Khuyến nghị MUA cổ phiếu VSC với target 70.200 đồng/ cổ phiếu, tổng mức sinh lời 35,6%. VSC hiện đang giao dịch với P/E trượt 11 lần, khá rẻ so với mức trung bình các công ty cùng ngành trong khu vực là 16 lần khi tính đến triển vọng cải thiện hiệu suất hoạt động cho cầu tàu thứ hai tại cảng VIP Green nhờ gia tăng dòng vốn FDI tại miền Bắc năm 2017.
Đồ thị cổ phiếu VSC phiên giao dịch ngày 16/01/2017. Nguồn: AmiBroker
* Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu dành cho VSC với khuyến nghị MUA với tổng mức sinh lời 35,6%.
* Mức sụt giảm EPS dự kiến 12,4% năm 2016 là do doanh thu hàng lạnh tăng mạnh bất thường trong năm 2015.
* Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng doanh thu khoảng 33,1% và EPS 36,2% năm 2017, đến từ hiệu suất hoạt động gia tăng tại cảng VIP Green, trong đó cầu cảng thứ hai hiện đang được đưa vào hoạt động.
* Các cảng khu vực Hải Phòng sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc tăng mạnh vốn FDI giải ngân vào khu vực này.
* Sự thâm nhập của VSC vào mảng trung tâm phân phối dự kiến sẽ bù đắp cho việc đóng cửa cảng Xanh theo dự kiến trong vòng 3 năm tới.
* VSC hiện đang giao dịch với P/E trượt 11,0 lần, mức chiết khấu hấp dẫn 32% so với các công ty cùng ngành.
Cảng VIP Green sẽ giúp VSC hưởng lợi từ khuynh hướng dịch chuyển luồng hàng xuống các cảng hạ nguồn sông Bạch Đằng. Nguồn vốn FDI giải ngân tăng mạnh tại miền Bắc sẽ dẫn dắt cho mức tăng trưởng lượng hàng hóa thông qua khoảng 8-10% tại khu vực cảng Hải Phòng trong giai đoạn 2017-2018, dù chững lại trong năm 2016 trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu yếu tại miền nam Trung Quốc. Với vị thế đắc địa của cảng VIP Green ở hạ nguồn và khả năng tiếp nhận các tàu lớn so với các cảng khác trong khu vực, cảng này có thể sẽ tận dụng sự chuyển đổi cơ cấu của dòng hàng hóa từ các cảng thượng nguồn sang hạ nguồn.
Mức EPS giảm bất thường trong năm 2016 đến từ việc lượng container lạnh tăng mạnh trong năm 2015 và tỷ suất hoạt động thấp hiện tại của cảng VIP Green. Thông thường, một cảng như cảng VIP Green chỉ có thể tạo ra hiệu quả lợi nhuận khi cả 2 cầu tàu được hoạt động đầy đủ; cầu cảng thứ hai của cảng VIP Green đã được hoàn thành trong tháng 11. Ngoài ra, lợi nhuận năm 2015 là cao bất thường do tăng trưởng đột biến của sản lượng container lạnh, nhưng đã không lặp lại trong năm nay. Việc cầu cảng số 2 đi vào hoạt động sẽ khiến hoạt động của cảng này có lời, dẫn đến mức tăng mạnh lợi nhuận năm 2017.
Thâm nhập vào mảng Trung tâm phân phối (DC) sẽ giúp VSC đa dạng hóa trong dài hạn. Hiện tại, chỉ có GMD (Gemadept) là hoạt động tích cực trong mảng kinh doanh DC tại Hải Phòng. Diễn biến này tương ứng với việc Viconship sẽ không phải đối mặt với cạnh tranh căng thẳng khi bắt đầu phát triển trung tâm phân phối riêng, tận dụng kinh nghiệp từ CFS (nhà kho lạnh) trước đây. Chúng tôi chưa ghi nhận yếu tố này vào mô hình dự báo do triển vọng chưa rõ ràng, và do đó, động thái tham gia vào mảng DC sẽ có thể mang lại giá trị tăng giá tiềm năng cho định giá của doanh nghiệp.
Mức chiết khấu 32% so với các công ty cùng ngành là không thuyết phục trong bối cảnh có yếu tố hỗ trợ từ lợi nhuận thực. VSC hiện đang giao dịch với P/E trượt 11 lần, khá rẻ so với mức trung bình các công ty cùng ngành trong khu vực là 16 lần khi tính đến triển vọng cải thiện hiệu suất hoạt động cho cầu tàu thứ hai tại cảng VIP Green nhờ gia tăng dòng vốn FDI tại miền Bắc năm 2017.
Nguồn: VCSC