Sự kiện: Công bố KQKD Q4/2020
TPB đã công bố KQKD Q4/2020 với lợi nhuận thuần giảm 6,9% so với cùng kỳ còn 1.091 tỷ đồng. Mặc dù tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng tốt (tăng 16,8% so với cùng kỳ); chi phí hoạt động (tăng 30,8% so với cùng kỳ) và chi phí dự phòng (tăng 77,4% so với cùng kỳ) tăng mạnh đã khiến lợi nhuận thuần giảm. KQKD Q4/2020 đã kéo tụt đà tăng trưởng lợi nhuận thuần cả năm 2020, theo đó lợi nhuận thuần cả năm 2020 đạt 3.150 tỷ đồng (tăng trưởng 13,5%), bằng 108% dự báo cho cả năm của chúng tôi.
Đồ thị cổ phiếu TPB phiên giao dịch ngày 27/01/2021. Nguồn: AmiBroker
Tín dụng vẫn tăng trưởng cao
Tổng tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng cao trong Q4/2020, tăng 6,7% so với quý trước (tăng 30,7% so với cùng kỳ) đạt 131,3 nghìn tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 8,7% so với quý trước (tăng 25,5% so với cùng kỳ) đạt 120 nghìn tỷ đồng trong khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giảm 11,3% so với quý trước (tăng 134% so với cùng kỳ) đạt 11,3 nghìn tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng cũng tăng 6,6% so với quý trước (tăng 25,4% so với cùng kỳ) đạt 115,9 nghìn tỷ đồng; chủ yếu nhờ tiền gửi không kỳ hạn tăng (tăng 22% so với quý trước, tăng 47% so với cùng kỳ và đạt 22,5 nghìn tỷ đồng). Theo đó tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn là 19,4% so với mức 16,9% tại thời điểm cuối Q3/2020 và 16,5% tại thời điểm cuối năm 2019. Ngoài ra, số dư giấy tờ có giá cũng tăng mạnh trong Q4/2020, tăng 35% so với quý trước (tăng 90% so với cùng kỳ) lên 27,4 nghìn tỷ đồng do Ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trung dài hạn.
Hệ số LDR thuần là 82,4% tại thời điểm cuối năm 2020 so với 88,4% tại thời điểm cuối năm 2019.
Bảng 1: Tóm tắt KQKD Q4/2020
Tỷ lệ NIM tăng nhờ chi phí huy động giảm
Tỷ lệ NIM giảm 2 điểm phần trăm trong Q4/2020 xuống còn 4,11% do lợi suất gộp (giảm 19 điểm phần trăm so với quý trước) giảm mạnh hơn chi phí huy động (giảm 12 điểm phần trăm so với quý trước). Tính chung cả năm 2020, tỷ lệ NIM tăng 18 điểm phần trăm và dạt 4,49%. Mặc dù lợi suất gộp giảm 14 điểm phần trăm xuống còn 8,94% do Ngân hàng thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc chi phí huy động giảm đáng kể (giảm 26 điểm phần trăm) đã giúp tỷ lệ NIM tăng.
Tóm lại, thu nhập lãi thuần tăng ấn tượng, tăng 39% so với cùng kỳ và đạt 2.088 tỷ đồng; theo đó thu nhập lãi thuần cả năm 2020 đạt 7.289 tỷ đồng (tăng trưởng 29,4%).
Thu nhập ngoài lãi giảm từ mức nền cao cùng kỳ năm trước
Tổng thu nhập ngoài lãi giảm 8,8% so với cùng kỳ trong Q4/2020 còn 1.186 tỷ đồng từ nền so sánh cao trong Q4/2019. Cụ thể:
Lãi thuần HĐ dịch vụ tăng mạnh, tăng 45,4% so với cùng kỳ đạt 458 tỷ đồng, chủ yếu nhờ dịch vụ ngân quỹ và thanh toán; trong khi đó thu nhập từ hoa hồng bancassurance giảm 4,6% so với cùng kỳ.
Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng mạnh lên 266 tỷ đồng từ mức không đáng kể là 19 tỷ đồng trong Q4/2019.
Lãi mua bán trái phiếu đạt 131 tỷ đồng.
Thu nhập khác giảm 62,3% so với cùng kỳ còn 332 tỷ đồng từ mức cao cùng kỳ năm ngoái. Trong Q4/2020, TPB chỉ ghi nhận 410 tỷ đồng phí bancassurance trả trước so với 900 tỷ đồng hạch toán trong Q4/2019.
Theo đó, thu nhập ngoài lãi năm 2020 đạt 3.089 tỷ đồng (tăng trưởng 4,5%), nhờ lãi thuần HĐ dịch vụ và lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng trưởng mạnh mặc dù lãi mua bán trái phiếu và thu nhập khác giảm.
Chi phí hoạt động tiếp tục tăng
Chi phí hoạt động tăng đáng kể, tăng 30,8% so với cùng kỳ trong Q4/2020 lên 1.308 tỷ đồng do quỹ lương thưởng, chi phí tài sản và chi phí công vụ khác đều tăng, lần lượt ở mức 28,5%; 49% và 23,3% so với cùng kỳ.
Theo đó, chi phí hoạt động năm 2020 tăng 23% lên 10.378 tỷ đồng; hệ số CIR tăng nhẹ lên 40,5% từ 39,8% trong năm 2019.
Tỷ lệ nợ xấu giảm; đệm dự phòng được củng cố
Chi phí dự phòng tăng mạnh 77,4% lên 602 tỷ đồng; theo đó chi phí tín dụng năm 2020 là 1,65% so với 1,5% trong năm 2019. Ngân hàng đã quyết liệt xóa nợ xấu trong Q4 (nợ xấu được xóa bằng 0,43% dư nợ cho vay, tăng 21 điểm phần trăm so với quý trước) giúp giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1,18% từ 1,79% tại thời điểm cuối Q3/2020.
Hệ số LLR cải thiện đáng kể lên 134% tại thời điểm cuối năm 2020 từ 92% tại thời điểm cuối Q3/2020 và 98% tại thời điểm cuối năm 2019.
Mặc dù có ảnh hưởng của dịch Covid-19, các rủi ro có vẻ vẫn trong tầm kiểm soát với tỷ lệ nợ xấu mới hình thành trong năm 2020 là 1,06%; tăng nhẹ từ mức 1% trong năm 2019. Ngoài ra, dự phòng nợ xấu đã được nâng cao đáng kể nhằm nâng cao đệm dự phòng trước rủi ro nợ xấu có thể phát sinh trong tương lai.
Chúng tôi sẽ xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo của mình
Giá mục tiêu hiện nay của chúng tôi đối với Cổ phiếu TPB theo phương pháp thu nhập thặng dư là 20.000đ. Nhưng chúng tôi sẽ xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo của mình. Hiện P/B dự phóng năm 2021 là 1,34 lần so với bình quân 3 năm của P/B dự phóng 1 năm là 1,11 lần.
Nguồn: HSC