HVN (Cổ phiếu HVN) sở hữu mạng bay rộng lớn nhất nước, lên đến 94 tuyến bay cuối 2017. HVN đồng thời sở hữu đội tàu bay có quy mô lớn nhất trong số các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam là 98 tàu bay. Tuy nhiên, đội tàu bay có độ tuổi lớn hơn VJC, khiến HVN cũng tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn.
Đồ thị cổ phiếu HVN phiên giao dịch ngày 18/01/2019. Nguồn: AmiBroker
Ngành và vị thế công ty
Tốc độ tăng trưởng kép ngành hàng không Việt Nam trong 10 năm qua là 17,4%, vượt xa tốc độ tăng trưởng của vùng Châu Á – Thái Bình Dương (7,9%) và chiếm ưu thế hoàn toàn so với các phương tiện di chuyển khác.
HVN là hãng hàng không theo mô hình truyền thống, thị phần vận tải hành khách nội địa hiện là 43% giảm dần trong giai đoạn 3 – 4 năm gần đây với sự cạnh tranh gắt gao từ hãng giá rẻ VJC.
HVN sở hữu mạng bay rộng lớn nhất nước, lên đến 94 tuyến bay cuối 2017. HVN đồng thời sở hữu đội tàu bay có quy mô lớn nhất trong số các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam là 98 tàu bay. Tuy nhiên, đội tàu bay có độ tuổi lớn hơn VJC, khiến HVN cũng tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn.
Mô hình kinh doanh
Hoạt động vận tải hành khách là hoạt động cốt lõi đóng góp 82% doanh thu và lợi nhuận cho HVN. Trong 2018, HVN thực hiện chuyên chở 22 triệu lượt hành khách (tăng 0.4%) và 350,000 tấn hàng hóa (tăng 8%).
Giá vé bình quân tăng trong 2018 nhờ giá nhiên liệu bình quân tăng 32% đẩy một phần vào giá vé cùng với sự đóng góp lớn hơn từ bộ phận khách quốc tế có giá vé cao hơn.
Bộ ba lãi suất – tỷ giá – giá dầu là những rủi ro chính ảnh hưởng tới HVN cũng như các DN hàng không nói chung:
(1) Lãi suất tăng mạnh trong 2018 khiến tăng áp lực chi phí lãi vay.
(2) Tỷ giá USD/VND: HVN cũng có các khoản nợ đồng USD, ngoài ra các chi phí bảo dưỡng, mua máy bay đều bằng USD. Tỷ giá tăng vì thế sẽ gây áp lực lên tình hình tài chính.
(3) Giá nhiên liệu: chiếm 36% giá vốn. Giá dầu tăng mạnh trong 2018 trong khi HVN không thể đẩy hết vào giá vé khiến biên LNG sụt giảm.
Triển vọng doanh nghiệp
Trong ngắn hạn động lực tăng trưởng chính của HVN đến từ tiềm năng lớn của ngành hàng không Việt Nam
(1) Sản lượng hành khách dự kiến tăng CAGR 10% tới 2020. Tăng trưởng khách quốc tế đang cao hơn khách nội địa là động lực giúp HVN đẩy mạnh doanh thu và biên LN do giá vé quốc tế cao hơn.
(2) HVN vẫn bị đe dọa mất thị phần vào tay VJC khi VJC cũng đang liên tục mở mới các đường bay nội địa lẫn quốc tế. Tuy nhiên, kỳ vọng vào các kế hoạch mở rộng sắp tới của Jetstar Pacific sẽ giúp HVN lấy lại một phần thị phần đã mất.
Trong dài hạn triển vọng của HVN đến từ các nỗ lực tiếp tục mở rộng quy mô đội bay và đường bay:
(1) HVN đã tiếp tục đầu tư mở rộng đội bay, dự kiến nâng số lượng máy bay từ 98 chiếc vào cuối 2018 lên 135 chiếc vào cuối 2025. HVN cũng chủ động tăng số lượng máy bay thân rộng để tập trung vào các tuyến quốc tế.
(2) HVN cũng tích cực mở các tuyến bay đường dài mới (dự kiến mở đường bay đi Mỹ trong 2019) và tăng tần suất các chuyến bay hiện hữu đi châu Âu, Bắc Á, TQ.
Tuy nhiên các yếu tố rủi ro lãi suất – tỷ giá – giá dầu vẫn sẽ là các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới HVN trong trung dài hạn.
HVN cũng đã nộp hồ sơ niêm yết và dự kiến sẽ chuyển lên sàn HOSE trong tháng 4/2019.
Sức khỏe tài chính
Sức khỏe tài chính của HVN đang được cải thiện dần trong những năm qua khi tỷ lệ nợ đã giảm từ năm 2015, dòng tiền CFO luôn dương.
Tuy nhiên, phần lớn nợ vay của HVN là bằng đồng USD nên áp lực tỷ giá và lãi vay vẫn rất lớn.
Dự báo LNST 2018-2019 đạt 2,039 – 2,611 tỷ, tương đương EPS (sau KTPL) đạt 1,380 – 1,801đ/cp.
Nguồn: HSC