Nên đăng ký tài khoản tại công ty chứng khoán nào? Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? là những câu hỏi thường gặp của các Nhà đầu tư (NĐT), đặc biệt là của các Nhà đầu tư mới. Mở tài khoản chứng khoán ở đâu để được cung cấp hệ thống giao dịch tốt, hệ thống hỗ trợ hiệu quả, tin cậy và chi phí hợp lý chính là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường quan tâm nhất.
Nhà đầu tư chứng khoán nên mở tài khoản tại các công ty chứng khoán có thị phần trong top 10 hiện nay như SSI, HSC, VCSC, VND, MBS…Tuy nhiên, chắt lọc lại trong top 10 thì Nhà đầu tư nên chọn 1 trong 2 Công ty chứng khoán (CTCK) lớn nhất hiện nay là CTCK TP.HCM (HSC) hoặc CTCK Sài Gòn (SSI) để mở tài khoản. Lý do tại sao Cường xin giải thích chi tiết ngay sau đây.
Top 10 thị phần môi giới Quý III năm 2018 trên sàn HOSE. Nguồn: HSX
Hiện tại 2 CTCK SSI và HSC là 2 CTCK lớn nhất hiện nay. Đứng sau là các tổ chức lớn với tiềm lực tài chính mạnh với quy mô nhân sự hàng đầu.
Về tổ chức
SSI (mã niêm yết trên HOSE là SSI) đâu đó vẫn mang hơi hướng của 1 Công ty gia đình của chủ tịch HĐQT (Kiêm Tổng Giám đốc) SSI là ông Nguyễn Duy Hưng. Người ta nhắc đến SSI là nhắc đến Nguyễn Duy Hưng và ngược lại, nhắc đến Nguyễn Duy Hưng là nhắc đến SSI. Đây là một tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cơ cấu cổ đông lớn nhất của SSI là Daiwa Securities.
HSC (mã niêm yết trên HOSE là HCM) lại mang đúng nghĩa 1 Công ty cổ phần hơn khi Tổng giám đốc Johan Nyvene là người nước ngoài và cổ đông lớn đứng sau HSC là Quỹ Dragon Capital và Ủy ban Nhân dân TP.HCM. 2 cổ đông lớn này chiếm hơn 50% vốn của HSC.
Về thị phần
Tính hết quý III/2018, SSI chiếm thị phần môi giới trên sàn HOSE 15,79% (Sàn HOSE chiếm hơn 90% tổng giá trị trên TTCK Việt Nam). Đằng sau điều này là do SSI đẩy mạnh mảng bảo lãnh phát hành và lưu ký chứng khoán. Hầu hết các deal đóng góp doanh số lớn cho SSI đến từ VIC, VRE, VHM…Cổ phiếu họ nhà Vingroup có giá trị giao dịch rất lớn. Đây là những deal khách hàng tổ chức giao dịch thỏa thuận trên sàn giúp cho SSI có được thị phần cao như trên.
HSC lại tập trung hơn về mảng khách hàng cá nhân khi doanh số đóng góp chính vẫn đến từ Khối khách hàng cá nhân. HSC lấy dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng cá nhân làm cốt lõi.
Về công nghệ và tiện ích giao dịch
1. SSI
Ngay khi bạn click chuột vào 2 trang web: https://www.ssi.com.vn/vi-VN.aspx và https://www.hsc.com.vn/vn Nhà đầu tư đã thấy rõ sự khác biệt. HSC đầu tư vào công nghệ tốt hơn SSI do vậy nền tảng công nghệ của HSC là tốt hơn SSI.
Nền tảng giao dịch online tại SSI là trên SSI Web Trading. Có tách bạch tài khoản thường (thêm đuôi 1 vào đằng sau số tài khoản chứng khoán) và tài khoản ký quỹ (thêm đuôi 6)
Giao diện của SSI Webtrading. Nguồn: SSI
Ưu điểm:
- Xem được thông tin giá và khối lượng giao dịch của nhiều cổ phiếu.
- Màn hình đặt lệnh thuận tiện, đơn giản.
Phần mềm giao dịch trên máy tính:
Giao diện phần mềm giao dịch SSI Pro Trading. Nguồn: SSI
Ưu điểm:
- Tích hợp được nhiều tính năng phân tích giúp các NĐT có thể đưa ra quyết định chính xác và đúng thời điểm như: xem đồ thị phân tích theo phút, 30 ngày, thống kê số lượng giao dịch, đồ thị phân tích kỹ thuât… Có thể nói đây là phần mềm tích hợp nhiều tính năng và thuận tiện nhất cho NĐT.
- Đặt lệnh giao dịch nhanh chóng thuận tiện và kết quả đặt lệnh nhanh nhất.
- Nhà đầu tư có thể quản lý tài khoản tốt hơn.
2. HSC
HSC có hệ thống tiện ích giao dịch thuận lợi cho khách hàng. Tiện ích bao gồm: Website giao dịch Vi-Trade, app điện thoại (Android, IOS), HSC-Trade, phần mềm máy tính HSC-iTrade.
Ưu điểm:
- Xem được dữ liệu phân tích chi tiết của cổ phiếu.
- Màn hình đặt lệnh thuận tiện, đơn giản.
- Được chuyên biệt hóa nên độ bảo mật và tốc độ xử lý cao.
Phần mềm giao dịch trên máy tính (HSC-iTrade):
Nền tảng giao dịch tại HSC là HSC iTrade. Đây là một phần mềm giao dịch Cường đánh giá là rất chuyên nghiệp. Tài khoản margin và tài khoản thường tại HSC cũng được gộp chung vào 1 tài khoản, những Nhà đầu tư chuyên nghiệp thích điều này hơn. Công nghệ bên HSC là mạnh hơn SSI. Từ phần mềm nhập lệnh cho khách của nhân viên là OPT, SSI cũng đã cải tiến theo HSC.
Giao diện HSC iTrade. Nguồn: HSC
Ưu điểm:
- Xem được thông tin chi tiết của nhiều cổ phiếu một lúc.
- Tích hợp được nhiều tính năng phân tích giúp các NĐT có thể đưa ra quyết định chính xác và đúng thời điểm như: xem đồ thị phân tích theo phút, 30 ngày, thống kê số lượng giao dịch, đồ thị phân tích kỹ thuât… Có thể nói đây là phần mềm tích hợp nhiều tính năng và thuận tiện nhất cho NĐT.
- Đặt lệnh giao dịch nhanh chóng thuận tiện và kết quả đặt lệnh nhanh nhất.
- Nhà đầu tư có thể quản lý tài khoản tốt hơn.
App giao dịch qua điện thoại (HSC-Trade trên App Store trên iOS và CH Play trên Android):
Hoặc NĐT có thể xem hướng dẫn sử dụng phần mềm HSC Trade trên điện thoại di động tại đây:
Ưu điểm:
- Được tích hợp trên điện thoại nên thuận tiện cho nhà đầu tư ở bất cứ đâu có mạng internet mà không cần phải dùng máy tính.
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, được tích hợp hầu hết các tính năng quan trọng của phần mềm hsc i-trade như đồ thị theo ngày, đồ thị trong phiên, trình quản lý danh mục, trình theo dõi mức độ ảnh hưởng của cổ phiếu lên thị trường…..
- Đặt lệnh dễ dàng, nhanh chóng, tính bảo mật cao.
Về nhân sự
Nhân sự hiện nay của 2 CTCK này đều ~ 1000 người. SSI luôn tận dụng nguồn nhân lực trong nước ở các vị trí chủ chốt như Nguyễn Đức Hùng Linh (Giám đốc phân tích SSI). Bộ phận Research luôn là linh hồn ở các CTCK lớn.
Nguyễn Đức Hùng Linh – Giám đốc khối Research SSI. Ảnh: Nguồn CafeF
HSC thì tận dụng nguồn nhân lực nước ngoài cho các vị trí chủ chốt về mảng định hướng đầu tư. Giám đốc phân tích HSC là Fiachra Mac Cana.
Fiachra Mac Cana – Giám đốc khối Research HSC. Ảnh: Nguồn Internet
Về Phí giao dịch
Thông tin về biểu phí giao dịch, lãi suất giao dịch ký quỹ (margin) cũng như phí ứng trước tiền bán cổ phiếu của các công ty top đầu. Nguồn: SSI và HSC
Biểu phí giao dịch tại SSI. Nguồn: SSI
Biểu phí giao dịch tại HSC. Nguồn: HSC
Về phí giao dịch thì HSC ở mức hợp lý hơn. Về lãi suất cho vay ký quỹ (margin) thì SSI hợp lý hơn chút ít nhưng không đáng kể.
Về hệ thống ngân hàng liên kết khi chuyển tiền
SSI và HSC đều liên kết với các ngân hàng lớn để thuận tiện trong việc giao dịch tiền của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể tham khảo chi tiết tại đây:
Về chất lượng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng
Chất lượng dịch vụ tư vấn của SSI tương đối tốt, SSI có thông tin phân tích định kỳ và đánh giá thị trường chung để NĐT đưa ra quyết định mua/bán.
HSC có chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng tốt. Nhân viên nhiệt tình chu đáo và sát sao với từng tài khoản khách hàng. Những bản tin phân tích nội bộ giành riêng cho khách hàng cụ thể và chính xác.
Tổng kết lại
Mỗi CTCK trên đều có những thế mạnh riêng, ở SSI có thương hiệu tốt và thu hút được nhiều deal giao dịch thỏa thuận của tổ chức để giúp tăng thị phần. Ở HSC có uy tín cao và rất phù hợp hơn cho nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ bởi hệ thống chuyên viên tư vấn tận tình.
Mở tài khoản chứng khoán cũng giống việc đi gửi tiền tiết kiệm, nhà đầu tư cũng thường chọn cho mình những nhà băng lớn, các ngân hàng uy tín và lớn mạnh để gửi tiền. Mở tài khoản chứng khoán cũng như vậy, nhà đầu tư thường chọn mặt gửi vàng ở các CTCK có thương hiệu và uy tín trên thị trường cao.
Đối với những Nhà đầu tư tổ chức thì nên chọn SSI. Đối với Nhà đầu tư nhỏ lẻ thì nên chọn HSC.
Đặc biệt, nếu Nhà đầu tư mở tài khoản qua hệ thống của Nhật Cường sẽ được Team Nhật Cường trực tiếp tư vấn và hỗ trợ sau này.
Nếu Nhà đầu tư ở Hà Nội hay TP.HCM thì nhà đầu tư liên hệ với Cường theo số điện thoại 0912842224 / 0982842224 để được hướng dẫn qua trực tiếp Công ty mở tài khoản. Thủ tục mở tài khoản trực tiếp chỉ mất 10 phút là xong.
Với các nhà đầu tư ở các Tỉnh thành khác vui lòng xem hướng dẫn chi tiết thủ tục Mở tài khoản từ xa tại đây:
Tài khoản của quý nhà đầu tư sẽ được Nhật Cường trực tiếp tư vấn và hỗ trợ về sau.
Chúc quý nhà đầu tư thành công!
Trân trọng.
—————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912.842.224
Facebook: https://www.facebook.com/dautucophieu.net/
Skype: dautu.cophieu
Email: dautucophieu68@gmail.com