Kỳ vọng chuyển hướng tích cực từ cuối năm 2020
Đồ thị cổ phiếu BID phiên giao dịch ngày 11/03/2020. Nguồn: AmiBroker.
- Chúng tôi giữ mức khuyến nghị Nắm giữ và tăng mức giá mục tiêu lên 46.300 nghìn đồng (tương ứng lợi nhuận kỳ vọng là 6.2%) đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Cổ phiếu BID). Chúng tôi tăng mức P/B mục tiêu lên 2,3 lần từ mức 1,8 lần một năm trước, chủ yếu dựa trên giả định rằng BID có khả năng tạo ra ROE cao hơn từ năm 2021.
- Các yếu tố tích cực: Dưới đây là hai yếu tố chính để tăng mức P/B mục tiêu: 1) Tiếp tục tăng vốn để đáp ứng chỉ tiêu an toàn vốn: Dù ngân hàng đã tăng được vốn từ phát hành cho cổ đông chiến lược mới KEB Hana Bank, BID cần tiếp tục để tăng vốn tự có để phù hợp với chuẩn an toàn vốn (CAR) mới để mở rộng tín dụng, dựa trên: 1) Số nhân vốn chủ sở hữu cao (hiện trên 20x, so với trung bình ngành là khoảng 10x); 2) vốn cấp 2 cao, và bị giới hạn ở mức 50% vốn cấp 1 theo quy định; và 3) quy mô cho vay lớn (~13% toàn hệ thống). 2) Thành quả từ nỗ lực xử lý nợ xấu: Thu nhập được dự báo sẽ tăng mạnh trở lại sau 3 năm tích cực trích lập dự phòng nợ xấu, xử lý nợ xấu; cũng như phản ảnh chi phí tín dụng sẽ giảm trong vài năm tới.
- Các yếu tố tiêu cực: Chúng tôi lưu ý hai rủi ro lớn đối với hoạt động của ngân hàng:
- Nguy cơ tụt hậu do cạnh tranh khốc liệt : Theo mô hình ngân hàng truyền thống, sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh cốt lõi đã kéo dài đã phản ánh vào khả năng sinh lời của BID. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hạn chế, việc nới lỏng trần tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) đối với các ngân hàng tư nhân lên 85% (từ 80%) ngụ ý mở rộng tín dụng hơn nữa cho các ngân hàng tư nhân. Đặc biệt, các ngân hàng đạt tiêu chuẩn Basel II sẽ được cấp trần tăng trưởng tín dụng cao hơn. Về đa dạng hóa dòng thu nhập, ngân hàng tư nhân đã tăng tốc trong những năm gần đây nhờ lợi thế “tiên phong” các phân khúc mang lại lợi suất cao như bancassurance và tài chính tiêu dùng.
- Rủi ro sự kiện: Với tổng mức dư nợ lớn, BID sẽ đối mặt với rủi ro lớn hơn trong kịch bản suy thoái kinh tế. Tác động kinh tế của COVID-19 có thể kể đến như thiếu hụt nguyên liệu, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và sự sụt giảm trong chi tiêu tùy ý. Hơn nữa, thiếu hụt vốn lưu động có thể gây đình trệ sản xuất, tổn hại đến thu nhập của công ty quý 1, cũng như kết quả kinh doanh năm 2020. Do bối cảnh kinh tế không thuận lợi, dư nợ cho vay của BID có thể giảm, thậm chí nợ xấu có thể tăng.
- Định giá tương đối BID, với dự báo ROE FY20 ở mức 11,2%, đang giao dịch với P/B dự phóng là 2,0 lần. So với ngành, BID là tương đối không hấp dẫn, do mức định giá cao hơn và mức lợi nhuận thấp hơn.
Nguồn: Masvn
Từ khóa: BID