên.
Về mặt định giá, đây chưa phải là lúc cần chú ý đến các hệ số mang tính ngắn hạn. GTN đang giao dịch tại mức P/E 2016 là 25 lần dựa trên kế hoạch của ban lãnh đạo. Tuy nhiên, vì công ty đang trong giai đoạn chuyển tiếp và tình hình doanh thu và lợi nhuận vẫn chưa phản ánh đầy đủ chiến lược dài hạn của GTN, những phương pháp định giá theo hệ số mang tính ngắn hạn chỉ phù hợp từ năm 2017 trở đi. Cụ thể, GTN mất 3 năm để hoàn tất việc tái cấu trúc Ladofoods (HSX: VDL). Vì vậy, phương pháp định giá tài sản là phù hợp hơn đối với GTN và trong bối cảnh này, Chuyên viên nhận thấy có rất nhiều giá trị tiềm năng từ lượng lớn đất nông nghiệp mà công ty sở hữu, nhưng được mua lại với giá thấp trong quá trình cổ phần hóa các công ty nhà nước.
————————-
FPT: Đã công bố KQKD Q1 không khả quan do tác động mùa vụ. Triển vọng cả năm vẫn khả quan. Duy trì đánh giá Mua vào.
Q1 kém khả quan do mảng phân phối, giải pháp phần mềm và tích hợp hệ thống tăng trưởng âm cho dù mảng gia công phần mềm, dịch vụ viễn thông, quảng cáo trực tuyến và bán lẻ vẫn đạt kết quả tốt. Và điều này chủ yếu là do ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ. Chuyên viên dự báo năm 2016 vẫn tăng trưởng ở mức vừa phải với LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 14,7%. Dự án chuyển đổi sang cáp quang sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ftel. Quyết dịnh bán cổ phần mảng phân phối và bán lẻ có thể khiến KQKD đạt cao hơn nhiều so với dự báo nếu quá trình bán cổ phần được tiến hành nhanh chóng. FPT muốn tập trung vào mảng cốt lõi là công nghệ và viễn thông để tạo ra sự tăng trưởng ổn định về dài hạn.
Tiếp tục duy trì đánh giá Mua vào. Định giá vẫn rẻ với P/E dự phóng là 9,6 lần. Các động lực tăng giá cổ phiếu năm 2016 gồm có sự tăng trưởng khả quan của mảng công nghệ và viễn thông; khả năng bán phần lớn cổ phần mảng phân phối và bán lẻ. Hiện việc nới room sẽ chưa thể diễn ra ngay vì những lý do liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
KQKD Q1 không khả quan với LNTT giảm 12,8% so với cùng kỳ – Doanh thu thuần đạt 8.567 tỷ đồng (giảm 10,4% so với cùng kỳ và hoàn thành 18,7% kế hoạch năm) và LNTT đạt 563 tỷ đồng (giảm 12,8% so với cùng kỳ và hoàn thành 17,7% kế hoạch năm). KQKD Q1 kém khả quan xuất phát từ sự tăng trưởng âm của các mảng phân phối, giải pháp phần mềm và tích hợp hệ thống cho dù các mảng gia công phần mềm, dịch vụ viễn thông, quảng cáo trực tuyến và bán lẻ vẫn đạt kết quả tốt. Doanh thu mảng gia công phần mềm tăng mạnh nhưng LNTT tăng khiêm tốn hơn – Trong Q1, doanh thu mảng gia công phần mềm đạt 1.104 tỷ đồng (tăng 42% so với cùng kỳ) trong khi LNTT đạt 154 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ). Tỷ suất LNTT giảm từ 16,84% trong Q1/2015 xuống còn 13,95% trong Q1/2016 do chi phí đào tạo kỹ sư cầu nối nhằm mở rộng nguồn nhân lực.
Mảng tích hợp hệ thống, dịch vụ CNTT và giải pháp phần mềm có lợi nhuận giảm do ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ – Trong Q1, tất cả các mảng liên quan đến giải pháp tích hợp hệ thống có lợi nhuận giảm. Mảng tích hợp hệ thống đạt 259 tỷ đồng doanh thu (giảm 31% so với cùng kỳ) và 6 tỷ đồng LNTT (giảm 61% so với cùng kỳ). Mảng dịch vụ CNTT đạt 178 tỷ đồng doanh thu (giảm 3,8% so với cùng kỳ) và 6 tỷ đồng LNTT (giảm 67%). Mảng giải pháp phần mềm đạt 84 tỷ đồng doanh thu (giảm 35% so với cùng kỳ) và âm 34 tỷ đồng LNTT. Điều này có vẻ là do nhân tố mùa vụ vì FPT hiện đang triển khai một số dự án lớn; trong đó cung cấp giải pháp CNTT cho chính phủ theo chương trình cho thuê CNTT và 1 dự án trị giá 33,6 triệu USD cho Cục thuế Bangladesh; theo đó có thể ghi nhận doanh thu khá trong những quý tiếp theo. Ngoài ra, đến cuối tháng 3, giá trị hợp đồng đã ký chưa thực hiện của 3 mảng làm dự án là 3.281 tỷ đồng (tăng 26,3%).
Mảng dịch vụ viễn thông có doanh thu tăng mạnh nhưng tỷ suất lợi nhuận giảm do tác động của chi phí khấu hao – Mảng này đạt doanh thu là 1.449 tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ) và LNTT là 200 tỷ đồng (giảm 11% so với cùng kỳ). Lợi nhuận giảm do tác động tăng mạnh của chi phí khấu hao phát sinh từ dự án chuyển đổi sang cáp quang. Dự án chuyển đổi sang cáp quang khởi động vào tháng 5/2014 tại Hà Nội và TP HCM và hiện FPT đã mở rộng dự án sang các thành phố cấp 2. Nếu không tính tác động của dự án này, Chuyên viên ước tính mảng dịch vụ viễn thông có EBITDA tăng 38% so với cùng kỳ.
Mảng nội dung số cũng tăng trưởng tốt – Mảng nội dung số chỉ gồm quảng cáo trực tuyến. Mảng này đạt doanh thu 94 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ) và LNTT 49 tỷ đồng (tăng 96% so với cùng kỳ). FPT đã cung cấp phiên bản tiếng Anh cho tờ báo trực tuyến lớn là VnExpress; theo đó làm tăng thêm hoạt động quảng cáo. Mảng phân phối có lợi nhuận giảm do có sự thay đổi về chính sách phân phối của Apple – Mảng phân phối đạt doanh thu là 2.779 tỷ đồng (giảm 43% so với cùng kỳ) và LNTT là 94 tỷ đồng (giảm 48% so với cùng kỳ). Kể từ Q4/2015, Apple bắt đầu bán trực tiếp Iphone qua các chuỗi bán lẻ gồm FPT shop và MWG thay vì bán qua FPT (FPT là nhà phân phối của Apple tại Việt Nam). Do vậy, mảng phân phối đã bị ảnh hưởng. Trong dự báo của Chuyên viên cũng như kế hoạch kinh doanh của công ty, nhân tố này cũng đã được tính đến. Mảng bán lẻ tăng trưởng nhờ số lượng cửa hàng tăng mạnh – Doanh thu mảng bán lẻ đạt 2.448 tỷ đồng (tăng 35% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 42 tỷ đồng (tăng 47% so với cùng kỳ). Trong Q1, công ty đã mở thêm 35 cửa hàng mới, nâng tổng số cửa hàng lên 287 (tăng 54,3%). Tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ số lượng hàng bán tăng và chi phí cố định mỗi cửa hàng giảm. Mảng giáo dục tăng trưởng tốt – Mảng giáo dục đạt doanh thu là 149 tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ) và LNTT là 51 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ) nhờ số lượng học viên tuyển sinh trong 2015 tăng.
Cho 2016, FPT đặt kế hoạch kinh doanh khiêm tốn với doanh thu tăng trưởng 14,5% và LNTT tăng trưởng 10,5% – FPT đặt kế hoạch doanh thu đạt 45,8 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 14,5%) và LNTT đạt 3.151 tỷ đồng (tăng trưởng 10,5%). Triển vọng chung chịu ảnh hưởng của những nhân tố trái chiều gồm (1) mảng gia công phần mềm, giải pháp phần mềm, viễn thông, thương mại và bán lẻ tăng trưởng tốt và (2) tỷ suất LNTT các mảng gia công phần mềm, giải pháp phần mềm và dịch vụ CNTT được cải thiện trong khi (3) tỷ suất LNTT mảng viễn thông sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong bối cảnh công ty mở rộng dự án chuyển đổi cáp quang sang các thành phố cấp 2 sẽ làm lợi nhuận của mảng này giảm khoảng 800 tỷ đồng. FPT dự báo mảng công nghệ bao gồm gia công phần mềm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT và tích hợp hệ thống sẽ có doanh thu tăng trưởng 16,1% và LNTT tăng trưởng 30,5%. Mảng viễn thông bao gồm dịch vụ viễn thông và nội dung số sẽ có doanh thu tăng trưởng 19,4% và LNTT tăng trưởng 0,2%. Mảng phân phối và bán lẻ sẽ có tăng trưởng doanh thu và LNTT là 13,4%. Trong khi đó doanh thu mảng giáo dục và các mảng khác tăng trưởng 4,6% còn LNTT giảm 51,7%.
Chuyên viên dự báo doanh thu thuần đạt 46 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 18,8%) và LNTT đạt 3.226 tỷ đồng (tăng trưởng 13,2%). P/E dự phóng rất hợp lý, là 9,6 lần – Từ tất cả các giả định, theo mô hình của mình, Chuyên viên dự báo FPT sẽ tạo doanh thu thuần là 46,0 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 18,8%) và LNTT là 3.226 tỷ đồng, (tăng trưởng 13,2%). Dự báo của Chuyên viên lần lượt cao hơn kế hoạch doanh thu và LNTT của FPT là 4,5% và 2,4% do Chuyên viên lạc quan hơn trong dự báo triển vọng của mảng truyền thông và giáo dục. Theo đó, Chuyên viên dự báo EPS 2016 của FPT sẽ là 4.988đ, PE dự phóng 2016 là 9,6 lần.
Room cho NĐTNN sẽ không mở trở lại trong hiện tại – Về khả năng nới room, vấn đề này rõ ràng không nằm trong kế hoạch do công ty vẫn mong muốn tăng tỷ lệ sở hữu lên Ftel lên 100% và nếu tỷ lệ sở hữu nước ngoài của FPT là lớn hơn 50%, việc tăng cổ phần tại Ftel này sẽ không thể thực hiện. Và một cách thực tế, trừ khi lĩnh vực kinh doanh liên quan đến viễn thông không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu không thì room cho NĐTNN sẽ vẫn duy trì ở mức hiện tại.
Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá MUA VÀO. Quan điểm chiến lược dài hạn của công ty có vẻ rõ ràng và khả thi. Chiến lược của FPT trong giai đoạn từ 2016 – 2018 là (1) tăng doanh thu ở nước ngoài bằng cách mua lại các công ty con về IT của các công ty đa quốc gia chuyên về tiện ích, dịch vụ viễn thông, ngân hàng, thương mại và sản xuất; (2) bổ sung các dòng doanh thu mới bằng cách áp dụng S.M.A.C (mạng xã hội, di động, phân tích và điện toán đám mây) vào hoạt động kinh doanh của chính FPT đồng thời cung cấp các dịch vụ/ giải pháp dựa trên S.M.A.C cho khách hàng. Các tập đoàn IT lớn hiện đang cạnh tranh giành quyền cung cấp nền tảng công nghệ S.M.A.C cho khách hàng; (3) mở rộng quy mô các hợp đồng dịch vụ bằng cách phát triển giải pháp/ dịch vụ mới. Với khả năng tài chính và công nghệ hiện tại cũng như nguồn khách hàng tại Mỹ, Nhật và Châu Âu của FPT, chiến lược của FPT là có thể đạt được. Hơn nữa, Chuyên viên cho rằng định giá cổ phiếu đã duy trì rất rẻ trong một thời gian so với cổ phiếu các công ty cùng ngành trên thế giới. Rõ ràng không có nhiều cổ phiếu của các công ty IT thành công mà đang giao dịch với P/E ở mức một con số.
————————-
VNM: Tăng tỷ lệ trả cổ tức cho KQLN 2015 đầy ấn tượng, tuy nhiên kế hoạch kinh doanh 2016 quá thận trọng.
CTCP Sữa Việt Nam (VNM) vừa công bố tài liệu cho ĐHCĐ thường niên sắp tới được tổ chức ngày 20/05/2016. Công ty đặt ra mục tiêu doanh thu và LNST năm 2016 tăng lần lượt 11% và 6% so với năm 2015. Chuyên viên cho rằng mục tiêu này quá thận trọng so với dự báo tăng trưởng LNST Chuyên viên đưa ra hiện tại là 25%. KQLN Quý 1/2016 cũng khẳng định quan điểm của Chuyên viên khi doanh thu tăng trưởng 18% chủ yếu nhờ tăng trưởng về sản lượng, trong khi LNST tăng 39% nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ chi phí nguyên liệu đầu vào giảm.
Với KQLN 2015 đầy ấn tượng, ban lãnh đạo đề xuất trả cổ tức bằng tiền mặt đợt hai cho năm 2015 tại mức 2.000VND/cổ phiếu, như vậy cổ phiếu bằng tiền mặt cho năm 2015 tổng cộng là 5.333 đồng (tính theo số lượng cổ phiếu mới). Tỷ lệ trả cổ tức tương ứng cho năm 2015 là 82%, so với mức thông thường là 60% trong các năm gần đây. Ngày giao dịch không hưởng quyền đối với đợt cổ tức bằng tiền mặt nói trên là 06/06/2016, và ngày thanh toán dự kiến là 16/06/2016.
Ngoài ra, VNM còn trả cổ phiếu thưởng cho năm 2015, tỷ lệ 5:1 (5 cổ phiếu hiện tại sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới), dự kiến sẽ thực hiện trong Quý 3/2016. Công ty cũng đề xuất tạm ứng cổ tức tiến mặt đợt một cho năm 2016 tại mức 4.000 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 3,4% đã điều chỉnh cho đợt chia cổ phiếu thưởng nói trên). Dự kiến thời gian tạm ứng cổ tức sẽ vào tháng 08 hoặc 09/2016. Chuyên viên cho rằng vẫn còn nhiều tiềm năng tăng khi việc nâng room cho khối ngoại sắp sửa được thực hiện, củng cố quan điểm của Chuyên viên về định giá cao hơn cho cổ phiếu.
————————
HSG, NKG: Áp thuế CBPG lên tôn mạ nhập khẩu: Ngư ông đắc lợi
Đầu tháng 3/2016, Bộ Công thương đã có quyết định điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành tôn mạ nội địa, và nếu áp thuế tự vệ thành công, câu chuyện của ngành thép xây dựng hồi đầu năm sẽ được lặp lại. HPG, VIS, VGS đã tăng giá rất mạnh khi có tin áp thuế lên phôi thép và thép xây dựng nhập khẩu, HSG và NKG rất có thể hưởng lợi lớn khi ngành sản xuất tôn mạ nội địa được bảo vệ.
Ngày 3/3/2016, 4 doanh nghiệp ngành tôn mạ bao gồm China Steel Sumikin Việt Nam, Tôn Phương Nam, Tôn Nam Kim (HSX- NKG) và Tôn Đông Á đã kiến nghị áp thuế tự vệ thương mại lên sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Các sản phẩm thép mạ, đặc biệt là tôn mạ có lượng nhập khẩu vào Việt Nam năm 2015 tăng mạnh so với cùng kỳ (hơn 1,4 triệu tấn, tăng 88% so với năm 2014) và ảnh hưởng đến hầu hết các nhà sản xuất tôn mạ nội địa. Lượng nhập khẩu thép mạ tăng đột biến trong khi giá bán giảm mạnh do Trung Quốc phá giá để đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép đã khiến các doanh nghiệp thép nội địa phải đối mặt với cạnh tranh giá gay gắt. Việc phải giảm giá để cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu đã khiến không ít doanh nghiệp báo lỗ hoặc suy giảm lợi nhuận.
Đây cũng chính là câu chuyện của ngành thép xây dựng mà sau hơn ba tháng điều tra, thuế tự vệ đã được áp thành công, bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất phôi thép xây dựng tăng vọt nhờ tin tốt này. HPG, TIS, POM, VIS và DNY tăng giá mạnh, thậm chí SMC chuyên gia công và phân phối sắt thép cũng hưởng dư âm từ thuế tự vệ, do có lượng hàng tồn kho giá rẻ từ cuối năm 2015.
HSG và NKG đã tận dụng tốt sự hồi phục của giá nguyên vật liệu để tăng hiệu quả hoạt động trong quý vừa rồi cũng như tiếp tục hưởng lợi từ việc tích trữ hàng tồn kho giá thấp trong quý tới. Lợi nhuận của hai doanh nghiệp này trong quý vừa rồi cũng rất tốt nhờ giá bán nội địa tăng trở lại và tận dụng được vùng giá đáy của nguyên liệu HRC trong khoảng cuối năm 2015. Giá của hai CP này cũng đã đi lên nhờ KQKD quý vừa rồi tăng trưởng mạnh. Tại thời điểm cuối tháng 3/2016, HSG đang nắm giữ khoảng 320.000 tấn hàng tồn kho (giá trị hơn 2.500 tỷ đồng, bao gồm hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu và thành phẩm), tương đương với sản lượng tiêu thụ quý vừa rồi. Con số này đối với NKG là khoảng 110.000 tấn (884 tỷ đồng), cũng tương đương với sản lượng tiêu thụ quý 1. Như vậy, hai DN này đã trữ được lượng hàng tồn kho đủ để hưởng lợi về giá trong Q2-những tháng cuối cùng của mùa cao điểm xây dựng trong nước.
Thuế tự vệ nếu áp thành công sẽ giúp duy trì mặt bằng giá tôn mạ ở mức cao so với cuối năm 2015, nâng mức tăng trưởng cho KQKD Q2/2016 và là nhân tố hỗ trợ tiếp thêm đà tăng giá cho hai mã cổ phiếu này trong ngắn hạn.
———————-
HPG: LNST Q1 của HPG cao hơn ước tính trước đó.
HPG (Mua vào) công bố KQKD hợp nhất Q1 vượt kỳ vọng vào chiều hôm qua – với doanh thu thuần đạt 7.142 tỷ đồng (tăng 22,4% so với cùng kỳ) và LNST đạt 1.020 tỷ đồng (tăng 56,9% so với cùng kỳ). Kết quả này cao hơn 11% so với ước tính LNST do công ty công bố trước đó là 900 tỷ đồng. Hiện kết quả Q1 đã hoàn thành 25,5% kế hoạch doanh thu thuần là 28.000 tỷ đồng và 31,9% kế hoạch LNST là 3.200 tỷ đồng. Doanh thu thuần tăng chủ yếu nhờ sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tăng 33,3% và ống thép tăng 48% – Trong Q1 năm nay, công ty đã tiêu thụ được khoảng 394.906 tấn thép xây dựng (tăng 33,3% so với cùng kỳ) với giá bán bình quân là 9,3 triệu đồng/ tấn (giảm 18,3% so với cùng kỳ). Chuyên viên ước tính sản lượng ống thép tiêu thụ là 91.500 tấn (tăng 48% so với cùng kỳ). Mảng nông nghiệp đóng góp khoảng 427 tỷ đồng (năm ngoái mảng này không có đóng góp).
Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên 20% từ 17,4% trong Q1 năm ngoái nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp mảng thép tăng – Giá bán bình quân đã tăng 8-9% từ đầu tháng 3 trong khi công ty trữ nguyên liệu giá thấp bình quân cho 2 tháng sản xuất. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận mảng thép xây dựng tăng. Lợi nhuận gộp đạt 1.430,9 tỷ đồng (tăng 40,8% so với cùng kỳ); theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên 20% từ 17,4% trong Q1 năm ngoái. Trong khi đó mảng nông nghiệp lỗ khoảng 14 tỷ đồng. Chi phí quản lý và bán hàng là 187 tỷ đồng (giảm 11,5% so với cùng kỳ) – và chỉ chiếm 2,57% doanh thu thuần so với tỷ lệ 3,56% trong Q1/2016. Chuyên viên nhận thấy phí vận tải trong chi phí bán hàng đã giảm 30,3% so với cùng kỳ, nhờ đó chi phí bán hàng đã giảm 7% so với cùng kỳ còn 93,1 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý cũng giảm còn 93,8 tỷ đồng (giảm 15,7% so với cùng kỳ) do việc ghi nhận các chi phí liên quan tới lợi thế thương mại giảm mạnh xuống 5,7 tỷ đồng từ mức 30,4 tỷ đồng trong Q1 năm ngoái. Lỗ tài chính thuần tăng không đáng kể, lên 36,1 tỷ đồng từ mức lỗ 35,3 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái – Công ty báo cáo doanh thu HĐ tài chính là 58 tỷ đồng (giảm 20,8% so với cùng kỳ) với lãi tỷ giá giảm mạnh 57,9% so với cùng kỳ dù lãi nhận được tăng 54,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí tài chính là 94,1 tỷ đồng, (giảm 13,4% so với cùng kỳ) chủ yếu nhờ lỗ tỷ giá giảm mạnh 79,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí lãi vay tăng 40% so với Q1/2015.
LNTT và LNST lần lượt tăng 64% và 56,9% nhờ doanh thu tăng, tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện và chi phí quản lý & bán hàng giảm – Sự tăng nhẹ của lỗ tài chính thuần rõ ràng là không đáng kể so với sự tăng mạnh của tỷ suất lợi nhuận gộp đồng thời chi phí quản lý và bán hàng giảm. HPG cũng ghi nhận lợi nhuận khác tăng, là 3,5 tỷ đồng trong Q1/2016 so với mức lỗ 30,9 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, công ty báo cáo LNTT đạt 1.211,4 tỷ đồng (tăng 64% so với cùng kỳ) và LNST là 1.020 tỷ đồng (tăng 56,9% so với cùng kỳ).
Cho cả năm 2016, Chuyên viên giữ nguyên dự báo với doanh thu thuần là 29.590 tỷ đồng (tăng trưởng 7,8%) và LNST là 3.902 tỷ đồng (tăng trưởng 11,3%). EPS pha loãng 2016 sẽ là 4.374đ và theo đó P/E dự phóng là 7,07 lần. Lặp lại đánh giá MUA VÀO đối với cổ phiếu HPG.
———————–
SSI: Lãi hợp nhất quý 1 hơn 141 tỷ đồng, tăng mạnh 26% so với cùng kỳ 2015 Cụ thể, SSI ghi nhận 367,36 tỷ đồng doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán trong quý 1, tăng 59% so với cùng kỳ 2015. Trong đó, doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng trưởng 30% lên 80,51 tỷ đồng; Lãi từ các khoản phải thu 98,34 tỷ đồng, tăng 42%. Doanh thu tài chính giảm mạnh từ 57 tỷ đồng trong quý 1 năm trước xuống còn 4,9 tỷ đồng do SSI không ghi nhận các khoản lãi, thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con, liên kết.
Trong kỳ, chi phí hoạt động tăng 46% lên 145 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng gần 3 lần lên 57 tỷ đồng do tăng chi phí lãi vay. Kết quả, SSI đạt 141,4 tỷ đồng LNST trong quý 1, tăng 25,6% so với cùng kỳ 2015. Xét về lĩnh vực kinh doanh, môi giới và dịch vụ khách hàng hiện vẫn là mảng quan trọng nhất của SSI khi mang về doanh thu 188 tỷ đồng, lợi nhuận 90,2 tỷ đồng. Mảng tự doanh đóng góp 109 tỷ đồng doanh thu, 48,4 tỷ đồng lợi nhuận.
Tính tới cuối quý 1, tổng tài sản SSI đạt 12.521 tỷ đồng, trong đó công ty dành 3.450 tỷ đồng cho khách hàng vay ký quỹ. Ngoài ra, SSI cũng có 4.338 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng. SSI hiện dành 1.254 tỷ đồng đầu tư tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL), tăng 166 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, một số khoản đầu tư đang phải trích lập dự phòng lớn gồm PVS (53 tỷ đồng), SSC (40 tỷ đồng), HPG (39 tỷ đồng)….
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Số nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng kỷ lục trong 4 tháng, theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD). Cụ thể, tổng cộng có 496 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán trong giai đoạn từ tháng 1 đến hết tháng 4 năm nay, tăng 140% so với cùng kỳ năm 2015. Đồng thời, đây cũng là con số cao nhất trong 4 tháng đầu năm kể từ năm 2010- thời điểm VSD bắt đầu cung cấp số liệu thống kê. Tính đến hết tháng 4/2016, đã có tổng cộng 19.016 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, trong đó có 2.908 nhà đầu tư tổ chức và 16.108 nhà đầu tư cá nhân. Việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư quốc tế tham gia vào TTCK Việt Nam cho thấy mức độ hấp dẫn của TTCK Việt Nam đang tăng dần, đặc biệt sau khi Nghị định 60 về nới “room” chính thức được ban hành cùng các nỗ lực của UBCK để Việt Nam sớm được nâng hạng lên thị trường mới nổi theo chuẩn của MSCI. Lực cầu khối ngoại là động lực không nhỏ giúp chỉ số VN-Index tăng điểm trong giai đoạn vừa qua.
———————–
Nhiều ngân hàng đề xuất lùi thời gian áp dụng Thông tư 36. Mới đây, nhiều ngân hàng đã đề xuất với NHNN lùi thời gian áp dụng Thông tư 36 sửa đổi. Bởi nếu áp dụng sớm, các ngân hàng có thể gặp khó khi cho vay trung và dài hạn. Việc các chỉ số trong Thông tư 36 giảm theo lộ trình sẽ giúp các ngân hàng có thêm thời gian chuẩn bị và cân đối nguồn vốn. Trong thời gian này, các ngân hàng có thể cải thiện nguồn vốn dài hạn bằng cách tăng mạnh lãi suất huy động, tận dụng nguồn vốn khác như phát hành trái phiếu ngân hàng hay vay từ một số định chế tài chính khác.
5. Sự kiện nổi bật ngày 09/05/2016:
09/05/2016 10:00 DAG Giao dịch bổ sung – 1,125,000 CP
09/05/2016 10:00 ELC Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 800,000 CP
09/05/2016 10:00 HCM Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền, 930 đồng/CP
09/05/2016 10:00 CTD Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 5,500 đồng/CP
09/05/2016 10:00 KTS Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 4,000 đồng/CP
09/05/2016 10:00 VHL Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 2,000 đồng/CP
——————————–
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net