1. Nhận định thị trường:
VN-Index phục hồi nhẹ 0,33 điểm (0,05%), đóng cửa tại 631,94. Thanh khoản tăng nhẹ lên mức 104 triêu cổ phiếu.
Đồ thị VN-Index ngày 04/08/2016. Nguồn: Amibroker
VN-Index thử thách lại đường SMA50 nhưng không thành công do vấp phải áp lực cung tiềm ẩn tại vùng cản này, qua đó hình thành cây nến đỏ nhỏ có bóng trên dài kèm theo thanh khoản duy trì ở dưới mức trung bình. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng và có phần bi quan đối với xu hướng giảm điểm của thị trường trong ngắn hạn. Đặc biệt, sự chi phối của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đối với chỉ số có thể sẽ càng làm áp lực bán gia tăng khi nhóm cổ phiếu này quay đầu giảm điểm.
Hiện tại đường giá đang được nâng đỡ bởi đường SMA50 và đường upper trendline. Phản ứng hồi phục kỹ thuật của đường giá có thể sẽ xuất hiện tại vùng hỗ trợ này trong một vài phiên kế tiếp. Tuy nhiên, nếu ngưỡng điểm thấp nhất trong phiên hôm qua (627,6 điểm) bị phá vỡ thì đích đến kế tiếp cho chỉ số sẽ được đặt tại quanh 620 điểm.
Trên cơ sở đó, Nhật Cường cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 05/08/2016, nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ biến động hẹp quanh vùng hỗ trợ 630 điểm. Đồng thời, Nhật Cường đánh giá chỉ số VN-Index vẫn đang trong kênh tăng giá dài hạn và đích đến tiếp theo trong thời gian tới của chỉ số là mốc 700 điểm. Do đó, nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp rung lắc của thị trường để gia tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục đồng thời hạn chế bán tháo trong các nhịp điều chỉnh.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 04/08/2016:
Giao dịch trong biên độ rộng, VN-Index đảo chiều kết thúc chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp. VCB được NHNN chấp thuận tăng vốn theo phương án chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 35%.
- Các mã ngân hàng biến động trái chiều hôm nay với VCB; CTG & ACB tăng tốt. Tuy nhiên BID giảm và EIB; MBB & STB cũng giảm.
KQKD 6 tháng đầu năm – Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Á Châu (ACB – Khả quan) công bố ước tính KQKD 6 tháng đầu năm với LNTT hợp nhất tăng 13% so với cùng kỳ đạt 828 tỷ đồng, hoàn thành 55% kế hoạch cả năm 2016. LNST ước tính đạt 663 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ).
Thông tin cổ phiếu – Vietcombank (VCB – Khả quan) – NHNN phê duyệt đề xuất của VCB về phát hành 932.757.116 cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 35% để tăng vốn điều lệ từ 26.650 tỷ đồng lên 35.978 tỷ đồng (tăng 35%). Phương án phát hành được đệ trình tại ĐHĐCĐTN diễn ra vào ngày 15/4/2016. Chưa có ngày giao dịch không hưởng quyền. Giá cổ phiếu đã tăng trần vào phiên giao dịch sáng nay với thông tin này tuy nhiên phần lớn số điểm tăng đã mất vào thời gian giao dịch sau đó.
Gần đây, Thống đốc NHNN cũng đã phê duyệt cho VCB phát hành trái phiếu bằng VND trong năm 2016 với tổng mệnh giá là 8.000 tỷ đồng. Đồng thời, NHNN cũng yêu cầu Vietcombank không được sử dụng phần lớn tiền thu về từ phát hành trái phiếu để cho vay các dự án có rủi ro cao trong lĩnh vực ĐBS, các dự án BOT và BT, hay đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Thay vào đó, NHNN yêu cầu Vietcombank tăng tín dụng cho các doanh nghiệp trong các ngành ưu tiên.
- Các mã tài chính phi ngân hàng tăng dẫn đầu là BVH & PVI. Cổ phiếu chứng khoán giảm dẫn đầu là HCM tiếp tục giảm mạnh trong khi đó SSI và VND đều giảm.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng phục hồi với VNM; MSN và KDC tăng. FPT giảm nhẹ dù MWG tăng vọt. PNJ giảm.
- Cổ phiếu dầu khí tăng dẫn đầu là GAS & PVD. PVS cũng tăng trong khi đó PXS đóng cửa tại tham chiếu.
KQKD 6 tháng đầu năm – Masan Resources (MSR – Upcom) thông báo doanh thu 6 tháng đầu năm tăng đạt 1.745 tỷ đồng (tăng 45,5% so với cùng kỳ) và LNST đạt 71 tỷ đồng (tăng mạnh 99.2% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, LNST cho cổ đông công ty mẹ giảm 32,8% so với cùng kỳ còn 70 tỷ đồng.
Gần đây, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã phê duyệt đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên về tiến hành điều tra Công ty Núi Pháo – một công ty con của Masan Resources vào đầu tháng 8 này. Cuộc điều tra bao gồm các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường như bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản, nguồn nước và đất. Dựa trên kết luận của đoàn điều tra, Bộ và UBND tỉnh Thái Nguyên có thể yêu cầu Công ty Núi Pháo thực hiện các biện pháp phù hợp để phòng chống, giảm thiểu, giải quyết và khắc phục các vấn đề môi trường đoàn điều tra cho rằng là do hoạt động khai thác và xử lý khoáng sản của công ty gây nên.
Tin doanh nghiệp – Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS – Nắm giữ), tập đoàn tư nhân Bitexco, và Tokyo Gas đã thành lập một liên doanh, là CTCP LNG Việt Nam thực hiện hoạt động đấu thầu, kinh doanh khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), xây dựng và điều hành trạm dự trữ khí.
Liên doanh này có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, trong đó PV Gas nắm giữ 51% cổ phần, Bitexco sở hữu 39% cổ phần và 10% còn lại là Tokyo Gas. Liên doanh chính thức bắt đầu hoạt động vào ngày 1/8/2016. Công ty này trước hết sẽ đầu tư vào phát triển một trạm khí LNG cho dự trữ khí LNG nhập khẩu từ năm 2017.
Chuyên viên được biết, theo ước tính của PVN, Việt Nam hiện thiếu khoảng 3 tỷ m3 khí tự nhiên. Do nhu cầu khí trong nước đang tăng trưởng với tốc độ CARG là 7%, nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng CAGR của nguồn cung trong nước là 1,4% (số liệu 5 năm gần đây). PVN dự báo cho đến năm 2020 mức thiếu hụt sẽ tăng lên 6 tỷ m3 và đến năm 2025 sẽ tăng lên 15 tỷ m3.
Do đó, nhu cầu nhập khẩu khí LNG để đáp ứng sự thiếu hụt là không thể tránh khỏi. Giả định tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng kinh doanh khí LNG của GAS là 15% với doanh thu đến từ phí vận chuyển và chênh lệch giá mua và giá bán. Do đó, mặc dù giúp doanh thu tăng trưởng từ năm 2017 trở đi, mảng kinh doanh mới này vẫn sẽ tác động giảm tỷ suất lợi nhuận gộp.
- Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung giảm với HPG & HSG giảm dù NKG tăng. PAC giảm mạnh và BMP cũng vậy. DRC và CSM cũng giảm và STK cũng vậy. Trong khi đó DQC và RAL đóng cửa tại tham chiếu. TMT giảm dù HHS đóng cửa tại tham chiếu. TCM giảm sàn với những thông tin chưa xác nhận liên quan đến dự báo lợi nhuận. TTF tiếp tục giảm sàn như trong nhiều phiên gần đây.
Thông tin cổ phiếu – Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (AAA) thông báo công ty đã nhận được phê duyệt cuối cùng từ UBCKNN về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tỷ lệ room) ở mức hiện tại là 32% tổng số cổ phiếu đang lưu hành để phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược. Hiện tại, NĐTNN sở hữu hơn 20% vốn điều lệ của AAA và Beira Limited là cổ đông lớn nhất, sở hữu 6.536.372cp, tương đương 13,26% cổ phần.
Tin ngành ô tô – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đệ trình lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chính phủ bãi bỏ Thông tư 20/2011/TT-BCT về nhập khẩu ô tô. Thông tư này có hiệu lực từ tháng 7/2011 và đã hết hiệu lực vào ngày 1/7 năm nay quy định các nhà nhập khẩu xe ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống phải có giấy chứng nhận là nhà phân phối ủy quyền chính hãng. Mục đích của Thông tư này là thắt chặt nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cũng như cải thiện dịch vụ sau bán hàng.
Trong tháng trước, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), cùng với Hiệp hội Các nhà nhập khẩu ôtô chính hãng Việt Nam (VIVA) đã yêu cầu chính phủ kéo dài Thông tư 20 cho đến khi có những giải pháp, quy định mới.
Chuyên viên lưu ý rằng đây là cuộc chiến giữa các nhà nhập khẩu lớn (đồng thuận với Thông tư 20) và đối thủ nhỏ (không đồng ý với Thông tư 20). Về phía người tiêu dùng nên ủng hộ Thông 20 với những quy định đảm bảo chất lượng ô tô. Những nhà nhập khẩu lớn nhất trong ngành như THACO, HAS, SVC, HTL và HHS – đều là nhà phân phối ủy quyền chính hãng là đối tượng hưởng lợi rõ ràng từ việc gia hạn hiệu lực của quy định này. Lo ngại về diễn biến tiếp theo có thể lý giải cho đợt giảm gần đây của các mã HHS & TMT (đồng thời KQKD 6 tháng đầu năm kém khả quan không hỗ trợ nhiều). Nếu kéo dài Thông tư 20, đây là sẽ tín hiệu MUA VÀO ngắn hạn đối với cổ phiếu trong ngành ô tô.
- Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều với VIC tiếp tục giảm mạnh. Các mã giảm hôm nay là DXG; SJS & TDH dù DIG, NLG và KDH đều tăng. KBC tăng trong khi CII đóng cửa tại tham chiếu. CTD và HBC giảm.
KQKD 6 tháng đầu năm – Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) ước tính KQKD 6 tháng đầu năm với doanh thu tăng nhẹ 4,4% so với cùng kỳ đạt 1.420 tỷ đồng và LNST giảm còn 242,7 tỷ đồng, giảm 36,5% so với cùng kỳ. Công ty cho biết lợi nhuận giảm chủ yếu do CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) ghi nhận lỗ ảnh hưởng do lỗ tỷ giá từ khoản vay bằng Yên Nhật và điều kiện thủy văn bất lợi. Theo đó, công ty chỉ hoàn thành 48% kế hoạch doanh thu và 26% kế hoạch LNST.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản có một phiên giao dịch thú vị với cả HAG & HNG đều giảm sàn. GTN; PAN; BHS đều giảm trong khi SBT; VFG và VHC tăng.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm nhìn chung tăng với TRA, DMC tăng trong khi DHG đóng cửa tại tham chiếu. IMP giảm.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích và logistics biến động trái chiều với GMD; VSC và PPC giảm trong khi NT2 đóng cửa tại tham chiếu.
Thông tin cổ phiếu – Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) sẽ trả cổ tức tiền mặt 15% mệnh giá (tương đương 1.500đ/cp) cho năm 2016. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 15/8/2016. Công ty sẽ thanh toán làm hai đợt. Đợt 1 vào ngày 31/8/2016 thanh toán 800đ/cp và Đợt 2 vào ngày 23/9/2016 thanh toán phần còn lại là 700đ/cp.
Trên HSX, khối ngoại mua ròng hơn 43,5 tỷ đồng. VNM dẫn đầu về giá trị mua ròng, tương ứng hơn 80,8 tỷ đồng. Theo sau đó là PVT, được khối ngoại mua ròng 6 tỷ đồng, PTB cũng được mua ròng nhẹ với 5,3 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất, đạt 28,1 tỷ đồng, theo sau đó là HBC, tương ứng 11,9 tỷ đồng. Trên HNX, khối ngoại mua ròng hơn 30 tỷ đồng. PVS dẫn đầu về giá trị mua ròng, tương ứng hơn 10,6 tỷ đồng. VIX cũng được mua ròng tích cực với gần 4,5 tỷ đồng. Chiều ngược lại, AAA bị bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 1,4 tỷ đồng.
3.Thông tin Doanh nghiệp:
ACB: HĐKD cốt lõi mạnh mẽ, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm – Báo cáo KQKD
Chuyên viên hiện đang có khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho Ngân hàng TMCP Á Châu, dựa trên sức mạnh của mảng kinh doanh cốt lõi mặc dù vẫn có những lo ngại và chất lượng tài sản và mức dự phòng rủi ro tín dụng. Chuyên viên có thể tăng khuyến nghị trong báo cáo cập nhật sắp tới.
ACB đã công bố BCTC chưa kiểm toán 6 tháng đầu năm 2016 với LNTT và LNST tăng lần lượt là 13,3% và 16,2% so với cùng kỳ, đạt 48% dự báo của Chuyên viên. Tuy nhiên, LN trước dự phòng của ACB gảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái do gia tăng chi phí quản lý chung (G&A) và hoạt động mảng đầu tư không tích cực như nửa đầu năm 2015. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực từ chi phí G&A và hoạt động chứng khoán đầu tư đã được bù đắp phần lớn bởi gia tăng thu nhập từ lãi thuần và thu nhập phí thuần.
Thu nhập từ lãi thuần và thu nhập phí thuần tăng lần lượt 19,3% và 25,9%, cho thấy KQKD cốt lõi có diễn biến tốt trong nửa đầu năm. Thu nhập lãi thuần được hỗ trợ từ tăng trưởng tín dụng cao 16,6% so với 10,3% cùng kỳ 2015, và tỷ lệ lãi cận biên (NIM) cao hơn khi đạt 3,3% so với 3,0% cùng kỳ 2015. Chuyên viên cũng nhận thấy chi phí vốn giảm nhẹ 12 điểm cơ bản so với năm 2015 nhờ tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trung bình tăng đạt 14,5% so với 13,8% trong năm 2015 và sử dụng nhiều hơn vốn liên ngân hàng hơn trong 2016. Trong các báo cáo trước đây của Chuyên viên, Chuyên viên lưu ý rằng lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2016, điều này đã hỗ trợ giảm chi phí vốn và làm tăng NIM. Tuy nhiên, khi ACBS và ACB vừa phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn 8%, do đó, Chuyên viên cho rằng chi phí vốn sẽ tăng trong nửa cuối năm nay, do đó, NIM sẽ đạt khoảng 3,1-3,2% trong cả năm.
ACB vẫn đang ghi nhận dự phòng cho tài sản có vấn đề liên quan đến nhóm 6 công ty của một thành viên cũ theo nội dung tại ĐHCĐ thường niên, việc này giải thích cho chi phí dự phòng cho mảng chứng khoán đầu tư cao. Chuyên viên tin rằng ngân hàng sẽ tạo ra đủ lợi nhuận để thực hiện đủ kế hoạch dự phòng mà không ảnh hưởng đáng kế đến lợi nhuận kế hoạch.
Ngoài những điểm tích cực ở trên, Chuyên viên cũng lưu ý rằng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm. ACB có thể cần gia tăng chi phí dự phòng trong nửa cuối năm 2016 để bắt kịp kế hoạch tái cơ cấu và xóa nợ xấu nhằm tạo ra thêm dư địa cho tăng trưởng tín dụng, trong trường hợp ACB không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nới tăng trưởng tín dụng lên trên 18% như đã đề cập tại ĐHCĐ. Gia tăng chi phí dự phòng có thể có tác động tiêu cực đến KQKD nửa cuối năm 2016, tuy nhiên, KQKD trong những tháng cuối năm thường cao hơn, có thể bù đắp việc tác động tiêu cực từ ghi nhận chi phí dự phòng cao, đặc biệt khi có khoản thanh toán từ ngân hàng Xây dựng (VNCB) dự kiến nhận được trong nửa cuối năm, sẽ làm hoàn nhập dự phòng liên ngân hàng. Chuyên viên cũng lo ngại về trái phiếu hoán đổi với ngân hàng GPBank. Chuyên viên giữ quan điểm thận trọng về chất lượng của các trái phiếu này.
Nhìn chung, HĐKD cốt lõi của ACB đã có diễn biến tốt. Chuyên viên kỳ vọng thu nhập lãi thuần, và thu nhập thuần từ phí & hoa hồng sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2016, cùng với chi phí dự phòng cao hơn. Do đó, có khả năng cao ACB sẽ đạt mục tiêu LNTT 1,5 nghìn tỷ đồng. Chuyên viên cũng đang đợi báo cáo tài chính kiểm toán để có cái nhìn rõ ràng hơn về tài sản có vấn đề trước khi điều chỉnh khuyến nghị cũng như giá mục tiêu.
——————————–
NNC: Cập nhật KQKD quý 2/2016
Theo tính toán của Chuyên viên, ngành VLXD (bao gồm thép) chỉ đứng sau BĐS về tốc độ tăng trưởng LNST của quý 2 so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số 75 doanh nghiệp VLXD đã có KQKD quý 2, có tới hơn 60% doanh nghiệp có doanh thu và 77% doanh nghiệp có LNST tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ. CTCP Đá Núi Nhỏ (HSX: NNC), đã được Chuyên viên giới thiệu trong bản tin ngày 11/05/2016, là đại diện tiêu biểu của các KQKD khả quan nói trên.
Ở nửa đầu năm, NNC ghi nhận doanh thu đạt 265,82 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ; LNST cũng có sự tăng trưởng nhảy vọt 81,3% so với năm trước. Bên cạnh sản lượng tiêu thụ (7,25%) và giá bán đá tăng tốt (~20%), việc Công ty không phải đóng phí quyền khai thác khoáng sản ở mỏ đá Núi Gió là một trong những yếu tố quan trọng giúp NNC gia tăng biên ròng. Nếu so với các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành đá, NNC cũng là doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao nhất với các chỉ số tài chính đều vượt trội.
Hiện tại, NNC đang hoạt động ở 02 mỏ đá là mỏ Núi Nhỏ (Bình Dương) và mỏ Tân Mỹ (Bình Phước) với tổng trữ lượng khoảng 20 triệu m3 đá hộc. Trong đó, mỏ Núi Gió, mỏ đá chủ lực của NNC, đóng góp hơn 90% doanh thu cũng như lợi nhuận cho NNC. Tương tự như mỏ đá Tân Đông Hiệp của KSB và C32, mỏ đá Núi Nhỏ đã được gia hạn khai thác đến hết năm 2017. Tuy nhiên, mỏ Núi Nhỏ vẫn có thể xin được gia hạn một lần cuối thêm khoảng 2 năm. Với nhu cầu xây dựng, đặc biệt là các công trình hạ tầng, còn rất lớn trong khi chi phí vận chuyển các sản phẩm đá xây dựng là tương đối cao (khoảng 120.000 đồng/100 km), Chuyên viên nghiêng về khả năng NNC sẽ xin được giấy phép gia hạn ở mỏ Núi Gió. Trong kịch bản kém khả quan nhất là việc gia hạn không được chấp thuận thì Chuyên viên cho rằng hoạt động kinh doanh của NNC vẫn ổn định cho tới năm 2019-2020.
Cùng với đó, hiệu quả kinh doanh ở mỏ Tân Lập đang dần có sự cải thiện nhờ sự nhu cầu gia tăng nhu cầu ở khu vực Bình Phước và các tỉnh miền Tây. Được biết, NNC dự kiến tiêu thụ khoảng 380.000 m3 trong năm 2016, gần gấp đôi so với sản lượng năm trước. Bên cạnh đó, NNC có kế hoạch tìm kiếm 2-3 mỏ đá mới để bù đắp một phần sản lượng ở mỏ Núi Nhỏ sau khi mỏ này hết thời hạn khai thác.
Nhìn chung, Chuyên viên đánh giá khả quan với triển vọng của NNC trong năm 2016-2017. Chuyên viên ước tính doanh thu năm 2016 có thể đạt 631 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2015; LNST ước đạt 197 tỷ đồng, tương ứng với EPS 11.046 đồng/cp. Với giá đóng cửa ngày 04/08/2016, cổ phiếu NNC đang giao dịch ở mức 7,5 lần, tương đối thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác là KSB và DHA.
——————————–
LHG: Phân tích công ty cổ phần Long Hậu (LHG: HOSE)
Long Hậu là một KCN có tuổi đời khá trẻ của tỉnh Long An. Được thành lập từ năm 2006 và tới nay, Long Hậu luôn được xem là một trong những KCN tốt nhất của tỉnh Long An.
KCN hiện tại có 2 khu chính đó là KCN Long Hậu hiện hữu (Long Hậu 1) và KCN Long Hậu mở rộng (Long Hậu 2) với tổng diện tích là 245ha. Sau 10 năm đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy của Long Hậu đã đạt trên 80%. Hiện tại, LHG đang tích cực triển khai hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho LH3. KCN Long Hậu 3 có tổng diện tích là 124ha, trong đó diện tích đất thương phẩm là 88,3ha. Tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 1.102 tỷ đồng. Giá thuê của KCN mới sẽ ngang bằng với giá thuê của KCN hiện hữu và khu mở rộng, giá thuê hiện tại đang giao động từ 90- 100$/m2. Phần diện tích đất kinh doanh còn lại của KCN Long Hậu hiện hữu và mở rộng vào khoảng 30ha, đủ cho LHG kinh doanh trong vòng ít nhất là 2 năm nữa và phân kỳ I của LH3 sẽ tạo ra nguồn thu cho LHG tới năm 2021
6 tháng đầu năm 2016 KCN Long Hậu ghi nhận những kết quả tích cực từ tình hình kinh doanh. Theo đó, mặc dù doanh thu thuần chỉ đạt 107,33 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ và mới hoàn thành 27% chỉ tiêu doanh thu cả năm nhưng lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 38.72 tỷ đồng, tăng 50% so với nửa đầu năm 2015 và hoàn thành 51% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
LHG là một KCN được đầu tư bài bản và Chuyên viên đánh giá cao LHG ở những điểm như:
Vị trí địa lý thuận lợi hơn so với phần lớn các khu công nghiệp của tỉnh Long An.
Giá thuê đất của LHG sẽ tăng trong dài hạn nhờ hưởng lợi từ các dự án hạ tầng đầu tư cho cụm cảng Hiệp Phước.
Quỹ đất còn lại lớn.
Các chỉ số về hiệu quả hoạt động của LHG cao hơn so với KBC và ITA trong khi tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính của LHG thấp hơn nhiều so với hai công ty trên. Hơn nữa, LHG hàng năm đều trả cổ tức cho cổ đông.
Cổ đông lớn IPC là một tổ chức có vốn nhà nước chuyên nghiệp phát triển KCN và thu hút FDI, đây là lợi thế đặc biệt mang lại sự ổn định cho hoạt động của LHG.
Khoản tiền hồi tố là rủi ro đối với LHG ở thời điểm hiện tại.
Chuyên viên khuyến nghị MUA cổ phiếu LHG với giá mục tiêu là 29.555 đồng/cp, tương đương với mức tăng 36,8% so với mức giá hiện tại. Tại mức giá ngày 4/8/2016 là 21.600 đồng/cp, LHG đang được giao dịch tại P/E là 6,8 lần và P/B là 0,8 lần, thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành là KBC và ITA cũng như so với thị trường chung.
——————————–
BID: KQKD hợp nhất 6 tháng đầu năm của BID tăng trưởng nhẹ. Triển vọng cả năm không thực sự khả quan và Chuyên viên đã giảm dự báo LNTT của ngân hàng. Tiếp tục duy trì đánh giá Kém Khả quan.
LNTT 6 tháng đầu năm tăng 6,22% so với cùng kỳ. Thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tốt nhưng đồng thời chi phí hoạt động tăng mạnh trong khi chi phí dự phòng cũng tăng. Huy động khách hàng tăng mạnh hơn cho vay khách hàng do BID đang nỗ lực giảm hệ số LDR thuần. Và đây là một lý do khiến tỷ lệ NIM giảm nhiều hơn so với mức bình quân. Một lý do khác nữa là trái phiếu lợi suất cao đáo hạn. Chuyên viên đã giảm dự báo LNTT của BID từ 7.500 tỷ đồng xuống còn 6.900 tỷ đồng, giảm 5%. Hệ số CAR sát ngưỡng tối thiểu trong khi thị trường vẫn chờ quyết định cuối cùng về vấn đề trả cổ tức bằng cổ phiếu hay bằng tiền mặt cho năm 2015. Trong khi đó chi phí dự phòng đang tăng lên trong khi một lo ngại khác là các khoản cho vay liên quan đến HAG.
Tiếp tục duy trì đánh giá Kém khả quan. P/B dự phóng là 1,43 lần; cao hơn bình quân ngành. Vấn đề tăng vốn đang trở nên cấp thiết trong khi chất lượng tài sản vẫn còn là vấn đề cần lưu tâm. Theo đó, rõ ràng triển vọng 6 tháng cuối năm ẩn chứa những rủi ro.
BID công bố LNTT đạt 3.300 tỷ đồng (tăng 6,22% so với cùng kỳ) – Cả thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi tăng tốt, lần lượt tăng 21,65% và 34,37% so với cùng kỳ. Tuy nhiên LNTT chỉ tăng 6,22% so với cùng kỳ lên 3.300 tỷ đồng do chi phí hoạt động tăng mạnh trong khi chi phí dự phòng cũng tăng.
Cho vay khách hàng tăng 9,89% so với đầu năm – đạt 657 nghìn tỷ đồng và thấp hơn đáng kể so với mức tăng trong cùng kỳ 2015 là 16,28% nhưng sát với mức tăng bình quân của ngành (8,16%). Tuy nhiên, tăng trưởng cho vay 6 tháng đầu năm 2015 có yếu tố không thường xuyên; cụ thể vào Q2/2015 dư nợ cho vay của BID bao gồm cả dư nợ cho vay của MHB sau khi sáp nhập (làm dư nợ cho vay của BID tăng khoảng 7%). Nếu loại bỏ yếu tố không thường xuyên này thì tín dụng 6 tháng đầu năm 2015 chỉ tăng 9,28%.
Theo kỳ hạn, cho vay trung dài hạn tăng 14,57% so với đầu năm; là 295 nghìn tỷ đồng (chiếm 44,88% tổng dư nợ cho vay) trong khi cho vay kỳ hạn ngắn chỉ tăng 6,35% so với đầu năm; là 362 nghìn tỷ đồng (chiếm 55,12% tổng dư nợ cho vay).
Quan điểm đầu tư – Duy trì đánh giá Kém khả quan. P/B dự phóng là 1,43 lần; nghĩa là không rẻ đối với một ngân hàng có triển vọng tăng trưởng không cao và cần gấp rút nâng vốn cấp 1. Hệ số CAR đã đạt đến mức giới hạn tối thiểu và cần nhanh chóng cải thiện. Vấn đề trả cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt cũng chưa được giải quyết. Ngoài ra còn có lo ngại liên quan đến cho vay HAG chủ yếu do thiếu thông tin. Do vậy NĐT có lẽ sẽ lo ngại về chất lượng chung của tài sản. Ít nhất BID cũng đã cải thiện thanh khoản bằng cách hy sinh tỷ lệ NIM; và đây là tín hiệu tích cực; tuy nhiên Chuyên viên cho rằng BID vẫn cần tiếp tục làm thêm một số việc ở đây. Tuy nhiên 6 tháng cuối năm có vẻ sẽ nhiều thách thức hơn đặc biệt là nếu kế hoạch tăng vốn không đạt được tiến triển mới.
——————————–
DQC công bố KQKD 6 tháng kém khả quan. Triển vọng ở mức trung bình. Giảm đánh giá từ Khả quan xuống Nắm giữ.
Doanh thu tăng mạnh nhờ sản phẩm đèn LED tiếp tục thâm nhập thị trường nhưng cả tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận từ HĐSXKD giảm mạnh và có vẻ chiết khấu cho đại lý bán buôn tăng đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Tình hình cạnh tranh gay gắt hơn nên tác động giảm giá đầu vào đã được chuyển sang cho khách hàng trong bối cảnh hàng nhập từ Trung Quốc đặt ra nguy cơ lớn hơn bao giờ hết. Lợi nhuận tài chính thuần tăng nhờ ghi nhận lãi từ khoản lãi chậm trả của Cuba cộng với lỗ tỷ giá giảm. Trong khi đó tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu cũng giảm. Ở đây có sự ảnh hưởng của những thay đổi về hạch toán kế toán; tuy nhiên có thể nhìn vào tỷ suất lợi nhuận từ HĐSXKD để thấy được đầy đủ bức tranh. Chuyên viên giảm dự báo cho 2016 với dự báo lợi nhuận tăng trưởng 4,9%.
Giảm đánh giá từ Khả quan xuống Nắm giữ. Giá cổ phiếu đã tăng 64,3% so với đầu năm. Hiện P/E dự phóng là 13,5 lần. Nghĩa là đã đắt trong khi triển vọng tăng trưởng đã giảm xuống.
DQC (giảm đánh giá từ Khả quan xuống Nắm giữ) gần đây đã công bố KQKD chưa soát xét 6 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt 446,5 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 133,6 tỷ đồng (gần như giữ nguyên so với cùng kỳ) – Doanh thu thuần tăng 24% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ doanh thu từ thị trường trong nước tăng mạnh. Trong khi đó lợi nhuận gần như giữ nguyên so với cùng kỳ do mặc dù doanh thu và lợi nhuận tài chính thuần tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp lại giảm mạnh. Theo đó DQC đã hoàn thành 40,6% kế hoạch doanh thu và 58,1% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Khó có thể lấy được thông tin chi tiết hơn chẳng hạn như giá bán bình quân hay mức độ giảm của chi phí đầu vào; do vậy phạm vi phân tích của Chuyên viên bị giới hạn phần nào.
Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm còn 27,9% do lợi nhuận gộp giảm 7,5% so với cùng kỳ – Tỷ suất lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm giảm xuống còn 27,9% so với mức cùng kỳ là 37,5% – Theo công ty, sự thay đổi về hạch toán kế toán đối với chiết khấu thương mại so với năm ngoái, nên tỷ suất lợi nhuận gộp đã bị ảnh hưởng nên không thể so sánh trực tiếp tỷ suất lợi nhuận gộp giữa hai kỳ. Thay vào đó Chuyên viên sử dụng tỷ suất lợi nhuận từ HĐSXKD để so sánh. Cho dù vậy Chuyên viên được biết giá bán bình quân đã giảm nhanh hơn mức giảm của chi phí đầu vào do cạnh tranh ở phân khúc đèn LED diễn ra gay gắt hơn (đèn LED là phân khúc khả quan nhất của DQC trong thời gian qua). Trong Q2, công ty đã giảm giá bán bình quân đối với tất cả sản phẩm của mình; theo đó lợi nhuận gộp đã giảm 7,5% so với cùng kỳ xuống còn 124,8 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng & quản lý giảm nhẹ 2% do có sự thay đổi về hạch toán kế toán trong năm nay – Công ty công bố chi phí bán hàng & quản lý là 65,7 tỷ đồng (giảm 2% so với cùng kỳ) và bằng 14,7% doanh thu thuần (cùng kỳ là 18,6%).
Lợi nhuận từ HĐSXKD (không tính lợi nhuận tài chính thuần) giảm 13,1% so với cùng kỳ xuống còn 59,1 tỷ đồng – Để thuận lợi cho việc phân tích như đã đề cập trên đây, Chuyên viên đã tính lợi nhuận từ HĐSXKD (bằng lợi nhuận gộp trừ chi phí bán hàng & quản lý) để loại bỏ tác động của sự thay đổi hạch toán kế toán. Lợi nhuận từ HĐSXKD chỉ đạt 59,1 tỷ đồng; giảm 13,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận từ HĐSXKD chỉ đạt 13,2%; giảm so với mức 18,9% cùng kỳ năm ngoái. Như vậy sự thay đổi trong cách hạch toán không thể dùng để lý giải cho KQKD kém khả quan mà ở đây là do sự thay đổi về môi trường kinh doanh.
Quan điểm đầu tư – Giảm đánh giá từ Khả quan xuống Nắm giữ. Giá cổ phiếu DQC đã tăng mạnh 64,3% so với đầu năm và cao hơn 85,8% so với mức thấp 52 tuần. Hiện tại, cổ phiếu DQC đang giao dịch với P/E dự phóng 2016 là 13,5 lần. Đảm bảo bởi tăng trưởng năm nay chỉ một con số mặc dù Chuyên viên dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm sau của công ty sẽ đạt hơn 10%. Sản phẩm Led sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tuy nhiên, công ty sẽ gia nhập danh sách dài các nhà sản xuất bóng điện đang đối mặt với sự suy giảm của tỷ suất lợi nhuận do những ảnh hưởng từ cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Do đó, dựa trên định giá và tốc độ tăng trưởng kiêm tốn hơn, Chuyên viên hạ đánh giá đối với cổ phiếu này từ Khả quan xuống Nắm giữ. NĐT ngắn đến trung hạn có thể cân nhắc chốt lời.
4. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục cao trong Quý 2/2016, cho thấy tiêu thụ trong nước tiếp tục tăng trưởng Nielsen cho biết chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục ở mức cao trong Quý 2/2016, đạt 107 điểm dù giảm nhẹ 2 điểm so với Quý 1/2016. Như vậy, Việt Nam là nước có người tiêu dùng lạc quan thứ bảy thế giới. Niềm tin người tiêu dùng cao cho thấy tiêu thụ trong nước sẽ tiếp tục ổn định trong tương lai. Các nội dung đáng chú ý khác từ cuộc khảo sát bao gồm người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và sẵn sàng mua sắm các mặt hàng giá trị lớn. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các công ty hàng tiêu dùng mà chúng tôi theo dõi, trong đó phần lớn đều báo cáo KQLN 6 tháng đầu 2016 đầy tích cực. Các mã hàng tiêu dùng chuyên viên đánh giá cao bao gồm MWG (bán lẻ hàng tiêu dùng, khuyến nghị MUA), FPT (công nghệ, phần mềm, bán lẻ và phân phối hàng công nghệ, khuyến nghị MUA), VNM (sữa, khuyến nghị KHẢ QUAN), GTN (thực phẩm nông nghiệp, khuyến nghị MUA), và DQC (chiếu sáng gia dụng và công nghiệp, khuyến nghị đang được xem xét).
——————————–
Giá xăng giảm 4% từ 3h chiều hôm nay
Giá xăng giảm nhẹ chiều hôm nay – Bộ Công thương ban hành Công văn 7204/BCT-TTTN về điều chỉnh giá xăng dầu với mức giảm 3,5% – 5,2% từ 3h chiều hôm nay. Theo đó, giá xăng giảm 3,8% – 3,9% hay 600đ/lít. Trong khi đó, giá dầu hỏa và dầu diezen lần lượt giảm 3,5% và 5,2%. Đồng thời, Bộ Công thương cũng quyết định ngừng hỗ trợ giá các sản phẩm xăng dầu từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Động thái này thường diễn ra vào thời điểm này của năm khi số dư quỹ còn lại không nhiều.
Lợi nhuận doanh nghiệp xăng dầu tăng lên khi nguồn cung thế giới dư thừa – Dự trữ xăng tiếp tục gia tăng dù giá dầu thô đã giảm hơn 10% trong hơn 2 tuần qua. Trước điều chỉnh giảm hôm nay, dựa trên giá Plat bình quân 15 ngày, Chuyên viên ước tính các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang ghi nhận lợi nhuận 600đ/lít xăng và 630đ/lít dầu diezen bán lẻ. Sau cắt giảm, ước tính lợi nhuận bán lẻ xăng dầu đã giảm về mức rất thấp. Theo đó, giá xăng có thể tiếp tục giảm hơn nữa trong thời gian tới tùy theo các diễn biến sắp tới.
Giá các sản phẩm xăng dầu trong nước đã giảm 2,7% – 10,4% so với đầu năm sau 5 đợt tăng và 8 đợt giảm giá kể từ đầu năm. Trong khi đó, giá dầu thô đã tăng 10% so với đầu năm mặc dù vẫn giảm 20% so với thời điểm đầu tháng 6. Sự khác biệt này là do nguồn cung dầu dư thừa và ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu cũng như ở các thị trường khu vực cộng với sự hỗ trợ về giá trong nước từ Quỹ bình ổn giá. Hiện tay, hỗ trợ giá trong nước đã không còn và diễn biến giá xăng dầu trong nước sẽ theo sát thị trường khu vực hơn.
5. Sự kiện nổi bật ngày mai (05/08/2016):
05/08/2016 NNC Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 3,287,941 CP
05/08/2016 TYA Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 556,280 CP
05/08/2016 CSM Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 29,605,971 CP
05/08/2016 VNM Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 8,887,731 CP
05/08/2016 DPS Giao dịch bổ sung – 12,774,637 CP
05/08/2016 TBD Giao dịch bổ sung – 4,872,061 CP
05/08/2016 VTL Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 800 đồng/CP
05/08/2016 HCI Họp ĐHCĐ thường niên năm 2016
05/08/2016 CVT Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 2,500 đồng/CP
6. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– “Giá mục tiêu” và “Giá cắt lỗ” sẽ được cập nhật dựa trên diễn biến giao dịch hàng ngày của từng mã.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
——————————–
Nguồn: Tổng hợp từ các CTCK
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net