1. Nhận định thị trường:
Sau hai phiên phục hồi thì VN-Index lại tiếp tục giảm điểm. Mức giảm khá mạnh (6,45 điểm tương đương 0,95%) khiến VN-Index đóng cửa tại 675,8. Thanh khoản tăng khoảng 10% so với phiên trước đó, đạt 114 triệu cổ phiếu.
Đồ thị VN-Index ngày 31/10/2016. Nguồn: AmiBroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index sẽ dao động trong biên độ hỗ trợ và kháng cự: 673.5 – 680 điểm trong phiên giao dịch ngày mai 01/11/2016. Đồng thời, những ngày đầu tháng 11 sẽ có khá nhiều sự kiện quan trọng. Do vậy, tâm lý NĐT đã trở lại trạng thái thận trọng để chờ đợi những dấu hiệu rõ nét hơn về xu hướng của chỉ số. Các thông tin nổi bật sắp tới NĐT có thể chú ý là:
- Mùa công bố KQKD quý III sắp kết thúc.
- Diễn biến của giá dầu thô trên thế giới tác động tiêu cực đến cổ phiếu ngành năng lượng.
- Fed sẽ họp về vấn đề lãi suất vào rạng sáng thứ Năm tuần này (theo giờ Việt Nam). Theo giới đầu tư, việc nâng lãi suất ngay trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ là không khả thi. Thay vào đó, theo khảo sát, có đến 75% Fed sẽ tiến hành nâng lãi suất trong tháng 12/2016.
- BoJ sẽ công bố chính thức chính sách tiền tệ cũng như đánh giá chi tiết về các bước đi của chính sách mới: kiểm soát đường cong lãi suất.
- Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 8/11 tới đây. Cơ quan điều tra FBI cho biết họ sẽ lật lại hồ sơ liên quan đến bê bối email của bà Clinton. Cụ thể, FBI nghi ngờ bà Clinton sử dụng email cá nhân để trao đổi thông tin mật của nước Mỹ. Quan trọng hơn, cuộc điều tra diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử Mỹ và tác động tiêu cực đến uy tín của bà Clinton.
Do đó, NĐT tiếp tục tận dụng các nhịp rung lắc của thị trường để cơ cấu lại danh mục đầu tư tối ưu nhất.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 31/10/2016:
Nhóm cổ phiếu dầu khí lao dốc, VN-Index đánh mất mốc 680 trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10. Tính chung trong toàn tháng, VN-Index đã giảm 9,93 điểm (tương đương 1,45%).
- Cổ phiếu ngân hàng giảm với VCB; BID & CTG giảm. MBB tăng trong khi EIB,STB và ACB cùng giảm.
KQKD 9 tháng – EIB công bố LNST 9 tháng đầu năm giảm 70% so với cùng kỳ – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam hay Eximbank (EIB) đã công bố BCTC Q3 với LNST hợp nhất tăng 17,87% so với cùng kỳ đạt 98,34 tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, Eximbank cho biết LNST hợp nhất giảm gần 70% so với cùng kỳ còn 159,03 tỷ đồng do chi phí hoạt động tăng 5,6% so với cùng kỳ lên 1.698,88 tỷ đồng và dự phòng rủi ro nợ xấu tăng mạnh 85,2% so với cùng kỳ lên 923,21 tỷ đồng. Trong Q3, Ngân hàng đạt thu nhập lãi thuần 719,54 tỷ đồng từ hoạt động cho vay, giảm gần 20% so với cùng kỳ.
KQKD 9 tháng – CTG công bố LNST 9 tháng đầu năm tăng 16,37% so với cùng kỳ – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam hay Vietinbank (CTG) đã công bố BCTC với LNST hợp nhất Q3 tăng 24,7% so với cùng kỳ đạt 1,78 nghìn tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Vietinbank ghi nhận 5,19 nghìn tỷ đồng LNST, tăng 16,37% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng, Ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần 17,2 nghìn tỷ đồng từ hoạt động cho vay, tăng 18,37% so với cùng kỳ, 1,2 nghìn tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, tăng 13,2% so với cùng kỳ và lãi thuần 474,7 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ.
- Các mã tài chính phi ngân hàng nhìn chung giảm dẫn đầu là BVH và PVI. Cổ phiếu chứng khoán nhìn chung cũng giảm với VND & HCM giảm trong khi SSI tăng.
Tin cổ phiếu – VNSTEEL bán toàn bộ cổ phần tại PJICO – Tổng Công ty thép Việt Nam (VNSTEEL – Upcom) đã đăng ký bán 4,3 triệu cổ phiếu tại CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO-PGI) từ ngày 2/11 đến ngày 30/11/2016. Sau giao dịch này, VNSTEEL dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu tại PGI về không từ mức 6,02% hiện tại. PGI (có 52,38% cổ phần thuộc sở hữu của Petrolimex, một doanh nghiệp nhà nước chuyên về phân phối xăng dầu) đạt LNST hợp nhất là 86,89 tỷ đồng và doanh thu thuần là 1,45 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2016, lần lượt tăng 19% và 6% so với cùng kỳ.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng chủ yếu giảm, dẫn đầu là VNM. KDC & MSN đóng cửa tại tham chiếu. FPT, MWG và PNJ giảm.
Tin doanh nghiệp – Chính phủ xác nhận Carlsberg sẽ bắt đầu đàm phán mua cổ phần lớn hơn tại Habeco. Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Hoàng Quốc Vượng tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ cho biết Carlberg đã bắt đầu đàm phán với chính phủ để tăng tỷ lệ sở hữu tại Habeco. Phát biểu này xác nhận những gì mà Giám đốc Carlberg tại Việt Nam trao đổi với truyền thông tuần trước. Chưa có thông tin rõ ràng là liệu công ty này được phép mua lại toàn bộ hay mua cổ phần kiểm soát tại Habeco. Trong khi đó, vào ngày giao dịch thứ hai trên sàn Upcom, cổ phiếu Habeco đã tăng 14,8% lên 62.700đ/cp.
Tin KQKD – KQKD đầy đủ Q3 của VNM (Khả quan) không thay đổi nhiều so với KQKD tóm tắt công bố trước đó. Nói chung KQKD Q3 khả quan nhưng lợi nhuận đạt thấp hơn một chút so với mức kỷ lục của Q2. Doanh thu thuần tăng 15,7% so với cùng kỳ nhưng giảm 2% so với quý liền trước. LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 28% so với cùng kỳ nhưng giảm 9,5% so với quý liền trước.
Doanh thu tăng trưởng nhờ doanh thu nội địa tăng trưởng mạnh – Doanh thu thuần Q3 đạt 12.204 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu nội địa là động lực chính với mức tăng 21,5% so với cùng kỳ và đạt 10.313 tỷ đồng (đóng góp 84,5% tổng doanh thu thuần).
Doanh thu xuất khẩu tiếp tục “lép vế” về tăng trưởng so với doanh thu nội địa – Doanh thu xuất khẩu Q3 đạt 1.272 tỷ đồng, giảm 15,1% so với cùng kỳ. Doanh thu xuất khẩu Q3 giảm nằm trong xu hướng giảm tốc từ đầu năm với Q1 tăng 23,1% so với cùng kỳ; Q2 chỉ còn tăng 0,7% so với cùng kỳ. Một trong những lý do ở đây là doanh thu tại thị trường Campuchia không còn được tính là doanh thu xuất khẩu vì nhà máy tại Campuchia (thuộc công ty con có tên là Angkor Dairy Products) đã bắt đầu đem lại doanh thu từ tháng 4 – tháng 5/2016. Trong những năm trước doanh thu xuất khẩu sang Campuchia chiếm khoảng 20% doanh thu xuất khẩu của VNM. Lũy kế 9 tháng, doanh thu xuất khẩu đạt 4.097 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ.
Doanh thu từ các công ty con ở nước ngoài tăng 17,6% so với cùng kỳ nhờ nhà máy tại Campuchia đi vào hoạt động – Doanh thu từ các công ty con ở nước ngoài (Driftwood tại Mỹ và Angkor tại Campuchia) tăng 17,6% so với cùng kỳ và đạt 618 tỷ đồng. Tuy nhiên doanh thu từ đây mới chỉ đóng góp 5,1% trong tổng doanh thu thuần của VNM. Và có nhiều khả năng doanh thu từ các công ty con ở nước ngoài tăng là nhờ nhà máy tại Campuchia đi vào hoạt động trong khi doanh thu từ Driftwood không tăng trưởng nhiều vì giá bán tại thị trường Mỹ giảm.
Giá vốn hàng bán tăng chậm hơn doanh thu nhờ giá sữa nguyên liệu giảm – Giá vốn hàng bán Q3 là 7.119 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ (thấp hơn mức tăng 15,7% của doanh thu). Chúng tôi ước tính chi phí nguyên liệu Q3 là 4.019 tỷ đồng, giảm 18,6% so với cùng kỳ, chủ yếu do chi phí sữa bột nguyên liệu của VNM giảm 25% so với cùng kỳ. Theo đó lợi nhuận gộp Q3 đạt 5.085 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ; cao hơn một chút so với mức tăng 15,7% của doanh thu. Theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp Q3 tăng lên 41,7% từ 41,2% trong Q3/2015 nhưng vẫn thấp hơn mức đỉnh là 43,2% của Q2/2016.
Chi phí bán hàng & quản lý vẫn ở mức bình thường – Chi phí bán hàng & quản lý Q3 là 2.180 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ; sát với mức tăng 15,7% của doanh thu. Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/ doanh thu là 17,9%; bằng với Q3/2015 nhưng cao hơn Q2/2016 (là 17,6%). Hoa hồng dành cho nhà phân phối và chi phí quảng cáo là hai chi phí lớn nhất trong chi phí bán hàng, lần lượt chiếm 24,4% và 39,2%. Có vẻ như chi phí hoa hồng dành cho các nhà phân phối là chi phí tăng mạnh nhất với mức tăng 25,7% so với cùng kỳ.
Trong 9 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 78,5% kế hoạch doanh thu và 91,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm – Cụ thể, doanh thu 9 tháng đầu năm 2016 đạt 34.936 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ trong khi LNST đạt 7.535 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ. Do đó, tỷ suất lợi nhuận ròng tăng từ 19,7% trong 9 tháng đầu năm 2015 lên 21,5% trong cùng kỳ năm nay.
Giữ nguyên dự báo cả năm đối với VNM – Dự báo doanh thu thuần cả năm là 46.884 tỷ đồng, tăng trưởng 17%, LNTT là 11.752 tỷ đồng, tăng trưởng 25,5% và LNST đạt 9.871 tỷ đồng, tăng trưởng 27%. Cổ phiếu VNM hiện giao dịch với P/E 2016 là 23,2 lần và EV/EBITDA là 13,8 lần. Triển vọng tăng trưởng vẫn khả quan với nhu cầu và thị phần trong nước đều tăng. Với giá sữa nguyên liệu tăng, tỷ suất lợi nhuận gộp có thể giảm nhẹ còn khoảng 40% trong năm 2017 nhưng công ty có thể chủ động giảm chi phí quản lý và bán hàng để đảm bảo tỷ suất LNTT không đổi. Lặp lại đánh giá Khả quan.
- Cổ phiếu dầu khí giảm dẫn đầu là GAS; PVD; PXS và PVS.
- Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với HPG và NLG giảm trong khi HSG tăng. BMP; DQC; EVE; PAC; RAL & STK tăng trong khi CSM; DRC; HHS; TCM và TMT giảm.
BMP công bố KQKD 9 tháng vượt kỳ vọng. Triển vọng năm sau không còn được như năm nay. Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ.
LNTT 9 tháng tăng 34,8% so với cùng kỳ nhờ LNTT Q3 vượt kỳ vọng với tỷ suất lợi nhuận gộp tăng mặc dù tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu cũng tăng cộng với một khoản dự phòng phải thu quá hạn. Điều chỉnh tăng dự báo với LNST dự báo tăng trưởng 22,1% trong năm nay và tăng trưởng 1,29% trong năm sau. Dự kiến BMP sẽ tiếp tục sáp nhập với DPC.
Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ. Giá cổ phiếu đã tăng 61,12% so với đầu năm. Hiện P/E dự phóng là 16 lần và tiềm năng tăng trưởng kém đi, theo đó giá cổ phiếu không còn nhiều dư địa tăng nếu dựa trên phân tích căn bản. Tuy nhiên câu chuyện M&A và kế hoạch nới room có lẽ vẫn là động lực ngắn hạn cho giá cổ phiếu tăng.
Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá Nắm giữ. Giá cổ phiếu đã tăng 61,12% so với đầu năm. Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu BMP đang giao dịch với P/E dự phóng 2016 là 16 lần, không phải là mức định giá rẻ với triển vọng tăng trưởng vừa phải. Xét về tăng trưởng, dự báo trong năm 2017, công ty sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận một con số. Tỷ lệ chiết khấu bán hàng cao hơn và giá nguyên liệu thô tăng cho thấy khả năng tỷ suất lợi nhuận sẽ không tăng với áp lực về cạnh tranh gia tăng từ đối thủ mới gia nhập top 3 đầu ngành, HSG. Và yếu tố hỗ trợ giá ngắn hạn duy nhất ở đây là thương vụ mua lại DPC và kế hoạch nới room.
- Cổ phiếu BĐS cũng biến động trái chiều với VIC giảm và CII; CTI; NLG; TDH và SJS cũng giảm. BCI tăng và CTD; DIG; DXG; HBC và KDH tăng.
KQKD 9 tháng – VIC công bố KQKD 9 tháng khả quan – VIC (Khả quan) đã công bố doanh thu 9 tháng đạt 34,66 nghìn tỷ đồng (tăng 76% so với cùng kỳ) và LNST đạt 3,1 nghìn tỷ đồng (tăng 3,1 lần so với cùng kỳ). Trong Q3, doanh thu đạt 10,65 nghìn tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ trong khi LNST giảm 26% so với cùng kỳ xuống còn 226 tỷ đồng.
Mảng BĐS và bán lẻ đóng góp phần lớn doanh thu – Doanh thu mảng BĐS đạt 19,5 nghìn tỷ đồng (tăng 77% so với cùng kỳ); doanh thu mảng bán lẻ đạt 6,8 nghìn tỷ đồng (tăng 167% so với cùng kỳ); doanh thu cho thuê mặt bằng TTTM và Khách sạn & dịch vụ giải trí tiếp tục tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (tăng 41% so với cùng kỳ) và 3,5 nghìn tỷ đồng (tăng 57% so với cùng kỳ). Các mảng quy mô nhỏ hơn như giáo dục và bệnh viện cũng tăng trưởng đáng kể với doanh thu lần lượt đạt 516 tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ) và 779 tỷ đồng (tăng 49% so với cùng kỳ).
Dự báo LNST năm 2016 sẽ tăng trưởng 186% – Triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu VIC là khá tích cực với doanh thu cả năm 2016 dự báo đạt 44,2 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 30%) và LNST đạt 4,3 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 186%) nhờ ghi nhận các dự án BĐS lớn đã triển khai. Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh chóng ở tất cả các phân khúc, đặc biệt là phân khúc bán lẻ đã gây ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng lợi nhuận của công ty.
KQKD 9 tháng – CII công bố KQKD Q3 khả quan theo đó thúc đẩy KQKD 9 tháng đầu năm – CII (Khả quan) đã công bố KQKD Q3 gây bất ngờ với LNST của cổ đông công mẹ Q3 đạt 600 tỷ đồng (tăng 292% so với cùng kỳ), theo đó lợi nhuận 9 tháng đầu năm đạt 765 tỷ đồng (tăng 10,7% so với cùng kỳ) nhờ hạch toán 382 tỷ đồng lợi nhuận tài chính từ thoái vốn tại công ty con, CII B&R, từ 81,5% xuống 49%.
Giảm tiếp tỷ lệ sở hữu tại CII B&R và ghi nhận lãi trên Báo cáo KQKD – Theo Thông tư 202/2014/TT-BTC, khi CII bán 57,2 triệu cổ phiếu của CII B&R cho MPTC để giảm tỷ lệ sở hữu từ 86,1% xuống 67,4%, CII đã phải ghi nhận khoản lãi này là lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng Cân đối kế toán thay vì Báo cáo KQKD vì CII B&R vẫn là công ty con của CII tại thời điểm đó. Tuy nhiên, gần đây, CII đã bán tiếp 35,4 triệu cổ phiếu tại CII B&R để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 49%.
Do đó, toàn bộ khoản lãi 382 tỷ đồng được đề cập trên đây được hạch toán trở lại vào Báo cáo KQKD. Không tính đến khoản lãi này trong lợi nhuận, LNST của cổ đông công ty mẹ Q3 đạt 218 tỷ đồng (tăng 42,48% so với cùng kỳ) và LNST của cổ đông công ty mẹ trong 9 tháng đầu năm là 382 tỷ đồng (giảm 44,7% so với cùng kỳ).
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với HAG; HNG; GTN; BHS; VHC và SBT giảm. Tiếp đó, BFC; DPM và VFG tăng trong khi PAN đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với DHG và TRA giảm và DMC và IMP đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistic và vận tải biến động trái chiều với PPC và VSH giảm trong khi NT2 đóng cửa tại tham chiếu. VSC và GMD giảm trong khi NCT tăng. VNS cũng giảm. (Nguồn: HSC)
Tính chung cả hai sàn, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 51,5 tỷ đồng (giảm 42% so với phiên cuối tuần trước), tuy nhiên nếu xét về khối lượng thì họ đã bán ròng trở lại hơn 2 triệu cổ phiếu. Trong đó, họ mua ròng trên sàn HOSE và bán ròng trên sàn HNX. Trên sàn HOSE, khối ngoại đã mua ròng hơn 53,6 tỷ đồng. Ba mã KDH, HPG và CTD dẫn đầu danh sách mua ròng trong phiên hôm nay với giá trị lần lượt đạt 59 tỷ, 42 tỷ và 41 tỷ đồng. Chiều ngược lại, MSN, VIC và DXG bị bán ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 19,2 tỷ, 18,9 tỷ và 11,5 tỷ đồng. Ngoài ra không có mã nào giao dịch trên 10 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại hơn 2 tỷ đồng sau 6 phiên mua ròng liên tiếp. Họ mua ròng mạnh nhất mã PVS đạt 2,4 tỷ đồng và bán ròng mạnh nhất mã IVS đạt 7,5 tỷ đồng.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Chính phủ đề xuất nâng trần nợ Chính phủ lên 55%: Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho bội chi và cho đầu tư phát triển nhằm đạt các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020, Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chỉ tiêu nợ Chính phủ giai đoạn 2016-2020 không quá 55% GDP. Theo Người phát ngôn của Chính phủ, tại Báo cáo số 464/BC-CP ngày 19/10/2016 về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nợ Chính phủ năm 2015 đã ở mức 50,3% GDP và dự kiến ở mức trên 53% GDP trong các năm 2016-2019.
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (01/11/2016):
01/11/2016 BSI Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 3,719,115 CP
01/11/2016 NET Giao dịch bổ sung – 6,399,482 CP
01/11/2016 HUT Giao dịch bổ sung – 7,912,000 CP
01/11/2016 NCS Phát hành thêm, tỷ lệ 2:1, giá 10.000 đồng/CP
01/11/2016 VNT Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Zalo / Viber: 0912.842.224
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com
Website: dautucophieu.net