DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu HVN – Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 41.700đ

Lượt xem: 1,346 - Ngày:

HVN (Cổ phiếu HVN) sở hữu mạng bay rộng lớn nhất nước, lên đến 94 tuyến bay cuối 2017. HVN đồng thời sở hữu đội tàu bay có quy mô lớn nhất trong số các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam là 98 tàu bay. Tuy nhiên, đội tàu bay có độ tuổi lớn hơn VJC, khiến HVN cũng tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn.

Đồ thị cổ phiếu HVN phiên giao dịch ngày 07/12/2018. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị cổ phiếu HVN phiên giao dịch ngày 07/12/2018. Nguồn: AmiBroker

Ngành và vị thế công ty

– Tốc độ tăng trưởng kép ngành hàng không Việt Nam trong 10 năm qua là 17,4%, vượt xa tốc độ tăng trưởng của vùng Châu Á – Thái Bình Dương (7,9%) và chiếm ưu thế hoàn toàn so với các phương tiện di chuyển khác. Ước tính trong những năm tới tăng trưởng CAGR 15%/năm.

– HVN là hãng hàng không theo mô hình truyền thống, thị phần vận tải hành khách nội địa hiện là 43% giảm dần trong giai đoạn 3 – 4 năm gần đây với sự cạnh tranh gắt gao từ hãng giá rẻ VJC.

– HVN sở hữu mạng bay rộng lớn nhất nước, lên đến 94 tuyến bay cuối 2017. HVN đồng thời sở hữu đội tàu bay có quy mô lớn nhất trong số các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam là 98 tàu bay. Tuy nhiên, đội tàu bay có độ tuổi lớn hơn VJC, khiến HVN cũng tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn.

Mô hình kinh doanh

– HVN định vị là hãng hàng không theo mô hình truyền thống (khác với mô hình hàng không giá rẻ của VJC), CAGR tăng trường hành khách và doanh thu của HVN khá thấp ở mức lần lượt là 10.3% và 6.3% trong 3 năm qua. Tuy mất dần thị phần nội địa vào tay VJC, tốc độ tăng trưởng LNST của HVN cao hơn VJC rất nhiều do tập trung vào phân khúc cao cấp có giá vé cao và khả năng bay quốc tế đường dài mà VJC chưa có.

– Hoạt động vận tải hành khách là hoạt động cốt lõi đóng góp 82% doanh thu và lợi nhuận cho HVN.

– Bộ ba lãi suất – tỷ giá – giá dầu là những rủi ro chính ảnh hưởng tới HVN cũng như các DN hàng không nói chung:

(1) Lãi suất tăng mạnh trong 2018 khiến tăng áp lực chi phí lãi vay.

(2) Tỷ giá USD/VND: HVN cũng có các khoản nợ đồng USD, ngoài ra các chi phí bảo dưỡng, mua máy bay đều bằng USD. Tỷ giá tăng vì thế sẽ gây áp lực lên tình hình tài chính.

(3) Giá nhiên liệu: chiếm 36% giá vốn. Giá dầu đã tăng mạnh kể từ đầu 2018 khiến biên LNG sụt giảm.

Triển vọng doanh nghiệp

– Động lực tăng trưởng chính của HVN đến từ tiềm năng lớn của ngành hàng không Việt Nam cho cả hoạt động du lịch và kinh tế (tăng trưởng GDP), giúp tăng số lượng khách hàng, số chuyến bay. Ngoài ra, ttăng trưởng khách quốc tế đang cao hơn khách nội địa là động lực giúp HVN đẩy mạnh doanh thu và biên LN.

– Để phục vụ nhu cầu hàng không ngày càng tăng, HVN đã tiếp tục đầu tư trong những năm tới, cụ thể: Năm 2018, HVN nhận thêm thêm 2 tàu A350 (SLB) và 9 tàu A321-NEO thuê, trả sớm 4 tàu thuê ATR72 và 3 tàu thuê A330 đến hạn. Tổng số tàu bay đến cuối năm 2018 là 98 tàu bay. Từ năm 2019-2021, Tổng công ty sẽ tiếp tục tiếp nhận thêm 21 tàu bay gồm: 11 A321 NEO thuê, 02 A350 (SLB), 08 B787-10 thuê.

– Rủi ro lãi suất – tỷ giá – giá dầu sẽ tiếp tục là những yếu tố mà NĐT cần theo dõi do ảnh hưởng trực tiếp tới KQKD của HVN.

– Kế hoạch thoái vốn: Bộ GTVT có KH giảm tỷ lệ sở hữu xuống 51% trong năm 2019.

Sức khỏe tài chính

– Sức khỏe tài chính của HVN đang được cải thiện dần trong những năm qua khi tỷ lệ nợ đã giảm từ năm 2015, dòng tiền CFO luôn dương.

– Tuy nhiên, phần lớn nợ vay của HVN là bằng đồng USD nên áp lực tỷ giá và lãi vay vẫn rất lớn.

– Dự báo LNST 2018-2019 đạt 3,100 và 3,410 tỷ, tương đương EPS đạt 2,098đ và 2,307đ.

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý
Top