Sự kiện: Công bố KQKD sơ bộ nửa đầu năm 2021
VTP công bố KQKD sơ bộ 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu thuần đạt 10,45 nghìn tỷ đồng (tăng 53,7% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 275 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ). Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần hoàn thành lần lượt 48,8% và 44,3% kế hoạch năm 2021 của Công ty và đạt lần lượt 48% và 46% dự báo năm 2021 của chúng tôi.
Đồ thị cổ phiếu VTP phiên giao dịch ngày 28/07/2021. Nguồn: AmiBroker
Ảnh hưởng khi dịch COVID-19 bùng phát
Làn sóng bùng phát COVID-19 thứ 4 tại Việt Nam bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 và là làn sóng bùng phát nghiêm trọng nhất cho đến nay, với TP.HCM hiện là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính phủ đã áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với 19 tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam trong 14 ngày bắt đầu từ 19/7/2021.
Dịch vụ bưu chính và chuyển phát được coi là thiết yếu và do đó có thể hoạt động ngay cả trong giai đoạn giãn cách xã hội này. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát vẫn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VTP:
- Một số khách hàng doanh nghiệp của VTP đã bị ảnh hưởng và theo cuộc thảo luận với VTP, số lượng đơn đặt hàng từ các vùng dịch ở miền Nam đã giảm; điều này cho thấy sự khó khăn của khách hàng khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn và/hoặc nhà máy phải đóng cửa.
- Việc giao hàng mất nhiều thời gian hơn bình thường khi nhiều người nhận đang bị phong tỏa hoặc sống trong vùng lân cận bị ảnh hưởng. Từ đó, khối lượng bưu kiện/tài xế/ngày sẽ giảm và chi phí vận chuyển/bưu kiện sẽ tăng.
- Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển trung gian của VTP không bị ảnh hưởng.
Điểm nhấn hoạt động
Chuyển đổi số
VTP đã triển khai sáng kiến mới đối với các bưu cục số từ đầu năm 2021. Các bưu cục này thường chỉ có 1 nhân viên hành chính so với 5 nhân viên tại các bưu cục truyền thống, và tất cả các thủ tục hồ sơ về cơ bản đã được xóa bỏ. Tất cả các quy trình, từ tiếp nhận bưu kiện đến phân loại và vận chuyển, đều được thực hiện thông qua điện thoại thông minh. Tính đến cuối Q2/2021, VTP đã mở hơn 1.100 bưu cục số với phạm vi trên toàn quốc đến cấp huyện.
Bảng 1: KQKD sơ bộ Q2/2021 & 6 tháng đầu năm 2021, VTP
Tăng số điểm nhận hàng
Tính đến cuối Q2/2021, VTP có tổng cộng 2.376 điểm nhận hàng, tăng 583% so với cuối Q2/2020. VTP đang tích cực tuyển dụng đại lý và đặt mục tiêu có 5.000 điểm nhận hàng vào cuối năm 2021. Sáng kiến này sẽ giúp tăng mức độ tiếp cận của VTP với khách hàng, đồng thời quảng bá thương hiệu của VTP.
Voso.vn thúc đẩy doanh thu sản phâm nông nghiệp
Là một nền tảng chuyên về các sản phẩm nông nghiệp, Voso.vn và VTP đã hợp tác hỗ trợ giao hàng cho người dân, cũng như tạo điều kiện cho việc bán sản phẩm nông nghiệp từ các khu vực bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đây là hoạt động rất tích cực trong bối cảnh chuỗi cung ứng hàng hóa tươi sống đang chịu áp lực do các biện pháp hạn chế được áp dụng để ngăn chặn đại dịch. Nhờ đó, doanh thu của Voso.vn tăng 168% so với cùng kỳ trong Q2/2021, đồng thời doanh thu chuyển phát của của VTP cũng được hưởng lợi.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và D2C
Tháng 6/2021, Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu thành công nông sản sang châu Âu thông qua Voso Global – nền tảng TMĐT do Bộ Công Thương, VTP và Voso.vn xây dựng. Nền tảng này đã xuất khẩu hơn 1.000 đơn hàng, tương đương 10 tấn vải từ Bắc Giang sang Đức, Bỉ và Cộng Hòa Séc.
Trong khi đó, Cổ phiếu VTP cũng đang quảng bá dịch vụ giao hàng D2C (Trực tiếp đến Khách hàng) cho các khách hàng doanh nghiệp của mình. Dịch vụ này cho phép các sản phẩm của khách hàng doanh nghiệp được chuyển đến người dùng cuối mà không cần trung gian.
HSC duy trì khuyến nghị Mua vào, giá mục tiêu và dự báo
Hiện tại, HSC duy trì dự báo và khuyến nghị Mua vào với giá mục tiêu là 102.500đ. Chúng tôi hiện dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần năm 2021 lần lượt đạt 21.858 tỷ đồng (tăng trưởng 26,8%) và 483 tỷ đồng (tăng trưởng 25,8%).
VTP đang giao dịch với P/E dự phóng 2021 là 20,1 lần và P/E trượt dự phóng 1 năm là 17,9 lần, vẫn hấp dẫn so với bình quân P/E trong quá khứ của VTP là 21,0 lần (kể từ khi niêm yết).
Nguồn: HSC