Sự kiện: Công bố kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế
Trong một báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) trình Bộ Giao thông Vận tải, việc nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế có thể được chia thành 3 giai đoạn. Kế hoạch này phù hợp với chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc mở cửa để đón các chuyến bay thương mại quốc tế và là một tin tích cực cho ngành hàng không Việt Nam.
Đồ thị cổ phiếu HVN phiên giao dịch ngày 02/04/2021. Nguồn: AmiBroker
Sự kiện: Công bố kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế Trong một báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) trình Bộ Giao thông Vận tải, việc nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế có thể được chia thành 3 giai đoạn. Kế hoạch này phù hợp với chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc mở cửa để đón các chuyến bay thương mại quốc tế và là một tin tích cực cho ngành hàng không Việt Nam.
3 giai đoạn của kế hoạch
Giai đoạn đầu: Việt Nam khôi phục các chuyến bay trọn gói. Các chuyến bay này sẽ được khai thác cùng với các chuyến bay hồi hương của Chính phủ. Hành khách sẽ được cách ly tại khách sạn hoặc trung tâm cách ly trong 14 ngày.
Giai đoạn 2: Việt Nam sẽ khai thác các chuyến bay thường lệ cho cả hành khách Việt Nam và nước ngoài từ tháng 7/2021. Hành khách sẽ vẫn phải cách ly khi đến nơi. Các chuyến bay này ban đầu sẽ khai thác trên các đường bay giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Tổng số chuyến bay là 24 chuyến/tuần với tổng lượng hành khách ước tính là 6.000- 7.000 lượt/tuần. Đáng chú ý, con số này chỉ chiếm 2% tổng lượng hành khách quốc tế bình quân mỗi tuần là 252.441 hành khách tại mức trước đại dịch (năm 2019).
Giai đoạn 3: Việt Nam sẽ khai thác các chuyến bay thường lệ cho cả hành khách Việt Nam và người nước ngoài có hộ chiếu vắc-xin. Thời điểm bắt đầu giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào việc triển khai vắc-xin tại Việt Nam, nhưng Cục HKVN đề xuất bắt đầu áp dụng từ tháng 9/2021. Các chuyến bay này sẽ được khai thác cho người dân đến từ các quốc gia sử dụng cùng loại vắc-xin COVID[1]19 giống Việt Nam, với tần suất 7 chuyến/tuần cho mỗi nước. Theo giai đoạn này, những hành khách có (1) xét nghiệm âm tính với COVID-19 và (2) chứng chỉ vắc-xin quốc tế sẽ phải tự cách ly tại nơi cư trú trong 7-14 ngày. Nếu không, hành khách sẽ vẫn bị cách ly 14 ngày tại các khách sạn hoặc trung tâm cách ly giống như trong giai đoạn 1 và 2.
Đường bay mới, nhưng nhiều khả năng tác động lên lợi nhuận sẽ hạn chế
HVN thông báo đã nối lại 4 đường bay thương mại quốc tế từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6 gồm Hà Nội – Narita (Tokyo, Nhật Bản), Hà Nội – Incheon (Seoul, Hàn Quốc), Hà Nội – Sydney và TP.HCM – Sydney.
Chúng tôi ước tính trong Q2/2021, HVN sẽ có 174 chuyến theo các tuyến bay này (2 chiều). Giả sử HVN sử dụng máy bay lớn nhất – Airbus A350, với 305 chỗ ngồi – lượng hành khách tối đa trên các tuyến bay này sẽ chỉ đạt 53.896 khách trong Q2/2021, con số này vẫn rất thấp so với số lượng hành khách quốc tế bình quân là 2,27 triệu khách/quý trong năm 2019. Do đó, lợi nhuận của HVN sẽ được cải thiện nhờ các tuyến mới nhưng không đáng kể, theo quan điểm của chúng tôi.
Giải ngân khoản vay tái cấp vốn của Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ‘Quyết định 450/QĐ-TTg’ về việc hỗ trợ vốn cho HVN vào ngày 27/3/2020. Trong kế hoạch này, NHNN sẽ tái cấp vốn không cần tài sản đảm bảo cho một tổ chức tín dụng và tổ chức tín dụng này sẽ cho HVN vay lại số tiền này.
Sau khi trao đổi với Công ty, chúng tôi được biết HVN sẽ tổ chức đấu thầu để lựa chọn tổ chức tín dụng có khả năng đưa ra mức lãi suất thấp nhất cho khoản vay này. Phiên đấu thầu này có thể được tổ chức vào tháng 4/2021 và HVN có thể bắt đầu nhận được hỗ trợ tài chính vào cuối tháng này. Điều này sẽ giúp HVN giảm bớt rủi ro thanh khoản do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19.
KQKD Q1/2021 sẽ chịu tác động của đại dịch
Làn sóng thứ 3 của dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam ngay trước Tết âm lịch khiến lưu lượng khách hàng không giảm mạnh. Theo Cục HKVN, tổng số chuyến bay trong 2 tháng đầu năm 2021 giảm 36,9% so với cùng kỳ xuống 38.588 chuyến. Vào tháng 3/2021, tần suất chuyến bay đã cải thiện nhờ Việt Nam ngăn chặn đại dịch hiệu quả; tuy nhiên, chúng tôi cho rằng lượng hành khách của HVN vẫn sẽ giảm mạnh trong Q1/2021 so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, chúng tôi cũng lưu ý rằng trong năm 2020, HVN đã hạch toán chi phí khấu hao dựa trên số giờ hoạt động thực tế của máy bay thay vì phương pháp khấu hao đường thẳng được sử dụng trước đây. Điều này giúp HVN tiết kiệm được 2.181 tỷ đồng so với chi phí khấu hao của năm 2019. Do toàn bộ khoản điều chỉnh giảm này được trừ vào chi phí của Q4/2020, nên khoản lỗ của HVN trong Q4/2020 giảm chỉ còn 372 tỷ đồng so với khoản lỗ 3.912 tỷ đồng trong quý Q3/2020.
Theo HVN, Công ty vẫn sẽ áp dụng phương pháp khấu hao này trong năm 2021 nhưng chi phí khấu hao trong 9 tháng đầu năm 2021 sẽ được hạch toán theo phương pháp đường thẳng và khoản giảm trừ sẽ chỉ được ghi nhận vào Q4/2021.
Do đó, trong Q1/2021, theo chúng tôi, HVN sẽ tiếp tục ghi nhận khoản lỗ lớn. Chúng tôi ước tính lỗ thuần trong Q1/2021 của HVN sẽ là 4.250 tỷ đồng so với mức lỗ lần lượt là 2.589 tỷ đồng và 372 tỷ đồng trong Q1/2020 và Q4/2020. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư khi KQKD được công bố (dự kiến vào ngày 30/4/2021).
Duy trì khuyến nghị Nắm giữ, giá mục tiêu và dự báo
Chúng tôi giữ nguyên dự báo, giá mục tiêu và khuyến nghị Nắm giữ đối với Cổ phiếu HVN. Những thách thức vẫn còn trong năm 2021, nhưng chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm tới nhờ việc mở cửa lại biên giới và nới lỏng các biện pháp kiểm dịch nhờ chương trình tiêm chủng vắc-xin được mở rộng. Chúng tôi ước tính HVN hiện được giao dịch với EV/EBITDAR dự phóng 2021 là 11,2 lần và sẽ giảm mạnh xuống 3,9 lần vào năm 2022 (khi lợi nhuận hồi phục), so với bình quân EV/EBITDAR dự phóng là của 7,3 lần (kể từ đầu năm 2017) và 3,8 lần trong giai đoạn trước dịch COVID-19 (từ năm 2017-2019).
Nguồn: HSC