Giá trị phát hành tháng 4 bằng 19% mục tiêu Q2/2024
Tổng giá trị phát hành TPCP tháng 4 giảm xuống 22,75 nghìn tỷ đồng (giảm 30% so với tháng trước và giảm 35% so với cùng kỳ), bằng 19% kế hoạch Q2/2024, chủ yếu do giá trị phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm (6,2 nghìn tỷ đồng, giảm 56% so với tháng trước) & 15 năm (5,5 nghìn tỷ đồng, giảm 58% so với tháng trước) sụt giảm. Trong khi đó, giá trị phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm tăng mạnh 80% so với tháng trước lên 9 nghìn tỷ đồng, chiếm phần lớn tổng giá trị phát hành (40%).
Lợi suất trúng thầu bình quân tiếp tục tăng trong tháng thứ 3 liên tiếp lên 2,3%/năm vào tháng 4 (tăng 5 điểm cơ bản so với tháng trước nhưng giảm 92 điểm cơ bản so với cùng kỳ), sát với dự báo trước đó của chúng tôi (Mời xem: “Lợi suất trái phiếu Chính phủ có thể đã chạm đáy”, ngày 3/4/2024, HSC). Mặt khác, tỷ lệ trúng thầu TPCP giảm 19 điểm cơ bản so với tháng trước xuống 46% do tỷ lệ trúng thầu của các trái phiếu kỳ hạn 7 năm, 10 năm và 15 năm giảm xuống lần lượt 0%, 33% và 37%.
Thanh khoản hàng ngày giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng đầu năm 2024
Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp giảm xuống 161,8 nghìn tỷ đồng trong tháng 4 (giảm 23% so với tháng trước nhưng tăng 24% so với cùng kỳ), chủ yếu do giá trị giao dịch bán đứt (outright) giảm mạnh xuống 86,8 nghìn tỷ đồng (giảm 37% so với tháng trước nhưng tăng 9% so với cùng kỳ), trong khi giá trị giao dịch mua lại (repo) tăng nhẹ lên 75 nghìn tỷ đồng (tăng 4% so với tháng trước và tăng 47% so với cùng kỳ).
Thanh khoản bình quân ngày giảm xuống 9 nghìn tỷ đồng trong tháng 4 (cũng giảm 23% so với tháng trước nhưng tăng 38% so với cùng kỳ), trong khi lợi suất bình quân TPCP trong tháng 4 tiếp tục tăng trong tháng thứ 2 liên tiếp, lên 2,37% (tăng 33 điểm cơ bản so với tháng trước). Nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang mua ròng (1 nghìn tỷ đồng) sau 2 tháng bán ròng liên tiếp.
Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh tại tất cả các kỳ hạn
Lãi suất liên ngân hàng tăng tại tất cả các kỳ hạn vào cuối tháng 4 sau khi giảm vào tháng 3. Lãi suất qua đêm tăng mạnh lên 4,6% (tăng 209 điểm cơ bản so với tháng trước), trong khi lãi suất kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng cũng tăng lên lần lượt 4,83% và 5,01%. NHNN đã bơm 238 nghìn tỷ đồng vào thị trường tiền tệ trong tháng 4 (120 nghìn tỷ đồng từ tín phiếu đáo hạn và 118 nghìn tỷ đồng từ hoạt động cho vay của NHNN qua kênh OMO).
Biểu đồ 1: Tóm tắt thị trường trái phiếu Chính phủ trong tháng 4/2024
Lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng trong tháng thứ 2 liên tiếp
Giá trị phát hành TPCP trong tháng 4 là 22,75 nghìn tỷ đồng (giảm 30% so với tháng trước và giảm 35% so với cùng kỳ), bằng 19% mục tiêu Q2/2024. Lợi suất trúng thầu TPCP tăng nhẹ lên 2,3%/năm, trong khi tỷ lệ trúng thầu TPCP giảm xuống 46%. Khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường thứ cấp giảm 23% so với tháng trước xuống 9 nghìn tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 1 nghìn tỷ đồng trong tháng 4. NHNH đã bơm 238 nghìn tỷ đồng vào thị trường tiền tệ trong tháng 4, trong bối cảnh chỉ số VN-Index phục hồi 3% từ mức thấp nhất trong tháng.
Thị trường sơ cấp
Tổng giá trị phát hành TPCP trong tháng 4 giảm xuống 22,75 nghìn tỷ đồng (giảm 30% so với tháng trước và giảm 35% so với cùng kỳ) do sự sụt giảm của giá trị phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm (6,2 nghìn tỷ đồng, giảm 56% so với tháng trước) và trái phiếu kỳ hạn 15 năm (5,5 nghìn tỷ đồng, giảm 58% so với tháng trước). Trong khi đó, giá trị trái phiếu kỳ hạn 5 năm tăng mạnh 80% so với tháng trước lên 9 nghìn tỷ đồng, chiếm 40% tổng giá trị phát hành (Biểu đồ 2 và 3), (Mời xem Biểu đồ 19 trong phần Phụ lục).
Biểu đồ 2: Giá trị phát hành mới hàng tháng theo kỳ hạn (nghìn tỷ đồng)
Biểu đồ 3: Giá trị phát hành mới hàng tháng theo tổ chức phát hành (nghìn tỷ đồng)
Kho bạc Nhà nước đã công bố kế hoạch phát hành TPCP cho Q2/2024, với tổng giá trị dự kiến là 120 nghìn tỷ đồng. Lượng trái phiếu phát hành trong tháng 4 bằng 19% kế hoạch quý (Biểu đồ 4).
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, 103 nghìn tỷ đồng TPCP đã được phát hành thành công (giảm 26% so với cùng kỳ), bằng 26% kế hoạch phát hành cả năm. Trong đó, trái phiếu kỳ hạn 10 năm & 15 năm chiếm phần lớn, tổng cộng 64% giá trị phát hành.
Lợi suất trúng thầu bình quân TPCP tăng tháng thứ 3 liên tiếp lên 2,3%/ năm (tăng 5 điểm cơ bản so với tháng trước nhưng giảm 92 điểm cơ bản so với cùng kỳ) vào tháng 4. Lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm tăng 9-11 điểm cơ bản so với tháng trước (Biểu đồ 5).
Mặt khác, tỷ lệ trúng thầu TPCP giảm xuống 46% trong tháng 4 (giảm 19 điểm cơ bản so với tháng trước), do tỷ lệ trúng thầu của các trái phiếu kỳ hạn 7 năm, 10 năm và 15 năm giảm xuống lần lượt 0%, 33% và 37%. Ngược lại, tỷ lệ trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 20 năm tăng lên lần lượt 90% và 80% trong tháng 4 (Biểu đồ 6).
Bảng 4: Kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ năm 2024
Biểu đồ 5: Biến động lợi suất trúng thầu hàng tháng (% hàng năm)
Biểu đồ 6: TPCP: Tỷ lệ phát hành thành công
Thị trường thứ cấp
Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp giảm xuống 161,8 nghìn tỷ đồng trong tháng 4 (giảm 23% so với tháng trước nhưng tăng 24% so với cùng kỳ), chủ yếu do giá trị giao dịch bán đứt (outright) giảm mạnh xuống 86,8 nghìn tỷ đồng (giảm 37% so với tháng trước nhưng tăng 9% so với cùng kỳ), trong khi giá trị giao dịch mua lại (repo) tăng nhẹ lên 75 nghìn tỷ đồng (tăng 4% so với tháng trước và tăng 47% so với cùng kỳ). Thanh khoản bình quân ngày giảm xuống 9 nghìn tỷ đồng trong tháng 4 (cũng giảm 23% so với tháng trước nhưng tăng 38% so với cùng kỳ) và là mức thấp nhất trong 4 tháng đầu năm 2024 (Biểu đồ 7).
Tuy nhiên, giao dịch trên thị trường thứ cấp vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong 4 tháng đầu năm 2024, với tổng giá trị giao dịch tăng 69% so với cùng kỳ lên 704,4 nghìn tỷ đồng (giao dịch bán đứt chiếm 64% tổng giá trị giao dịch), và thanh khoản bình quân ngày tăng mạnh 88% so với cùng kỳ lên 9,8 nghìn tỷ đồng.
Biểu đồ 7: Giá trị giao dịch hàng tháng & thanh khoản bình quân ngày
Đối với lợi suất trên thị trường thứ cấp, lợi suất TPCP bình quân trong tháng 4 tiếp tục tăng trong tháng thứ 2 liên tiếp lên 2,37% (tăng 33 điểm cơ bản so với tháng trước). Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm tăng mạnh 46 điểm cơ bản so với tháng trước lên 2,08%, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm tăng chậm hơn ở mức 28 điểm cơ bản lên lần lượt 2,78% và 2,97% (Biểu đồ 8 và 9). Diễn biến này sát với dự báo của chúng tôi (Mời xem: “Lợi suất trái phiếu Chính phủ có thể đã chạm đáy”, ngày 3/4/2024, HSC).
Biểu đồ 8: Diễn biến lợi suất trái phiếu Chính phủ
Biểu đồ 9: Đường cong lợi suất trái phiếu Chính phủ
Nhìn rộng hơn, khi so sánh với thị trường TPCP quốc tế, tại thời điểm cuối tháng 4, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh lên 4,67% (tăng 47 điểm cơ bản so với tháng trước), trong khi lợi suất TPCP Việt Nam tăng chậm hơn ở mức 2,63% (tăng 25 điểm cơ bản so với tháng trước). Do đó, chênh lệch lợi suất giữa TPCP kỳ hạn 10 năm của Việt Nam và Mỹ tăng lên 204 điểm cơ bản (tăng 22 điểm cơ bản so với tháng trước) (Biểu đồ 10).
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại mua ròng 989,2 tỷ đồng trong tháng 4 sau hai tháng liên tiếp bán ròng, dẫn đến giá trị bán ròng 305 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2024 (Biểu đồ 11).
Biểu đồ 10: Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm: Việt Nam & Mỹ
Biểu đồ 11: Giao dịch hàng tháng của khối ngoại trên thị trường thứ cấp
Thị trường liên ngân hàng và nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
Thị trường liên ngân hàng
Lãi suất liên ngân hàng tăng trưởng mạnh vào cuối tháng 4 tại tất cả các kỳ hạn sau khi giảm vào tháng 3. Lãi suất cho vay qua đêm tăng mạnh lên 4,6% (tăng 209 điểm cơ bản so với tháng trước), trong khi lãi suất kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng cũng tăng lên lần lượt 4,83% (tăng 103 điểm cơ bản so với tháng trước) và 5,01% (tăng 172 điểm cơ bản so với tháng trước) (Biểu đồ 12).
Biểu đồ 12: Lãi suất liên ngân hàng (%/năm)
Thanh khoản thị trường liên ngân hàng sụt giảm trong tháng 4 với tổng giá trị giao dịch là 5 triệu tỷ đồng (giảm 11,3% so với tháng trước nhưng tăng 12% so với cùng kỳ). Đáng chú ý, giao dịch cho vay qua đêm chiếm 93% (4,7 triệu tỷ đồng) tổng giá trị giao dịch liên ngân hàng trong tháng 4 (Biểu đồ 13).
Trong khi đó, lãi suất cho vay USD qua đêm liên ngân hàng đạt mức cao kỷ lục 5,24% vào cuối tháng 4, cùng với sự gia tăng đáng kể của lãi suất cho vay VND qua đêm lên 4,6% (như đã đề cập ở trên), đã góp phần thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất liên ngân hàng USD-VND từ 488 điểm cơ bản xuống 46 điểm cơ bản (Biểu đồ 14).
Thanh khoản thị trường liên ngân hàng sụt giảm trong tháng 4 với tổng giá trị giao dịch là 5 triệu tỷ đồng (giảm 11,3% so với tháng trước nhưng tăng 12% so với cùng kỳ). Đáng chú ý, giao dịch cho vay qua đêm chiếm 93% (4,7 triệu tỷ đồng) tổng giá trị giao dịch liên ngân hàng trong tháng 4 (Biểu đồ 13).
Trong khi đó, lãi suất cho vay USD qua đêm liên ngân hàng đạt mức cao kỷ lục 5,24% vào cuối tháng 4, cùng với sự gia tăng đáng kể của lãi suất cho vay VND qua đêm lên 4,6% (như đã đề cập ở trên), đã góp phần thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất liên ngân hàng USD-VND từ 488 điểm cơ bản xuống 46 điểm cơ bản (Biểu đồ 14).
Biểu đồ 13: GTGD qua đêm (nghìn tỷ đồng)
Biểu đồ 14: Lãi suất LNH qua đêm VNĐ-USD (%/năm)
Thị trường OMO
Kể từ ngày 11/3/2024, NHNN đã phát hành tín phiếu với tổng giá trị đang lưu hành đạt 51,4 nghìn tỷ đồng tính đến cuối tháng 4 (kỳ hạn: 28 ngày, lãi suất: 1,9% – 3,75%), giá trị phát hành trong tháng 4 giảm 70% so với tháng trước (Biểu đồ 15). Trong khi đó, giá trị tín phiếu đáo hạn trong tháng 4 là 171,2 nghìn tỷ đồng, tương đương việc NHNN bơm ròng 119,8 nghìn tỷ đồng vào thị trường thông qua kênh tín phiếu trong tháng.
Cùng lúc đó, 169,1 nghìn tỷ đồng giao dịch mua lại đảo ngược đã được bơm vào thị trường OMO trong tháng 4 (kỳ hạn: 7 – 14 ngày, lãi suất: 4% – 4,25%), với 51,3 nghìn tỷ đồng đáo hạn trong tháng, tương đương NHNN cho NHTM vay ròng 117,8 nghìn tỷ đồng thông qua hoạt động mua lại đảo ngược (Biểu đồ 16).
Tổng cộng, NHNN đã bơm 237,6 nghìn tỷ đồng vào thị trường tiền tệ trong tháng 4.
Biểu đồ 15: Giá trị dư nợ tín phiếu NHNN (nghìn tỷ đồng) (biểu thị mức độ hút tiền của NHNN)
Biểu đồ 16: Giá trị dư nợ giao dịch mua lại đảo ngược (nghìn tỷ đồng) (biểu thị mức độ bơm tiền của NHNN)
Bảng 17: Dữ liệu kinh tế vĩ mô thực tế & dự báo của HSC
Bảng 18: Lịch các sự kiện kinh tế
Bảng 19: Trái phiếu Chính phủ phát hành trong tháng 4
Nguồn: HSC
Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.