DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu ACB – Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận dài hạn bền vững

Lượt xem: 1,941 - Ngày:

Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận dài hạn bền vữngCổ phiếu ACB

Đồ thị cổ phiếu ACB phiên giao dịch ngày 17/05/2021. Nguồn: AmiBroker

  • Tăng trưởng tín dụng Quý 1/2021 vững chắc. Theo Ban lãnh đạo, cho vay khách hàng Quý 1/2021 của ACB tăng trưởng 4,1% YoY lên 324,3 nghìn tỷ (so với hạn mức tín dụng ban đầu 9,5%), chủ yếu thúc đẩy bởi tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân tốt là 4,9% YoY, trong khi cho vay doanh nghiệp lớn có mức tăng trưởng thấp hơn. Trong dư nợ cho vay cá nhân Quý 1/2021, cho vay mục đích kinh doanh chiếm khoảng 48%, cho vay mua nhà chiếm khoảng 33%, trong khi phần còn lại đến từ các khoản vay mục đích tiêu dùng, với một ít tỷ trọng đối với phân khúc tín chấp. Do đó, tỷ trọng cho vay cá nhân và DNVVN tăng nhẹ lên 93% so với 92% trong Quý 1/2020. Điều này tái khẳng định trọng tâm chiến lược của ACB vào ngân hàng bán lẻ nhằm tối ưu hóa lợi nhuận (có suất sinh lời cao hơn), đồng thời đa dạng hóa rủi ro (Quy mô khoản vay bán lẻ/ khách xu hướng giảm trong những năm qua và hiện ở mức dưới 1,0 tỷ đồng/ khách hàng, theo ACB).
  • CASA tiếp tục đà tăng nhờ các sáng kiến tiếp tục mang lại hiệu quả.
  • Xu hướng NIM. Ban lãnh đạo chia sẻ xu hướng NIM sẽ ổn định ở mức tương đương mức cao Quý 1/2021 nhờ bối cảnh môi trường lãi suất thấp như hiện nay.
  • Các chỉ số thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức tốt Đến cuối Quý 1/2021, tỷ lệ LDR theo quy định đã tăng lên 83,6% so với mức trần 85%, mà Ban lãnh đạo cho rằng có thể quản lý linh hoạt nhờ khả năng huy động mạnh mẽ của ACB. Hệ số CAR Basel II ổn định ở mức 11,1%, chủ yếu đến từ vốn Cấp 1 (trên 90%). TPCP ổn định ở mức 14% tổng danh mục.
  • Mảng bancassurance mạnh mẽ Theo Ban lãnh đạo, hoạt động bancassurance Quý 1/2021 của ACB rất mạnh mẽ, duy trì vị thế top 3 tốt nhất trên thị trường. Số tiền trả trước 8.500 tỷ đồng một lần sẽ được phân bổ đều hàng quý trong suốt thời gian hợp tác 15 năm.
  • NPL tăng, nhưng trong tầm kiểm soát Ban lãnh đạo cho rằng nợ xấu trong Quý 121 tăng lên 0,91% là do Ngân hàng chủ động phân loại lại các khoản vay sớm hơn yêu cầu, vì ACB đang nhận thấy dấu hiệu xấu đi từ một số khách hàng. Theo nhóm khách hàng, MMLC chiếm khoảng 30%, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 25%, trong khi khách hàng cá nhân chiếm 45% tổng nợ xấu. Ban lãnh đạo nhận định nợ xấu có xu hướng giảm trong những quý sắp tới. Cổ phiếu ACB ước tính sẽ trích lập khoảng 300 tỷ cho các khoản vay được cơ cấu lại COVID19 trong năm 2021, theo Thông tư 03.
  • Triển vọng KQKD 2020-21: Duy trì tăng trưởng hai chữ số Chúng tôi nâng dự báo LNTT năm 2021 ACB thêm 15,6% lên 12.548 tỷ (+30,8% YoY) từ 10.838 tỷ (+12,9% YoY) trong Cập nhật ACB Tháng 12/2020. Chúng tôi lần đầu đưa ra dự báo LNTT năm 2022 là 14.783 tỷ (+17,8% YoY).
  • Duy trì OUTPERFORM; TP tăng 24,4% lên 42.692 đồng/cp (Upside: 18,1%) Chúng tôi nâng giá mục tiêu (TP) theo phương pháp Thu nhập thặng dư lên 42.692 đồng/ cổ phiếu (Upside: 18,1%), định giá ngân hàng ở mức P/B hợp lý năm 2022 là 1,62x. Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM. Việc điều chỉnh giá mục tiêu được thúc đẩy bởi: (1) Dự báo thu nhập điều chỉnh tăng; (2) Giảm chi phí vốn chủ sở hữu xuống 12,0% so với 14,4% trước đó; và (3) Ảnh hưởng của việc luân chuyển định giá của chúng tôi đến giữa năm 2022. Với giá cổ phiếu hiện tại, ACB đang giao dịch ở mức P/B năm 2021-22 tương ứng là 1,72x và 1,37x với ROE dự báo năm 2020-21 trên 20%.

Cổ phiếu ACB

Nguồn: BVSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý
Top