DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cơ hội đầu tư ngành phân bón năm 2018

Lượt xem: 5,163 - Ngày:
Chia sẻ

Mặc dù thời tiết năm 2017 diễn biến tốt hơn, kết quả kinh doanh của nhóm ngành phân bón nhìn chung không quá ấn tượng. Chúng tôi ước tính doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết bình quân chỉ tăng 5%, trong khi LNST gần như không đổi so với cùng kỳ. Điều này có thể được lý giải do nhưng tình trạng dư cung vẫn còn lớn, trong khi giá nguyên liệu diễn biến bất lợi theo giá dầu thế giới. Những “cơn gió ngược” được chúng tôi dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2018 khi mà nhiều nhà máy phân bón được xây dựng mới, hoặc mở rộng công suất hiện có, cùng với giá dầu thế giới có thể tiếp tục xu hướng tăng. Nhìn chung, động lực chính của ngành phân bón trong năm 2018 sẽ chủ yếu đến từ câu chuyện thay đổi chính sách thuế VAT và câu chuyện thoái vốn, hơn là tăng trưởng kết quả kinh doanh.

Luật sửa đổi VAT nhiều khả năng sẽ được thông qua

Trong trường hợp lạc quan nhất, chính sách thuế mới sẽ được thực thi từ năm 2019. Chúng tôi tin rằng thị trường sẽ phản ứng mạnh nếu luật sửa đổi VAT được thông qua. Theo ước tính của chúng tôi, hai công ty đạm DPM, DCM có thể được hoàn hoàn thuế VAT khoảng 260-270 tỷ đồng/năm (tương đương 35% LNST ước tính năm 2017 của cả hai công ty), trong khi LAS cũng được hoàn ~140 tỷ đồng/năm (tương đương 80% LNST ước tính năm 2017).

PVN và Vinachem dự kiến sẽ thoái vốn khỏi một vài doanh nghiệp phân bón

Trong năm 2018, PVN đặt kế hoạch sẽ thoái vốn tại DCM và DPM với tỷ lệ nắm giữ dự kiến sẽ không cao hơn 51%. Mặc dù tương lai của hai công ty đạm được chúng tôi dự báo sẽ khá khó khăn, dựa trên lo ngại chính sách giá khí sẽ kém ưu đãi hơn hiện nay khi mà lợi ích của PVN giảm sút; chúng tôi vẫn tin rằng các cổ phiếu này vẫn sẽ phản ánh tích cực, ít nhất là trong ngắn hạn, dựa vào kỳ vọng một làn gió mới từ các nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm.

Về phía Vinachem, SFG và BFC là hai cái tên dự kiến sẽ được thoái vốn xuống dưới 51%. Tuy nhiên, không giống như PVN, lộ trình thoái vốn của Vinachem được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 05/01/2018 khá chung chung: giai đoạn 2017-2020. Do đó, khả năng Vinachem thoái vốn ngay trong năm 2018 vẫn chưa chắc chắn.

Ngoài ra, trong ngắn hạn, nhà đầu tư có thể theo dõi các cổ phiếu phân đạm trước động thái thắt chặt quản lý môi trường ở Trung Quốc

Chính sách tăng cường sử dụng khí đốt thay than của Trung Quốc đã khiến nhu cầu khí đốt tăng mạnh (+18,7% so với cùng kỳ). Ngoài ra, do chính phủ Trung Quốc ưu tiên sử dụng khí đốt phục vụ các hộ gia đình trong mùa đông, nguồn cung khí cho các hoạt động khác, bao gồm sản xuất phân urê, bị thiếu hụt. Giá urê Trung Quốc đã tăng 15% từ giữa tháng 12 đến nay. Do sự thiếu hụt này nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn đến hết quý 1 năm 2018, giá urê nhập khẩu từ Trung Quốc được dự báo tiếp tục tăng. Thông tin này khá có lợi đối với các doanh nghiệp sản xuất urê trong nước, bao gồm DCM và DPM.

Nguồn: Rongviet Research

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý