DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu BID – Khuyến nghị nâng giá mục tiêu lên 33.000 đồng/cp

Lượt xem: 1,529 - Ngày:

Diễn biến tuân thủ Basel 2 được kỳ vọng sẽ là yếu tố chính giải quyết vấn đề hạn chế tăng trưởng – Cập nhật

Đồ thị cổ phiếu  BID phiên giao dịch ngày 29/11/2019. Nguồn: AmiBroker

  • Chúng tôi nâng giá mục tiêu Cổ phiếu BID thêm 3,1% lên 33.000 đồng/cổ phiếu cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khi cập nhật mô hinh định giá đến cuối năm 2020, phần nào bù đắp cho dự báo LNST sau lợi ích CĐTS trong giai đoạn 2020F-2024F giảm trung bình 1,9%. Chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN cho BID.
  • Chúng tôi giảm lợi nhuận dự phóng chủ yếu do giảm giả định thu nhập lãi vay thuần giảm trung bình 6,7% cùng với giảm trung bình 13,2% dự báo khoản thu nhập từ hoạt động giao dịch và đầu tư chứng khoán trong giai đoạn dự báo đến năm 2024. Chúng tôi cho rằng Thông tư 22/2019/TTNHNN (TT 22) sẽ có tác dộng tiêu cực nhẹ đối với tăng trưởng tín dụng của BID từ năm 2020 trở đi. Do đó, chúng tôi giảm dự báo tăng trưởng tín dụng từ 14% còn trung bình 12% trong giai đoạn dự báo nói trên.
  • Chúng tôi kỳ vọng NIM sẽ tăng 23 điểm cơ bản trong năm 2019F và đi ngang trong năm 2020F trong bối cảnh lợi suất tài sản giảm trung bình 11 điểm cơ bản và chi phí huy động tăng trung bình 5 điểm cơ bản trong năm 2019 và 2020. Trong khi đó, chúng tôi dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm 5 điểm cơ bản YoY trong năm 2020.
  • Chúng tôi cho rằng ngân hàng sẽ xử lý 279 triệu USD nợ VAMC trong năm 2019, dẫn đến chi phí dự phòng tăng 11,1% so với năm trước, chi phí dự phòng chiếm 66% lợi nhuận từ HĐKD trước dự phòng trong năm 2019F.
  • ROE và ROA dự phóng năm 2020F của chúng tôi lần lượt đạt 15,6% và 0,8% so với trung vị các ngân hàng khác là 18,6% và 1,7%. Do đó, chúng tôi nhận thấy định giá hiện tại của BID gần như đang ở mức tối đa với P/B năm 2020F là 2,0 lần.
  • Rủi ro: (1) BID cần tăng vốn nhằm củng cố tăng trưởng cho vay trong tương lai, dẫn đến rủi ro pha loãng, (2) khủng hoảng ngành ngân hàng đến từ các yếu tố vĩ mô sẽ ảnh hưởng chi phí tín dụng trong bối cảnh quy mô dư nợ cho vay lớn của BID.

Nguồn: VCSC

 

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý