1. Nhận định thị trường:
VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, với mức tăng khá nhẹ trước áp lực chốt lời của NĐT. Kết phiên, VN-Index tăng 2,15 điểm (+0,29%) lên 753,46 điểm với khối lượng giao dịch đạt 192.2 triệu cổ phiếu (không tính giao dịch thỏa thuận), tương ứng tăng 12.51% so với phiên giao dịch trước đó. Như vậy, đây là phiên khớp lệnh tăng cao nhất kể từ đầu tuần và dần trở về ngưỡng khớp lệnh trung bình trên 200 triệu cổ phiếu/ phiên được xác lập trước đây, nguyên nhân tăng chính có thể đến từ việc bên bán đã gia tăng chốt lời. Thị trường hiện tại vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và hôm nay nhóm này không mạnh đều, có sự phân hóa rõ nét, dẫn đến đà tăng bị giới hạn. Hiện tượng phân hóa ở nhóm dẫn dắt có thể là lực cản chính cho đà tăng tăng trong các phiên giao dịch sắp tới.
Đồ thị VN-Index ngày 07/06/2017. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng đà tăng của chỉ số VN-Index có khả năng sẽ chững lại và chỉ số sẽ còn chịu áp lực điều chỉnh trong các phiên giao dịch sắp tới. Đồng thời, dòng tiền đang phân hóa mạnh mẽ và rủi ro ngắn hạn của thị trường có dấu hiệu gia tăng do áp lực chốt lời hiện hữu. Do đó, các NĐT ngắn hạn không nên mua đuổi hoặc hạn chế mua mới và chỉ nên nắm giữ đối với các cổ phiếu đang trong xu hướng tăng ngắn và trung hạn.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng inbox Fanpage Đầu Tư Cổ Phiếu của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 07/06/2017:
VN-Index liên tục rung lắc trước khi đóng cửa tăng 0,3% lên 753,5 điểm trong khi HNX-Index vững vàng hơn khi ghi nhận phiên bức phá 1,8% lên 97,5 điểm với biên độ tăng nhìn chung được mở rộng trong suốt phiên giao dịch. Cổ phiếu ngân hàng tài chính vẫn là động lực chính với CTG, MBB trên VN-Index và ACB, NVB, SHB trên HNX-Index mặc dù áp lực chốt lời cũng xuất hiện tại một số tên tuổi như VCB, BID, STB. Độ rộng thị trường mở rộng với tỷ lệ mã tăng/giảm đạt 267/189. Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục cải thiện trong khi NĐTNN giao dịch tích cực hơn và duy trì vị thế mua ròng.
- Sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận về Nghị quyết xử lý nợ xấu. Nhiều số liệu về nợ xấu đã được công bố, trong đó đáng chú ý là tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý hiện nay ở mức trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ. Dựa trên số liệu tổng nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán VAMC chưa được xử lý và nợ tái cơ cấu là 10,08% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế, lượng nợ xấu tiềm tàng hiện đang rất lớn. Trong trường hợp Nghị quyết được thông qua, quá trình xử lý nợ xấu được kỳ vọng sẽ trở nên thông thoáng hơn và thị trường mua bán nợ thực thụ sẽ từng bước được hình thành. Từ đó, từng bước giải quyết bài toán dù lạm phát giảm nhưng lãi suất không giảm thêm. Bên cạnh dó, khi “cục máu đông” nợ xấu được tiêu trừ, chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ thực sự phát huy tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tuy Nghị quyết xử lý nợ xấu đang trong quá trình thảo luận, dòng tiền vẫn phản ứng khá tích cực đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng trong phiên hôm nay khi đưa chỉ số nhóm này tăng 2,85%, tốt nhất trong các nhóm ngành. Tuy nhiên, không phải mã ngân hàng nào cũng nhận được dòng tiền chảy vào. VCB và STB là những trường hợp như vậy. Và chính điều này đã tạo nên một bức tranh tương đối khác biệt trên hai sàn. Nếu trên sàn HSX, tác động tiêu cực từ VCB và STB khiến chỉ số chỉ có thể tăng nhẹ 0,29% thì trên sàn HNX, sự tỏa sáng của ACB, SHB và NVB đã giúp HNX-Index tăng đến 1,8%, cao nhất kể từ đầu tháng 5 đến nay.
- Các mã chứng khoán cũng có phiên giao dịch thành công. Nổi bật là VND tăng vọt 8,3% với hơn 2,3 triệu cổ phiếu được giao dịch. Đáng chú ý, khối ngoại mua ròng hơn 360.000 cổ phiếu VND. SSI và HCM tăng nhẹ 1,0% và 0,2%. Trong nhóm bảo hiểm, PVI là cái tên thu hút chú ý khi bật tăng 1,6% sau 2 phiên giảm điểm. BVH tăng 0,3%. BMI và PTI đứng giá.
- Các nhóm ngành khác như bất động sản, xây dựng, VLXD, dầu khí, bán lẻ, tiêu dùng nhìn chung đóng cửa phân hóa. Diễn biến đáng chú ý liên quan đến hai tên tuổi đứng đầu ngành thép gồm HPG và HSG khi được khối ngoại mua vào mạnh tay. HPG (+3,0%) mở rộng biên độ tăng với thanh khoản tiếp tục cải thiện phiên thứ 3 liên tiếp. NĐTNN mua ròng hơn 1,1 triệu cổ phiếu HPG. Mặc dù cũng nhận được sự quan tâm của khối ngoại, HSG đối diện áp lực chốt lời lớn từ khối nội và đóng cửa giảm 0,9%. NKG giảm 1,0% và tiếp tục tích lũy quanh vùng đỉnh hiện tại còn TLH, POM đứng giá. Sắc xanh cũng xuất hiện đơn lẻ tại một số mã vốn hóa lớn khác như VIC (+0,9%), SAB (+0,3%), GAS (+0,2%) và MWG (+0,8%). Ngược lại, VNM (-0,1%), MSN (-1,3%), PLX (-0,7%) và VJC (-2,0%) kìm hãm thị trường.
Trên HOSE, khối ngoại mua ròng với giá trị 19,29 tỷ đồng. HPG là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với 34,9 tỷ đồng tương ứng với 1,1 triệu cổ phiếu, tiếp theo là HSG với 26,6 tỷ đồng tương ứng với 795 nghìn cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, SSI là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với 12,6 tỷ đồng tương ứng với 485 nghìn cổ phiếu. Trên HNX, khối ngoại mua ròng với giá trị 7,76 tỷ đồng tương ứng với khối lượng 137 nghìn cổ phiếu. VND là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với 7,6 tỷ đồng tương ứng với 366 nghìn cổ phiếu, tiếp theo là CTS với 3,4 tỷ đồng tương ứng với 304,5 nghìn cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, SHB là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với 4,9 tỷ đồng tương ứng với 662,5 nghìn cổ phiếu.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Thống đốc Lê Minh Hưng: Xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu và sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Sáng 7/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giải trình một loạt các vấn đề về thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm xử lý nợ xấu, liên quan dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng đang được thảo luận tại Quốc hội.
Tính đến 31/12/2016, nợ xấu nội bảng tại các ngân hàng là trên 150.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Nợ xấu do VAMC nắm giữ là trên 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,29% tổng dư nợ. Như vậy, tổng số nợ là trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có số nợ có nguy cơ cao trở thành nợ xấu, đó chính là số nợ đã được cơ cấu lại cho ngân hàng và doanh nghiệp (DN) theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ trong giai đoạn khó khăn 2012 – 2013 trước đây. Thực chất, khi đến hạn số nợ này cũng là nợ xấu. Do đó, tổng số nợ xấu trong nền kinh tế được Thống đốc NHNN ước tính vào khoảng 10,08% tổng dư nợ của nền kinh tế. Trong số nợ xấu 5,8%, nợ của DN ngoài quốc doanh chiếm 63 – 64%, nợ của DNNN 6,3%, nợ của hộ kinh doanh, cá nhân chiếm 21%, nợ của DN FDI là 1,8% tổng dư nợ.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (08/06/2017):
08/06/2017 FMC Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 10:3
08/06/2017 FCN Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
08/06/2017 HTI Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 1,200 đồng/CP
08/06/2017 SRC Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 600 đồng/CP
08/06/2017 SJD Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 2:1
08/06/2017 VIX Ngày GDKHQ Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 20:1
5. Danh mục đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com