DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật ngành ô tô: Mảng tối của thay đổi trong chính sách

Lượt xem: 3,155 - Ngày:
Chia sẻ

Tổng hợp số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy số lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong năm nay tính đến tháng 7/2017 là 55.178 xe (giảm 12,7% so với cùng kỳ).  Đáng chú ý là sau thời kỳ tăng tưởng mạnh mẽ, lượng xe ô tô nhập khẩu từ Ấn Độ liên tiếp giảm kể từ T4/2017. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân là do thay vì nhập khẩu, Hyundai Thành Công đã chuyển sang lắp ráp tại Việt Nam dòng xe Hyundai Grand i10 (dòng xe được nhập nhiều nhất từ Ấn Độ). Đồng thời, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã tăng cường kiểm tra, xác định trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu nhằm tránh hiện tượng gian lận về giá cũng có thể là nguyên nhân khiến xe Ấn Độ đã không còn “rẻ” như trước (trị giá xe trung bình tăng từ khoảng 3.710 USD (T1/2017) lên 18.620 USD (T7/2017)). Trong khi đó, Thái Lan và Indonesia đã có sự bứt phá mạnh trong năm nay khi liên tiếp là hai quốc gia có số lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất, với số liệu lũy kế 7 tháng đầu năm lần lượt là 21.890 chiếc (+16,1% YoY) và 12.592 chiếc (+ 871,1% YoY).

Theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), hiện nay xe nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN đang được áp dụng mức thuế nhập khẩu là 30% và nếu hàm lượng nội địa hóa trong nội khối ASEAN lớn hơn 40% sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu vào Việt Nam là 0% vào ngày 1/1/2018. Chính vì mức thuế suất hấp dẫn này, nhiều doanh nghiệp ô tô FDI lớn như Toyota, Honda cũng đã từng bày tỏ ý định muốn chuyển toàn bộ các dòng xe sang lắp ráp ở các nước như Thái Lan, sau đó nhập khẩu về Việt Nam vì lợi ích kinh tế mang lại. Trong khi đó, Ô tô Trường Hải (THACO) và Hyundai Thành Công vẫn thể hiện quyết tâm lắp ráp tại nội địa.

Báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, kể từ tháng 3 năm 2017, số lượng xe lắp ráp trong nước được bán ra mỗi tháng luôn thấp hơn cùng kỳ năm trước.  Lũy kế 7 tháng, lượng ô tô lắp ráp nội địa đạt 100.538 chiếc, giảm 12,5% so với cùng kỳ. Đứng trước nguy cơ ngành công nghiệp ô tô sẽ không đủ sức trụ vững trước “cơn bão” ô tô giá rẻ tràn về từ ASEAN, hàng loạt các dự thảo, phương án bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước được đề xuất. Đồng thời, do những biến động của chính sách có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi nên sản lượng của ô tô nhập khẩu cũng đã bắt đầu có xu hướng tạm chững lại.

Nhìn chung, trong giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp FDI lưỡng lự kế hoạch “đi hay ở”, doanh nghiệp nội địa như THACO tiếp tục trông chờ chính sách, trong khi lực cầu vẫn ì ạch khi người tiêu dùng bị bủa vây trước nhiều thông tin cho rằng giá ô tô vẫn tiếp tục giảm. Tất cả vô hình chung tạo nên những mảng màu tối đầy ảm đạm trong bức tranh tổng thể của thị trường ô tô Việt trong năm 2017. Những phân tích chuyên sâu về chính sách đối với ngành ô tô sẽ được chúng tôi cập nhật đến nhà đầu tư trong các bài Nhật ký chuyên viên sắp tới.

Nguồn: Rongviet Research

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý