1. Nhận định thị trường:
VN-Index tiếp tục tăng 2,78 điểm (tương đương 0,41%), đóng cửa tại 685,23. Thanh khoản nhẹ lên mức 118 triệu cổ phiếu.
Đồ thị VN-Index ngày 13/10/2016. Nguồn: Amibroker
Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nguyễn Văn Nguyên cho rằng trong phiên giao dịch ngày mai 14/10/2016, chỉ số VN-Index sẽ tăng mạnh để vượt qua ngưỡng kháng cự 690 điểm. Đồng thời, Nguyễn Văn Nguyên đánh giá chỉ số VN-Index đã tạo đáy của nhịp điều chỉnh này ngay trên đường MA20 ngày tại khu vực 675-680 điểm. Ngoài ra, từ ngày 18/10 – 30/10 lần lượt các doanh nghiệp sẽ phải công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý III /2016. Đây có thể là một yếu tố hỗ trợ thị trường. Khi thị trường vẫn còn yếu tố để kỳ vọng thì khả năng đi lên vẫn sẽ được duy trì. Do đó, NĐT nên cơ cấu danh mục vào các cổ phiếu có định giá hấp dẫn, báo cáo Quý III tích cực đồng thời với việc phân bổ tỷ trọng danh mục đầu tư một các hợp lý.
Nhà đầu tư muốn biết điểm mua, điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường, vui lòng add Facebook của Cường để được tư vấn chi tiết.
2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 13/10/2016:
Thị trường tiếp tục có phiên hồi phục nhẹ vào cuối phiên với thanh khoản duy trì ở mức thấp. Thị trường chờ đợi quyết định tăng lãi suất của FED vào tháng 11.
- Các mã ngân hàng biến động trái chiều và giảm với VCB giảm trong khi BID & CTD đóng cửa tại tham chiếu. ACB tăng trong khi MBB cũng đóng phiên tại tham chiếu. STB & EIB đều giảm.
Tin doanh nghiệp – Theo BID, Ngân hàng sẽ tổ chức ĐHCĐBT vào ngày 22/10/2016 tại Hà Nội – Hôm qua trên website của mình, BID (Kém khả quan) đã công bố tài liệu họp ĐHCĐBT tổ chức vào ngày 22/10/2016 tại Hà Nội. Mục đích họp là sửa đổi điều lệ của Ngân hàng. Vào đầu tháng 9/2016, BID đã công bố kế hoạch tổ chức ĐHCĐBT để biểu quyết về một vấn đề cần được ĐHĐCĐ thông qua (ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 21/09).
Hiện vẫn còn một số vấn đề mà cổ đông của BID cần quan tâm – BID vẫn còn một số vấn đề khá cấp bách cần xử lý như (1) quyết định cuối cùng về việc trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu cho năm 2015; (2) kế hoạch tăng vốn để cải thiện hệ số CAR đang ở mức thấp; (3) kế hoạch tái cơ cấu đối với các khoản cho vay HAG; và (4) thông qua quyết định chính thức bổ nhiệm ông Trần Anh Tuấn làm tân chủ tịch BID (hiện ông Tuấn là thành viên HĐQT kiêm quyền Chủ tịch BID). Theo đó một phần hoặc toàn bộ các vấn đề trên cũng sẽ được đưa vào nội dung họp của ĐHCĐBT. Tuy nhiên từ thông cáo báo chí của BID về nội dung họp ĐHCĐBT, thì khả năng Ngân hàng sẽ không dành nhiều thời gian của cuộc họp cho phần hỏi đáp liên quan đến các nội dung khác.
BID vẫn chưa công bố ước tính KQKD 9 tháng 2016 nhưng kỳ vọng không cao – Dự báo sau 9 tháng BID sẽ đạt LNTT là khoảng 5.300 tỷ đồng; như vậy riêng Q3 LNTT dự báo đạt 2.000 tỷ đồng (giảm 17,25% so với cùng kỳ). Những nhân tố chính ảnh hưởng đến KQKD là vốn huy động khách hàng tăng khoảng 21% so với cùng kỳ (đạt 682 nghìn tỷ đồng) và cho vay khách hàng tăng khoảng 12% so với cùng kỳ (đạt 670 nghìn tỷ đồng). Với KQKD 6 tháng gây thất vọng và hệ số CAR thấp, thì khó có thể kỳ vọng nhiều vào việc tăng trưởng tài sản và tín dụng của BID. Kỳ vọng BID có thể sẽ thay đổi cơ cấu tài sản sinh lãi, trong đó Ngân hàng tập trung nhiều hơn vào trái phiếu chính phủ (có hệ số rủi ro khi tính CAR là 0%) và giảm bớt cho vay khách hàng.
LNTT 6 tháng tăng 6,22% so với cùng kỳ cho thấy xu hướng không đạt kế hoạch – Trong 6 tháng đầu năm, BID công bố LNTT đạt 3.300 tỷ đồng (tăng 6,22% so với cùng kỳ) và mới chỉ hoàn thành được 41,77% kế hoạch cả năm là 7.900 tỷ đồng. Kết quả đạt được nhờ cho vay khách hàng tăng 9,89% so với đầu năm (đạt 657 nghìn tỷ đồng) và huy động khách hàng tăng 22,63% so với đầu năm (đạt 692 nghìn tỷ đồng). Thu nhập lãi thuần tăng 21,65% so với cùng kỳ mặc dù tỷ lệ NIM giảm 0,2% xuống còn 2,54%. Chi phí dự phòng là 4.526 tỷ đồng (tăng 30,80% so với cùng kỳ), chủ yếu là dự phòng trích lập cho trái phiếu VAMC. Mặc dù BID có 20.650 tỷ đồng trái phiếu VAMC theo mệnh giá (tương đương sẽ phải trích lập 4.130 tỷ đồng trong năm 2016), thì trong 6 tháng đầu năm BID mới chỉ trích lập 1.383 tỷ đồng. Theo đó BID sẽ phải trích lập thêm rất nhiều dự phòng trong 6 tháng cuối năm 2016; từ đó sẽ “ăn gần hết” lợi nhuận trước trích lập dự phòng.
Dự báo EPS 2016 là 1.213đ/cp và BVPS là 12.368đ/cp theo đó PB dự phóng là 1,36 lần.
Cần sớm tiến hành tăng vốn nhưng không có nhiều phương án để lựa chọn – Đã có những đồn đoán kéo dài liên quan đến kế hoạch tăng vốn của BID và Ngân hàng có thể đã cân nhắc một số phương án cho vấn đề này. Đến cuối tháng 6/2016, hệ số CAR của BID ước tính chỉ hơn 9% một chút, so với mức 9,87% cho cả Ngân hàng vào cuối năm 2015 do tài sản sinh lãi đã tăng 12,38% trong 6 tháng đầu năm nay. Hiện tại, BID phải tăng vốn cấp 1 do các phương án tăng vốn cấp 2 đã cạn kiệt.
Quan điểm đầu tư. Lặp lại đánh giá Kém khả quan. Giá cổ phiếu BID đã giảm 18,45% so với đầu năm. Trong khi định giá cổ phiếu hiện tại không quá đắt, vẫn lưu ý rằng tiềm năng tăng trưởng đã giảm đánh kể và rủi ro pha loãng là khá cao với khả năng thực hiện tăng vốn trong thời gian tới. Bộ máy lãnh đạo mới của Ngân hàng có thể sẽ có những thay đổi về chiến lược, tuy nhiên cho đến ĐHCĐ bất thường, chúng tôi không có nhiều thông tin về sự thay đổi chiến lược ở đây là gì. Ngân hàng cần từng bước giải quyết vấn đề chất lượng tài sản trước khi có thể phục hồi tăng trưởng về mức thông thường. Điều này nhiều khả năng sẽ hạn chế triển vọng tăng trưởng của BID trong một vài năm.
- Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều và tăng dù các mã bảo hiểm BVH & PVI đóng cửa tại tham chiếu. Các cổ phiếu chứng khoán như SSI; HCM và VND đều đóng cửa tăng.
- Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng nhìn chung tăng dẫn đầu là VNM & KDC trong khi MSN đóng cửa tại tham chiếu. FPT tăng và MWG cũng tăng trong khi PNJ giảm.
Tin cổ phiếu – Hiện phương pháp thoái vốn nhà nước tại VNM vẫn chưa được quyết định. Giá bán sẽ là điểm mấu chốt – Đã có những thảo luận về phương pháp thoái vốn của SCIC tại VNM (Khả quan). Số cổ phần sẽ bán là 9%; tương đương 130,63 triệu cổ phiếu, có giá trị là 18.549 tỷ đồng (830 triệu USD) nếu tính tại giá đóng cửa ngày hôm nay.
Nghị định 151/2013 có hướng dẫn cho việc bán vốn nhà nước nói chung – Cho đến nay, việc thoái vốn nhà nước của SCIC được thực hiện dựa trên hướng dẫn trong Nghị định 151/2013 và quy chế bán vốn nhà nước của SCIC. Theo Nghị định 151/2013, có 5 hình thức được sử dụng khi bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp:
(1) Các phương thức giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán – Về cơ bản là thực hiện qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Phương thức này được sử dụng khi bán vốn tại các công ty niêm yết với tỷ lệ sở hữu của nhà nước là khá nhỏ. Trong trường hợp giao dịch thỏa thuận, thường được bán riêng lẻ cho một người mua (hoặc nhiều nhất là 2-3 người mua). Phương thức thỏa thuận đã được sử dụng nhiều lần trước đây nhưng chủ yếu là cho các giao dịch quy mô nhỏ hoặc trung bình.
(2) Đấu giá công khai – Chủ yếu áp dụng cho các công ty chưa niêm yết. Mở cửa cho mọi NĐT và NĐT trả giá cao nhất sẽ trúng đấu giá.
(3) Chào bán cạnh tranh – là một hình thưc đấu giá nhưng chỉ dành cho một số NĐT được lựa chọn
(4) Bán thỏa thuận – Cho đến nay phương pháp này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chưa niêm yết và gần giống chào bán riêng lẻ.
(5) Những hình thức khác theo quy định của pháp luật – Để mở các phương pháp khác nhưng cho đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể. Dựng sổ là một phương pháp có thể được áp dụng trong tương lai.
Phương pháp có thể sẽ được quyết định dựa trên số lượng người mua sẵn sàng trả giá cạnh tranh cho số cổ phần của SCIC tại VNM – Về việc bán 9% cổ phần VNM của SCIC, SCIC vẫn chưa quyết định phương pháp thoái vốn. Theo HSC, phương pháp thoái vốn sẽ tùy thuộc vào (1) số lượng người mua tiềm năng; (2) giá chào của những người mua này. Trong trường hợp bán cổ phần quy mô lớn như VNM, thì định giá sẽ là yếu tố quyết định chính cách thức bán cổ phần. Sau khi giá bán đã được xác định:
- Nếu có một người mua sẵn sàng mua toàn bộ 9% cổ phần với giá cạnh tranh thì có thể phương pháp sẽ là giao dịch thỏa thuận qua sàn hoặc ít khả năng hơn là bán thỏa thuận. Rõ ràng là giá bán sẽ cao hơn nhiều giá vốn đầu tư của SCIC và cả giá tham khảo do đơn vị định giá đưa ra.
- Nếu nhiều người mua sẵn sàng trả các mức giá không quá chênh lệch nhau thì có lẽ SCIC sẽ phải tính đến biện pháp thay thế chẳng hạn như chào bán cạnh tranh hoặc ít khả năng hơn là đấu giá công khai.
Trên đây là suy luận dựa trên cách hiểu của chúng tôi đối với các quy định hiện hành – Dĩ nhiên là vẫn chưa có định hướng rõ ràng từ SCIC, chính phủ hay đơn vị tư vấn. Còn trên đây chỉ là suy luận dựa trên cách hiểu của chúng tôi đối với các quy định hiện hành và một số thông tin từ các bên có liên quan. Hiện vẫn còn nhiều việc cần phải làm vì đây là lần đầu tiên một phần vốn lớn của nhà nước tại một doanh nghiệp niêm yết lớn được đem ra bán.
Một mặt có vẻ chính phủ muốn nhanh chóng bán cổ phần nhưng mặt khác lại muốn thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định hiện hành. Điều đó khiến việc bán cổ phần lần này khó khăn hơn một chút so với dự kiến vì trước đó chưa có một sự kiện nào tương tự như vậy để làm tiền lệ và không phải toàn bộ quy định hiện hành đều đã được áp dụng trong thực tiễn. Ít nhất là với một thương vụ bán cổ phần có quy mô lớn như trên.
- Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với GAS tăng trong khi PVD; PVS và PXS giảm.
- Cổ phiếu ngành sản xuất nhìn chung tăng với HPG tăng trong khi HSG giảm. NKG đóng cửa tại tham chiếu. BMP; CSM; DQC; EVE; HHS; RAL và TCM tăng trong khi DRC & STK đóng cửa tại tham chiếu. PAC & TMT giảm.
Tin ngành – Bộ Công thương bãi bỏ Thông tư 37 và thông tin này có tác động tích cực một chút đến ngành dệt may – Bộ Công thương đã quyết định bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong nguyên vật liệu dệt may nhập khẩu. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 26/11. Đây là thông tin khá tích cực đối với các công ty dệt may nhờ tiết kiệm chi phi và thời gian kiểm tra nguyên vật liệu nhập khẩu.
Quy định rườm rà dẫn đến tăng chi phí của các sản phẩm dệt may – Theo Thông tư 37, các công ty đã phải trả chịu mức phí 2 triệu đồng/mẫu kiểm tra và đợi 3-7 ngày để có kết quả. Mặc dù chi phí kiểm tra là không quá lớn, thời gian chờ đợi sẽ kéo theo chi phí lưu kho bãi đáng kể ở các cảng biển. Trong 7 năm áp dụng quy định này, chỉ 0,0125% sản lượng hàng hóa được kiểm tra là dưới tiêu chuẩn chất lượng.
Hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may nhập khẩu nguyên liệu như TCM – Đối với các công ty đã niêm yết, việc bãi bỏ quy định này có lợi một chút cho các công ty dệt may thường nhập khẩu nguyên vật liệu như VGG, TNG, GMC & TCM trong khi đó không ảnh hưởng đến các công ty sợi như STK. Tuy vậy, mức tiết kiệm chi phí (kiểm tra và lưu kho bãi) trong tổng chi phí là khá nhỏ.
- Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều và tăng với VIC tăng, đồng thời CII; CTD; DXG; KBC; TDH và SJS đều tăng. NLG đóng cửa tại tham chiếu. DIG; HBC và KDH đều giảm.
- Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản nhìn chung cũng tăng dẫn đầu là HAG; HNG; DPM và BFC trong khi GTN & PAN đóng cửa tại tham chiếu. BHS; SBT; VHC và VFG đều giảm.
Tin cổ phiếu – PAN sẽ phát hành 1,5 triệu cổ phiếu ESOP – Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN – Khả quan) đã đăng ký phát hành 1.500.000 cổ phiếu, tương đương 1,49% tổng sổ cổ phiếu đang lưu hành cho người lao động trong công ty theo chương trình ESOP với giá phát hành dự kiến là 10.000đ/cp. Thời gian phát hành là trong Q4/2016. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm sau ngày phát hành.
- Cổ phiếu ngành dược phẩm nhìn chung tăng dẫn đầu là DHG; DMC; IMP trong khi TRA đóng cửa tại tham chiếu.
- Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích; logistic và vận tải biến động trái chiều với NT2 & VSH giảm trong khi PPC tăng. VNS & NCT giảm trong khi GMD & VSC tăng. (Nguồn: HSC)
Sau 2 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại đã quay trở lại bán ròng nhẹ với giá trị đạt hơn 35,5 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng trở lại gần 33 tỷ đồng. Họ tiếp tục mua ròng mạnh nhất mã VNM, tuy nhiên, giá trị mua ròng đã sụt giảm đáng kể so với phiên trước và chỉ còn hơn 34,6 tỷ đồng. Tiếp theo HPG cũng được mua ròng 10 tỷ đồng. Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất mã CTD và VIC, đạt lần lượt 27,9 tỷ đồng và 16,2 tỷ đồng. Ngoài ra không có mã nào có giá trị giao dịch ròng đạt 10 tỷ đồng. Trên sàn HNX, sau 6 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại đã bán ròng trở lại hơn 2,68 tỷ đồng. Họ bán ròng chủ yếu ba mã VNR, NTP và VGS trong khi không có cổ phiếu nào trên HNX được khối ngoại mua ròng trên 1 tỷ đồng.
3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:
Về tin vĩ mô đáng chú ý đó là biên bản họp cuộc họp tháng Chín vừa qua của FED đã được công bố. Thông cáo của FED cho biết tại cuộc họp này, nhiều thành viên của FOMC tin rằng việc sớm nâng lãi suất là điều hợp lý. FED cũng bỏ ngõ về khả năng có nâng lãi suất trong tháng Mười Một sắp tới hay không. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định khả năng tăng lãi suất ngay trong tháng sau là khá thấp bởi cuộc họp kế tiếp diễn ra vào ngày 1-2/11, tức không tới 1 tuần trước khi kỳ bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 8/11. Thay vào đó, mọi kỳ vọng sẽ đổ dồn vào cuộc họp cuối cùng trong năm diễn ra vào ngày 13-14/12. Ngoài ra trong đêm nay, cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ (EIA) sẽ công bố báo cáo về lượng cung dầu của nước này. Các chuyên gia dự báo lượng cung sẽ tăng lên 650.000 thùng, mức tăng trở lại lần đầu sau 5 tuần giảm liên tiếp trước đó
4. Sự kiện nổi bật ngày mai (14/10/2016):
14/10/2016 SFG Niêm yết cổ phiếu bổ sung – 4,354,027 CP
14/10/2016 VPD Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 2.5%
14/10/2016 S99 Giao dịch bổ sung – 1,849,139 CP
14/10/2016 VPD Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
14/10/2016 TCR Giao dịch bổ sung – 203,265 CP
14/10/2016 VPH Ngày GDKHQ Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 100:15
14/10/2016 VPH Trả cổ tức năm 2015 bằng tiền, 500 đồng/CP
14/10/2016 SRF Trả cổ tức đợt 1/2016 bằng tiền, 800 đồng/CP
5. Danh mục cổ phiếu khuyến nghị đầu tư:
Ghi chú:
– T + 0 là ngày Mua.
– Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các mức giá cũng được điều chỉnh tương ứng.
—————————
Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook / Zalo /
Email: nguyen.nguyenvan@hsc.com.vn
Website: dautucophieu.net