Tăng trưởng thấp
Đồ thị cổ phiếu ACB phiên giao dịch ngày 09/07/2020. Nguồn: AmiBroker
- Định giá Chúng tôi hạ mức khuyến nghị Ngân hàng TMCP Á Châu (Cổ phiếu ACB) xuống NẮM GIỮ (từ khuyến nghị MUA một năm trước), với mức giá mục tiêu là 25.200 đồng (tương đương lợi nhuận kỳ vọng là 6,3%). Mức giá mục tiêu này tương ứng mức định giá P/B là 1,5x, giảm so với mức P/B định giá một năm trước là 1,8x. Mức định giá này đã chiết khấu các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng dưới tác động nặng nề từ dịch COVID-19, bao gồm tăng trưởng tín dụng chậm lại, giảm NIM, nợ xấu tiềm ẩn, tăng chi phí dự phòng, và yêu cầu gia tăng lớp vốn đệm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vốn. Cụ thể, mức ROE sau khi điều chỉnh các rủi ro vừa đề cập sẽ giảm xuống còn 20% vào năm 2020, giảm 4.2 điểm % so với năm 2019.
- Quan điểm đầu tư: Nền tảng cơ bản vững chắc Ngân hàng đặt mục tiêu duy trì mức ROE trung bình trong 5 năm tới không thấp hơn 20%, mặc dù cổ phần tiếp tục được pha loãng. Chất lượng tài sản nhìn chung vẫn được duy trì ở mức tốt so với mặt bằng chung.
- Hồi phục mạnh mẽ cùng nền kinh tế: Hơn nữa, trong kịch bản tốt nhất, NIM của ngân hàng được chúng tôi dự báo tương đương mức năm 2019 (ở mức 3,55%); khi đó, lợi nhuận sau thuế có thể tăng trưởng lên tới 14,2% (so với kịch bản cơ sở, chỉ tăng 5.5%). Trong kịch bản thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà hồi phục sau khi thành công ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch COVID-19, cũng như việc “tái hoạt động” nền kinh tế kể từ cuối tháng 4. Theo đó, nhu cầu vay vốn của các công ty sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm, cùng với sự cải thiện trong khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kỳ vọng tiêu dùng sẽ là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hồi phục trở lại; như vậy, ACB sẽ phục hồi mạnh mẽ cùng với nền kinh tế với chiến lược định hướng ngân hàng bán lẻ. Trên cơ sở lập luận này, ACB sẽ lấy lại mức NIM trước đại dịch nhờ: 1) các khoản vay bán lẻ (với lợi suất cao) tiếp tục đà tăng trưởng; và 2) ghi nhận các khoản thu nhập từ lãi đã hoãn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong năm 2020.
- Các yếu tố tích cực khác hỗ trợ cho giá cổ phiếu: 1) Ký kết hợp đồng bancassurance độc quyền; 2) Bán 51% cổ phần của công ty con (ACBS) cho đối tác chiến lược; 3) Chuyển sang niêm yết trên sàn chứng khoán chính (HOSE).
- Các rủi ro đối với triển vọng của ngân hàng: 1) Không cải thiện được NIM: Lợi suất bình quân trên tài sản của ACB vốn dĩ đang ở mức cao so với ngành nhờ chiến lược đẩy mạnh ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đang gia tăng trong mảng cho vay cá nhân. Một nhược điểm của ngân hàng là có chi phí sử dụng vốn tương đối cao, do phụ thuộc nguồn khách hàng cá nhân. Trong ngắn hạn, NIM sẽ bị giảm dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19 vì các đối tượng khách hàng mà ngân hàng tập trung là các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân có thu nhập trung bình; đây là các đối tượng có sức đề kháng kém trong bối cảnh kinh tế xấu. 2) Chi phí hoạt động tương đối cao khiến ACB kém hấp dẫn hơn so với ngành; trong khi đó, ACB không thể giảm tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) trong 3 năm tới. CIR cao phản ánh mô hình ngân hàng bán lẻ và quá trình chuyển đổi sang mô hình ngân hàng số. Tuy nhiên, 60 CIR có thể cao hơn kỳ vọng 50% của ngân hàng.
Nguồn: MASVN
Từ khóa: ACB