DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 03/10/2016

Lượt xem: 4,690 - Ngày:

1. Nhận định thị trường:

Sau 9 phiên tăng điểm liên tiếp, VN-Index đã có phiên điều chỉnh nhẹ, đóng cửa tại 685,73 điểm (giảm 2,82 điểm tương đương 0,41%). Thanh khoản giảm nhẹ về mức 102 triệu cổ phiếu.

Đồ thị tuần VN-Index ngày 30/09/2016. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị tuần VN-Index ngày 30/09/2016. Nguồn: Amibroker

Đồ thị VN-Index ngày 30/09/2016. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị VN-Index ngày 30/09/2016. Nguồn: Amibroker

Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nguyễn Văn Nguyên cho rằng phiên giảm điểm ngày hôm nay khả năng là phiên điều chỉnh kỹ thuật sau khi chỉ số VN-Index đã tăng liên tiếp 9 phiên trước đó. Đây là điều cần thiết để xu hướng tăng được củng cố vững chắc hơn. Đồng thời, Nguyễn Văn Nguyên cho rằng chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ hướng đến vùng đích kỳ vọng kế tiếp nằm tại 700-720 điểm trong thời gian tới. Do đó, VN-Index có thể tăng trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần tới và sẽ có những nỗ lực để kiểm định vùng kháng cự tại 695-700 điểm. Mặc dù vậy, trong quá trình đi lên, nhiều khả năng thị trường vẫn sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh đan xen. Do đó, NĐT không nên mua đuổi tại các vùng giá cao, thay vào đó NĐT nên chờ đợi các mã điều chỉnh về điểm mua ngắn hạn.

Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 30/09/2016:

VN-Index giảm điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, kết thúc chuỗi tăng điểm kéo dài nhất từ đầu năm đến nay.

• Các mã ngân hàng ít biến động với VCB & BID đóng cửa tại tham chiếu trong khi CTG giảm. ACB & EIB đóng cửa tại tham chiếu; STB giảm và MBB tăng.

• Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều với BVH tăng trong khi PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán cũng biến động trái chiều với HCM giảm trong khi VND tăng. SSI đóng cửa tại tham chiếu.

• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với VNM đóng cửa tại tham chiếu trong khi KDC giảm và MSN tăng. FPT giảm và PNJ cũng giảm trong khi MWG tăng.

Tin doanh nghiệp – Quy định về giá trần đối với sữa bột cho trẻ em sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay và việc liệu có tiếp tục áp giá trần này hay không là vấn đề đang gây tranh cãi – VNM (Khả quan) sẽ được hưởng lợi nếu việc áp giá trần hết hiệu lực – Giá trần áp cho sữa bột của trẻ dưới 6 tuổi sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2016 và việc gia hạn áp giá trần có khả năng sẽ được Bộ Tài chính hoặc Chính phủ xem xét. Có vẻ như quyết định sẽ sớm được đưa ra trong vòng 2 tháng tới.

Hiện nay các chuyên gia trong ngành và các hiệp hội cho rằng chính phủ nên loại bỏ quy định áp giá trần vì nó không những không giúp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty sữa và toàn bộ thị trường sữa.

Giá trần được Bộ Tài chính đưa ra vào tháng 5 năm 2014. Vào cuối quý 2 năm 2015, chính phủ yêu cầu tiếp tục áp giá trần cho đến cuối năm nay. Đối với VNM, tác động từ việc áp giá trần trong năm 2014 khá đáng kể, vào khoảng 500 tỷ đồng do chi phí bình quân cho sữa bột nguyên liệu ở thời điểm đó ở mức cao (3.900 USD/ tấn). Trong khi chi phí bình quân của sữa bột nguyên liệu trong năm 2016 khoảng 2.000 USD/ tấn, thấp hơn 48,7% so với năm 2014. Vì vậy trong năm 2016, tác động từ áp giá trần là rất nhỏ.

Triển vọng tích cực trong dài hạn đối với cổ phiếu VNM nếu việc áp giá trần được loại bỏ – Nếu việc áp giá trần được loại bỏ, VNM sẽ không hưởng lợi trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn, ảnh hưởng sẽ rất tích cực. VNM hiện đang có khoảng 27-30 đầu sản phẩm sữa bột trẻ em. Việc dỡ bỏ giá trần sẽ giúp công ty tăng giá bán nếu chứng minh được giá vốn tăng. Điều này chỉ áp dụng nếu giá sữa nguyên liệu mạnh trở lại. Tại thời điểm hiện nay, sữa bột tách kem đang giao dịch với giá 2.293 USD/ tấn và sữa bột nguyên kem là 2.782 USD/ tấn. Có nghĩa là giá bình quân vào khoảng 2.538 USD/ tấn, tăng 26,9% so với mức giá bình quân của VNM trong năm 2016.

Tin doanh nghiệp – UBCKNN chấp thuận cho KDC chào mua công khai 65% cổ phiếu TAC với giá là 78.000đ – CTCP Tập đoàn Kido (KDC – Khả quan) đã được UBCKNN chấp thuận chào mua công khai 65% số cổ phiếu đang lưu hành của CTCP Dầu thực vật Tường An (TAC) tại mức giá 78.000đ/ cổ phiếu.

• Cổ phiếu dầu khí nhìn chung giảm dẫn đầu là GAS, PVD; PVS và PXS.

• Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều và giảm với HPG; NKG và HSG giảm. HHS tăng trần trong khi CSM; DQC; DRC; PAC; RAL và TTF tăng. STK đóng cửa tại tham chiếu. TCM và TMT giảm.

• Cổ phiếu BĐS cũng biến động trái chiều và giảm với VIC; CTD; BCI và HBC. DXG và NLG đóng cửa tại tham chiếu. DIG; KBC; KDH; SJS và TDH giảm.

Tin cổ phiếu – Dragon Capital đã bán 15,5 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) để giảm tỷ lệ sở hữu từ 8,54% xuống 3,54% (tương đương 11 triệu cổ phiếu). Cụ thể, Amersham Industries Limited đã bán 2,5 triệu cổ phiếu REE, Venner Group Limited bán 8 triệu cổ phiếu và Wareham Group Limited bán 5 triệu cổ phiếu. Chỉ Veil Holding Limited Group vẫn giữa lại 3,3 triệu cổ phiếu REE (tương đương 1,08% cổ phần). Do đó, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn của REE từ ngày 28/9/2016.

Các giao dịch này được thực hiện qua giao dịch thỏa thuận với giá 23.500đ/cp. Đồng thời, các NĐT khác liên quan đến AIMS Asset Management bao gồm Apollo Asia Fund Limited và Panah Master Fund đã mua lần lượt 13 triệu và 2,5 triệu cổ phiếu.

Tin cổ phiếu – HĐQT KDH phê duyệt kế hoạch phát hành 54 triệu cổ phiếu thưởng – Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH – Nắm giữ) vào ngày 29/9/2016 đã phê duyệt kế hoạch phát hành thêm 54.000.000 cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 3:10 để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu.

• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều và giảm với HNG; VHC; VFG & GTN. HAG đóng cửa tại tham chiếu. BFC; BHS; DPM; PAN; SBT tăng.

Tin doanh nghiệp – SBT thông báo kế hoạch niêm yết 600 triệu USD cổ phiếu tại Singapore trong vòng 5 năm – Theo một số phương tin truyền thông, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) có kế hoạch niêm yết CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT – Kém khả quan) trên sàn chứng khoán Singapore trong vòng 5 năm tới và dự kiến huy động khoảng 600 triệu USD. Quy định về niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài là chưa rõ ràng do từ trước đến nay chưa một doanh nghiệp nào niêm yết thành công ở nước ngoài. Mặc dù trong những năm qua đã có rất nhiều công ty thảo luận về vấn đề này. Theo nhìn nhận ban đầu thì vẫn chưa rõ là có một cơ chế giữa các cơ quan quản lý cho phép thực hiện niêm yết hay không. Thực tế là cho tới gần đây vẫn chưa có một cơ chế nào như thế xuất hiện.

Có vẻ như kế hoạch M&A cũng được xác nhận – TTC cũng cho biết SBT sẽ sáp nhập với một công ty mía đường khác để tạo thành công ty mía đường lớn nhất tại Việt Nam. Và thời gian cụ thể vẫn chưa được xác định. Dĩ nhiên thị trường trước đó đã có nhiều dự đoán về khả năng sáp nhập trong tương lại giữa SBT & BHS.

Hiện tại SBT sở hữu 100% Mía đường Thành Thành Công Gia Lai, 30,54% cổ phần Mía đường Nước Trong và 39,23% Mía đường Tây Ninh. Trong khi đó, BHS sở hữu 100% Mía đường Biên Hòa – Ninh Hoa, 94,51% cổ phần tại Mía đường Phan Rang, 26,49% cổ phần tại Mía đường Tây Ninh và 13,08% cổ phần tại Mía đường Sơn Dương.
Gần đây, TTC đã mua lại mảng mía đường của HAG, bao gồm cả nhà máy đường với công suất ép 1.050.000 tấn mía mỗi năm và vùng trồng mía 6.000ha cạnh nhà máy đường. Nhà máy đường tại Lào có thể thuộc về công ty sau khi đã sáp nhập.SBT & BHS.

Mục đích của TTC là trở thành công ty mía đường toàn cầu – Hiện tại, TTC dẫn đầu đầu tư vào ngành mía đường ở Việt Nam với tổng thị phần là khoảng 30%. Bên ngoài Việt Nam, TTC sở hữu diện tích trồng mía tại Campuchia, là khoảng 8.000ha và dự kiến sẽ tăng gấp 2,5 lần diện tích trồng mía lên 20.000ha. Và nếu công ty thực tế đã mua lại mảng mía đường của HAG tại Lào, khi đó diện tích trồng mía tại đây là 6.000ha. Việc mở rộng sang Lào và Campuchia giúp giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm đường TTC so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan (hiện tại phần lớn đường nhập lậu vào Việt Nam là từ Thái Lan). Chúng tôi cũng lưu ý rằng chi phí sản xuất đường tại Lào thấp hơn khoảng 30% so với ở Việt Nam.
Và việc niêm yết SBT trên sàn chứng khoán Singapore sẽ giúp TTC gia nhập thị trường thế giới.

TTC có vẻ đã bắt đầu công tác chuẩn bị cho niêm yết trên sàn chứng khoán Singapo trong một thời gian – SBT đã thành lập một công ty con, là TSU Investment Pte. Ltd tại Singapore vào năm 2015 với tổng vốn đầu tư là 12 triệu USD. Gần đây, SBT đã chấm dứt hoạt động của Thành Thành Công Gia Lai tại Singapore và sáp nhập vào TSU. Truyền thông cũng cho biết Phó Chủ tịch HĐQT TTC, bà Đặng Huỳnh Ức My đã chuyển qua Singapore để chỉ đạo công tác niêm yết tại đây.

Điều kiện đển tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore là khó khăn hơn ở Việt Nam – Xét về những yêu cầu về tài chính, sàn chứng khoán Singapo yêu cầu một trong những điều kiện sau đây đối với các công ty muốn niêm yết trên sàn: (1) LNTT hợp nhất tối thiểu (dựa trên BCTC cả năm hợp nhất kiểm toán) là 30 triệu USD cho năm tài chính gần nhất và đã hoạt động trong ít nhất 3 năm. (2) có lợi nhuận trong năm tài chính gần nhất (LNTT dựa trên BCTC cả năm hợp nhất đã kiểm toán gần nhất), đã hoạt động ít nhất 3 năm và có vốn hóa thị trường không ít hơn 150 triệu USD dựa trên giá phát hành và vốn cổ phần sau chào bán. (3) có doanh thu hoạt động (thực tế hoặc pro forma) trong năm tài chính hoàn tất gần nhất và vốn hóa thị trường không thấp hơn 300 triệu USD dựa trên giá phát hành và vốn cổ phần sau chào bán.

Ngoài ra, về chuẩn mực kế toán, trong trường hợp niêm yết lần đầu, BCTC nộp trong hồ sơ xin niêm yết lần đầu và BCTC thường kỳ công bố trong tương lai sẽ phải lập theo Chuẩn mực kế toán của Singapore (“FRS”) hoặc theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (“IFRS”) hay Nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại Mỹ (“US GAAP”). Trong trường hợp niêm yết không phải lần đầu, BCTC nộp trong hồ sơ xin niêm yết và BCTC thường kỳ công bố trong tương lai chỉ cần phù hợp với FRS, IFRS hoặc US GAAP.

Thủ tục niêm yết trên SGX – Trừ khi có hướng dẫn khác của SGX, còn nếu không những bước chính thông thường sẽ phải thực hiện khi niêm yết trên SGX gồm:

1. Nộp một bộ hồ sơ xin niêm yết (cho Bộ phận niêm yết) theo đúng các quy định niêm yết;

2. SGX sẽ xem xét hồ sơ xin niêm yết có đáp ứng các tiêu chí niêm yết hay không và sẽ quyết định có cấp thư công nhận đủ điều kiện niêm yết (kèm hoặc không thèm theo các điều kiện). Công ty xin niêm yết chỉ được phép niêm yết khi đáp ứng tất cả điều kiện đề ra trong thư công nhận đủ điều kiện niêm yết.

3. Trong trường hợp cần có bản cáo bạch hoặc bản công bố thông tin, thì công ty xin niêm yết phải nộp bản cáo bạch hoặc bản công bố thông tin cho cơ quan quản lý có liên quan (nếu có quy định) và nộp một bản copy cho SGX.
4. SGX sẽ thông báo cho công ty xin niêm yết bổ sung thông tin (bên cạnh thông tin đã đề cập) cần công bố trước khi bắt đầu chính thức giao dịch.

5. Nếu đòi hỏi phải chào bán chứng khoán ra công chúng, thì công ty xin niêm yết phải mời NĐT đăng ký hoặc mua chứng khoán cần chào bán. Sau khi chào bán xong, công ty xin niêm yết phải công bố kết quả chào bán và nếu cần thiết là cả khối lượng chứng khoán được đăng ký mua và cơ sở phân phối; ở đây tỷ lệ đăng ký mua chứng khoán sẽ cho thấy mức độ quan tâm thực sự của NĐT đối với chứng khoán chào bán.

Trước đây đã có một số doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam đề cập đến kế hoạch niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài như VNM, GMD, KDC, FPT & PVD. Tuy nhiên cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào tiến hành niêm yết ở nước ngoài. Những khó khăn gặp phải trong quá trình xin niêm yết ở nước ngoài phát sinh ở nhiều cấp độ;

a) Việc niêm yết ở nước ngoài đòi hỏi giữa các Sở GDCK phải có cơ chế tương thích – Cơ quan quản lý của Việt Nam và Singapore cần có cơ chế và thủ tục cụ thể nhằm tạo điều kiện cho việc niêm yết. Và hiện chưa rõ hiện đã có một cơ chế như vậy hay chưa, nhưng theo chúng tôi được biết cho tới gần đây thì chưa có một cơ chế như vậy. Và đây là trở ngại lớn trước đây và đã cản trở ngay từ đầu việc niêm yết ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.

b) Cái giá của việc niêm yết của nước ngoài là không hề rẻ và cần quá trình tìm hiểu chi tiết, tiêu tốn nhiều thời gian – Việc niêm yết trên SGX là quá trình tiêu tốn nhiều thời gian. Do đó, chi phí sẽ không hề thấp do cần đến nhiều luật sư, đơn vị tư vấn… Trên thực tế đối với một doanh nghiệp niêm yết đầu tiên từ Việt Nam, thì SGX sẽ thận trọng hơn trong việc thẩm định để đảm bảo việc niêm yết diễn ra suôn sẻ và thành công.

Tin doanh nghiệp – FMC có thể sẽ bị ảnh hưởng khi Mỹ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam sau đợt rà soát hoàng hôn 5 năm lần thứ hai – Bộ Thương mại Mỹ, vào ngày 15/9 mới đây đã đưa ra kết luận rằng việc dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam vào Mỹ, sẽ khiến cho việc phá giá tái diễn với biên độ bình quân lên tới 25,76%. Như vậy, các công ty xuất khẩu tôm Việt Nam, bao gồm FMC, sẽ tiếp tục nằm trong danh sách rà soát áp dụng thuế bán chống phá giá hàng năm của Bộ Thương mại Mỹ trong những năm tới. Điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp tôm Việt Nam tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Trước đó, vào ngày 12/9, Bộ Thương mại Mỹ đã thông báo kết quả cuối cùng của đợt rà soát POR 10 (từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/1/2015). Trong đó, thuế suất chống bán phá giá cuối cùng cho FMC trong POR là 4,78%, cao hơn nhiều so với mức 0% trong POR và mức thuế suất sơ bộ, 3,56% cho POR 10.

Trong 8 tháng đầu năm 2016, doanh thu xuất khẩu sang Mỹ của FMC đạt 28,6 triệu USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ và chiếm 35% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty.

Chi phí thuế chống bán phá giá được chuyển sang khách hàng do FMC chỉ sử dụng duy nhất phương thức CFR trong thanh thanh toán, do đó về cơ bản khách hàng là đối tượng nộp thuế chống bán phá giá. Như vậy FMC sẽ không phải nộp thêm thuế trên doanh thu xuất khẩu vào Mỹ trong POR 10. Tuy nhiên, giá xuất khẩu nhiều khả năng sẽ giảm để cạnh tranh với các công ty xuất khẩu khác tại Việt Nam và từ các quốc gia khác chịu thuế suất thấp hơn, chẳng hạn như Minh Phú (thuế suất 0% trong POR 10).

Do vậy, doanh thu và lợi nhuận năm 2016 có thể bị ảnh hưởng. Dự báo doanh thu thuần 2016 của FMC là 3.025 tỷ đồng, tăng trưởng 5,2% và LNST là 93,5 tỷ đồng, giảm 4% so với năm 2015. Dựa trên dự báo này, cổ phiếu FMC đang giao dịch với P/E dự phóng 2016 là 7,3 lần.

• Cổ phiếu ngành dược phẩm tăng dẫn đầu là IMP; DHG và TRA. DMC không thay đổi.

• Cổ phiếu ngành dịch vụ vận tải; logistic và dịch vụ tiện ích biến động trái chiều và tăng với PPC trong khi NT2 và VSH giảm. VSC; VNS và GMD cũng giảm.

Tin doanh nghiệp – HĐQT VSC phê duyệt tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2016 là 1.000đ/cp – HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (VSC) vào ngày 29/9/2016 đã phê duyệt tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2016, là 1.000đ/cp. Thời gian thực hiện là trong Q4/2016.

Tin niêm yết – CTCP Nhiệt điện Hải Phòng sẽ niêm yết 500 triệu cổ phiếu trên sàn Upcom vào ngày 05/10/2016. Cổ phiếu sẽ được giao dịch với giá khởi điểm là 12.300đ/cp. Công ty có vốn điều lệ là 5 nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 77,5% cổ phần, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt nam (Vinacomin) sở hữu 10% cổ phần, Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam sở hữu 2,5%, Công ty cổ phần vận tải Vinaconex sở hữu 5% cổ phần, và TCT Lắp máy Việt Nam – Công ty TNHH MTV (Lilama) sở hữu 5% cổ phần.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì trạng thái mua ròng trên cả 2 sàn. Tính chung trên 2 sàn trong phiên 30/9, khối ngoại đã mua ròng 3,28 triệu đơn vị, gấp 10,9 lần so với phiên trước đó. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 68,51 tỷ đồng, tăng 35,64% so với phiên trước đó. Trên HOSE, họ đã mua ròng 62,95 tỷ đồng, tăng hơn 81% so với phiên trước đó. Trong đó, BVH dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị đạt 13,79 tỷ đồng. Tiếp đó, SSI (+8,94 tỷ đồng), PVD (+8,88 tỷ đồng), KDC (+8,13 tỷ đồng), DRC và VCB (hơn 8 tỷ đồng). Chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 14,87 tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 2 cũng là cổ phiếu ngành thép – HSG bị bán ròng 8,58 tỷ đồng. Trên HNX, khối ngoại mua ròng 5,56 tỷ đồng, giảm 64,7% về giá trị so với phiên trước đó Họ mua ròng mạnh nhất DBC với giá trị 2,37 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, BVS bị bán ròng mạnh nhất với tổng giá trị gần 807 triệu đồng.

3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tín dụng 9 tháng đầu năm tăng 10,46%, thấp hơn so với mức 10,78% của cùng kỳ năm trước, theo số liệu mới đây được công bố bởi Tổng cục Thống kế. Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán 9 tháng đầu năm tăng 11,76%, cao hơn đáng kể so với mức 8,88% của năm 2015. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng cũng đã tăng trưởng 12,02% trong khi cùng kỳ năm ngoái con số này chỉ là 8,9%. Như vậy có thể thấy tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm ở mức tương đối thấp so với cùng kỳ năm ngoái, so với mục tiêu cả năm 18%-20% đề ra và cũng thấp hơn đáng kể so với tốc độ huy động vốn của các tổ chức tín dụng. Diễn biến trên phần nào lí giải cho hiện tượng dư thừa vốn ở hệ thống ngân hàng trong thời gian qua. Mặc dù vậy, quý 4 hàng năm là mùa cao điểm của hoạt động tín dụng khi mà nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân tăng cao, khả năng mục tiêu tăng trưởng 18%-20% trong năm nay vẫn là khả thi, đặc biệt nếu lãi suất cho vay được cắt giảm trong thời gian tới sau khi lãi suất huy động đã được giảm đồng loạt ở các ngân hàng lớn giai đoạn cuối tháng 9.

—————————

Dự thảo mới nới lỏng điều kiện cho vay margin đối với cổ phiếu mới lên sàn. Cụ thể, trong dự thảo mới được UBCK lấy ý kiến các thành viên thị trường từ ngày 29/9/2016 đến ngày 29/11/2016, cổ phiếu chỉ cần có thời gian niêm yết đủ 3 tháng tính từ ngày giao dịch đầu tiên đến thời điểm xem xét là đạt tiêu chuẩn được giao dịch ký quỹ (theo quy định cũ thời gian này là tối thiểu 6 tháng). Bên cạnh đó, UBCK cũng đã siết chặt hơn trong vay margin với các cổ phiếu trong tình trạng bị cảnh báo, bị kiểm soát, bị lỗ trong báo cáo tài chính năm gần nhất đã kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã soát xét đều không được cấp margin. Chứng khoán của công ty có báo cáo tài chính năm hoặc bán niên soát xét có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán cũng không đủ điều kiện cấp margin. Các thay đổi trên được cho là phù hợp khi số lượng cổ phiếu niêm yết đang ngày một tăng dần trên thị trường và khoảng thời gian 6 tháng để được ký quỹ là dài hơn mức cần thiết do đa số các cổ phiếu mới lên sàn chỉ cần khoảng thời gian 1 tháng để bước vào trạng thái cân bằng về giá. Trong khi các quy định siết margin với các cổ phiếu gặp các vấn đề nêu trên là cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư.

4. Sự kiện nổi bật tuần sau:

07/10/2016 SRC Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 100:40
07/10/2016 DC4 Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 800 đồng/CP
07/10/2016 TIG Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
07/10/2016 TIG Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1
07/10/2016 C32 Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 1,200 đồng/CP
06/10/2016 THG Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1
06/10/2016 IVS Thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 2:1, giá 10.000 đồng/CP
06/10/2016 THG Thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 10:1, giá 15.000 đồng/CP
06/10/2016 HNF Họp ĐHCĐ bất thường năm 2016
06/10/2016 DHC Giao dịch bổ sung – 2,325,715 CP
06/10/2016 SAV Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 100:10
06/10/2016 TAC Họp ĐHCĐ bất thường năm 2016
05/10/2016 DXG Thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 1:1, giá 10.000 đồng/CP
05/10/2016 DXG Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 20:3
05/10/2016 MNC Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
05/10/2016 SD3 Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
05/10/2016 BST Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 500 đồng/CP
05/10/2016 BST Ngày GDKHQ Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 500 đồng/CP
05/10/2016 VTX Lấy ý kiến CĐ bằng văn bản
04/10/2016 ITD Giao dịch bổ sung – 3,064,552 CP
04/10/2016 DHM Ngày GDKHQ Trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 7%
04/10/2016 LAS Giao dịch bổ sung – 35,024,400 CP
04/10/2016 ISH Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 700 đồng/CP
04/10/2016 L61 Ngày GDKHQ Trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 8%
04/10/2016 HQC Giao dịch bổ sung – 132,000,000 CP
03/10/2016 SIC Giao dịch bổ sung – 7,999,715 CP
03/10/2016 VC2 Giao dịch bổ sung – 3,000,000 CP
03/10/2016 SHI Giao dịch bổ sung – 6,478,780 CP
03/10/2016 VLG Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 600 đồng/CP
03/10/2016 VCS Trả cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền, 2,000 đồng/CP
03/10/2016 VCS Trả cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 52999251:7000749
03/10/2016 VCB Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
03/10/2016 DDV Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 250 đồng/CP

5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:

Danh mục đầu tư ngày 30092016Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.

—————————
Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Zalo /

Email: nguyen.nguyenvan@hsc.com.vn
Website: dautucophieu.net

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý