DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu VGT – Doanh thu thuần hoàn thành 101,4% kế hoạch năm tương ứng

Lượt xem: 2,265 - Ngày:

Cập nhật Đại hội Cổ đông 2021

Đồ thị cổ phiếu VGT phiên giao dịch ngày 01/07/2021. Nguồn: AmiBroker

  • KQKD 2020: Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng Cổ phiếu VGT đạt 14,8 nghìn tỷ đồng (-26,3% so với cùng kỳ) và 593 tỷ đồng (-21,8% so với cùng kỳ), hoàn thành 101,4% và 156% kế hoạch năm tương ứng. Công ty không trả cổ tức trong năm 2020. Theo VGT, nhu cầu hàng dệt may toàn cầu giảm 20% so với cùng kỳ trong năm 2020, chủ yếu do đại dịch gây bất lợi cho các ngành phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Ngành sợi cũng có một năm khó khăn do Trung Quốc bán phá giá, khiến giá giảm mạnh trong ba tháng đầu năm. Do đó, ngành dệt may bị gián đoạn trong chuỗi cung ứng và nhu cầu giảm đáng kể do đại dịch. Mặc dù vậy, cả hai ngành bắt đầu có nhu cầu hồi phục trong Q4/2020.
  • Kế hoạch 2021: Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng theo kế hoạch là 17,4 nghìn tỷ đồng (+17% so với cùng kỳ) và 700 tỷ đồng (+18% so với cùng kỳ), cổ tức tiền mặt là 6% trên mệnh giá (tỷ suất cổ tức 3%). Doanh thu sợi và hàng dệt may theo kế hoạch tăng 15%-18% và 10%. Dựa trên kỳ vọng TP.HCM sẽ kiểm soát được làn sóng Covid trong tương lai gần và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, chúng tôi ước tính VGT sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận. Giả định chính đối với các thị trường xuất khẩu lớn bao gồm: (1) Mỹ (thị trường chính): Hồi phục mạnh do gói kích thích kinh tế của quốc gia này và tiến độ triển khai tiêm chủng nhanh chóng. (2) Trung Quốc: Chiến lược của Chính phủ không còn tập trung vào sản xuất hàng dệt may. Do đó, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. (3) EU & Nhật Bản: có thể gặp nhiều khó khăn do hồi phục kinh tế chậm.
  • Triển vọng 2021: Nhu cầu thế giới ước tính hồi phục 10% so với cùng kỳ nhưng vẫn ở mức 95% như năm 2019. Tất cả các thị trường nhập khẩu đều nhạy cảm mạnh với giá. Chi phí vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận ròng, nhưng tăng thấp hơn so với xuất khẩu thủy sản (do giá trị đơn hàng cao hơn và không cần vận chuyển lạnh). Tập đoàn chưa có kế hoạch chi tiết về phát triển thị trường trong nước, do quy mô thị trường còn khiêm tốn (5,5 tỷ USD) so với thị trường xuất khẩu (35 tỷ USD). Dệt may – Trang phục thường ngày và trang phục thể thao tăng trưởng nhanh hơn trang phục lịch sự, trong khi đây là thế mạnh của Vinatex (áo vest, áo khoác, áo sơ mi). Tập đoàn có đủ đơn hàng để sản xuất đến hết Q4/2021, nhưng không thể đàm phán giá cao hơn để giảm áp lực lên biên lợi nhuận gộp. Sợi – Hồi phục mạnh trong Q1/2021 do sử dụng bông giá thấp tồn kho từ Q4/2020. Thị trường sợi tiếp tục biến động trong những tháng tới do giá bông tăng.
  • Trong Q1/2021, công ty đạt 3,4 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần (-15% so với cùng kỳ) và 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+28% so với cùng kỳ), hoàn thành 19% và 29% kế hoạch năm. Ban lãnh đạo cho biết lợi nhuận Q2/2021 sẽ tăng trưởng mạnh và trong 6 tháng đầu năm có thể hoàn thành 60% kế hoạch năm về lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại TP.HCM có thể ảnh hưởng đến KQKD Q3/2021, do một số công ty con chính có trụ sở tại miền Nam. Kế hoạch 536 tỷ đồng Capex sẽ dùng cho ba dự án sắp tới với tổng vốn đầu tư 1,3 nghìn tỷ đồng: (i) 200 tỷ đồng cho dự án xây dựng khu dân cư tại Q1, TP.HCM với tổng vốn đầu tư 483 tỷ đồng; (ii) 277 tỷ đồng cho Giai đoạn 2 nhà máy sợi tại Nam Định với tổng vốn đầu tư 635 tỷ đồng; và (iii) 59 tỷ đồng cho dự án văn phòng – cửa hàng tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với tổng vốn đầu tư 186 tỷ đồng.
  • Thoái vốn Nhà nước: Ban lãnh đạo cho biết đây là quá trình mất nhiều thời gian và chưa thể hoàn tất trong năm nay. Thời gian dự kiến là trong vòng 1 – 2 năm tới trước khi SCIC tiến hành định giá.
  • Định giá và Luận điểm đầu tư: Ở mức giá hiện tại là 19.100 đồng/cp, VGT đang giao dịch tại PE 2021 là 13,6x theo kế hoạch của công ty, cao hơn trung bình các công ty cùng ngành là 10x.

Nguồn: SSI

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý