Như vậy là sau nhiều thời gian chuẩn bị và trì hoãn, cuối cùng thì ngày chính thức giao dịch của chứng khoán phái sinh đã được ấn định – đó là ngày 10/08/2017. Vào ngày đầu tiên giao dịch chứng khoán phái sinh này, các nhà đầu tư sẽ được giao dịch Hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index.
- Cách mở tài khoản chứng khoán phái sinh
- Các nhược điểm của TTCK cơ sở so với TTCK phái sinh
- Các câu hỏi thường gặp về thị trường chứng khoán phái sinh
Chỉ số VN30-Index sẽ được sử dụng để xây dựng sản phẩm Hợp đồng tương lai đầu tiên của thị trường phái sinh, dự kiến mở cửa vào ngày 10/08/2017. Do giá hợp lý của Hợp đồng tương lai sẽ dựa trên giá trị điểm số của chỉ số VN30-Index nên trên lý thuyết, biến động giá của Hợp đồng tương lai sẽ cùng hướng với biến động của chỉ số VN30-Index.
Trong bài viết này, Nguyễn Văn Nguyên xin chia sẻ những lưu ý trong cách tính chỉ số VN30-Index. Đây cũng sản phẩm Hợp đồng tương lai đầu tiên của thị trường phái sinh.
Chỉ số VN30-Index được xây dựng đã tính đến khả năng bị thao túng, tức là tác động giá của một hay một vài cổ phiếu có thể tác động đến điểm số của VN30-Index. Hai nút chặn quan trọng nhất là điều chỉnh vốn hóa theo tỷ lệ lưu hành tự do và giới hạn vốn hóa tối đa của mỗi cổ phiếu thành phần ở mức 10%.
Hai nút chặn này đã làm giảm ảnh hưởng đáng kể của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Lấy ví dụ VNM, tỷ lệ lưu hành tự do (free float) chỉ là 45%, tức là vốn hóa của cổ phiếu này khi tính VN30-Index chỉ bằng 45% tổng vốn hóa bình thường khi tính trong VN-Index. VNM lại bị giới hạn vốn hóa và chỉ được tính 35,17% trong đó. VIC cũng bị giới hạn tương tự VNM với tỷ lệ lưu hành tự do (free float) là 35% và chỉ được tính 90,6% vốn hóa đã điều chỉnh.
Trong VN30-Index, vốn hóa của VIC thực ra là lớn nhất (theo giá đóng cửa ngày 04/08/2017). VNM, HPG, SAB và MBB là các cổ phiếu lớn tiếp theo. Vì vậy cùng một mức phần trăm tăng giảm giá ở các cổ phiếu này sẽ ảnh hưởng đến VN30-Index nhiều hơn các cổ phiếu còn lại.
Tuy nhiên, để tác động đến chỉ số này, vấn đề không chỉ dừng lại ở việc cổ phiếu nào có tiềm năng ảnh hưởng mạnh nhất (vốn hóa lớn nhất), mà còn ở chi phí. Vai trò của SAB lúc này cực kỳ nổi bật vì thanh khoản rất kém (khối lượng giao dịch khớp lệnh). Khối lượng giao dịch khớp lệnh hàng ngày kém nghĩa là chỉ cần một lượng tiền nhỏ cũng có thể khiến giá dao động tăng giảm đủ mạnh. Trong khi đó thao túng VNM, VIC khó hơn nhiều và chi phí đắt đỏ hơn vì giá trị giao dịch hàng ngày rất cao.
Thống kê cho thấy trung bình 20 phiên gần nhất, giá trị khớp lệnh hàng ngày của SAB chỉ đạt gần 13,4 tỷ đồng. Trong 5 phiên vừa rồi, thậm chí giá trị giao dịch chỉ đạt trung bình 9,62 tỷ đồng/ngày. Có những ngày SAB thanh khoản còn tệ hơn nữa mà giá nhảy “điên loạn”. Ví dụ ngay ngày 04/08/2017 vừa rồi SAB giao dịch 3,81 tỷ đồng giá trị nhưng giá biến động trong ngày tối đa 2,2%. Hay như hôm 26/07/2017, SAB giao dịch 6,76 tỷ đồng mà giá lên xuống trong phiên 7,57%. Trong khi đó, trong 10 phiên gần nhất (tính tới ngày 04/08/2017) thì khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất của VNM là 532.000 cổ phiếu (tương đương giá trị giao dịch mỗi phiên hơn 80 tỷ đồng).
Như vậy khả năng lớn là SAB có thể gây xáo trộn chỉ số VN30-Index rất nhiều nếu bị thao túng. Và điều này sẽ ảnh hưởng tương đối lớn tới kết quả đầu tư chứng khoán phái sinh của các nhà đầu tư do VN30-Index chính là sản phẩm Hợp đồng tương lai đầu tiên của thị trường phái sinh.
Để có cách đầu tư chứng khoán phái sinh được hiệu quả, nhà đầu tư vui lòng liên hệ với Nguyễn Văn Nguyên theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết. Nguyễn Văn Nguyên luôn sẵn sàng hỗ trợ:
Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Facebook /
Email: nguyen.nguyenvan@hsc.com.vn