DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu SBT – Định giá 21.400đ

Lượt xem: 1,769 - Ngày:
Chia sẻ

SBT (Cổ phiếu SBT) là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành mía đường VN, thị phần trong niên vụ 2017/2018 đạt 40%. Sau khi hợp nhất với đường Biên Hòa (BHS), SBT hiện sở hữu 9 nhà máy đường, tổng công suất lớn nhất cả nước đạt 37500 TMN (30% năng lực SX của ngành). Trong vụ 2017/2018, SBT ép được 3.7 triệu tấn mía, sản lượng đường tiêu thụ là 572.3 nghìn tấn.

Đồ thị cổ phiếu SBT phiên giao dịch ngày 08/11/2018. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị cổ phiếu SBT phiên giao dịch ngày 08/11/2018. Nguồn: AmiBroker

Ngành và vị thế công ty

  • Ngành đường VN kém phát triển so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Indo, Philippines) mặc dù có lợi thế khí hậu phù hợp cho cây mía và diện tích trồng mía đứng thứ 14 trên TG (314 nghìn ha). Nguyên nhân là do vấn đề về sử dụng đất trồng: (1) Diện tích trồng mía manh mún nên khó có thể áp dụng công nghệ cao trên diện rộng, tỉ lệ áp dụng cơ giới hóa thấp (2) Quyền sử dụng đất thuộc về nông dân nên cây mía thường bị thay thế bằng các loại hoa màu khác năng suất cao hơn, dẫn tới diện tích trồng bị thu hẹp.
  • Quy mô SX còn nhỏ, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu dẫn tới năng suất thấp, tỷ lệ tiêu hao mía cao. Do vậy năng lực cạnh tranh của ngành đường VN yếu kém so với các nước trong khu vực. Ngay trong thị trường nội địa, nạn đường nhập lậu từ Thái tràn lan càng gây khó khăn cho các DNVN.
  • SBT là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành mía đường VN, thị phần trong niên vụ 2017/2018 đạt 40%. Sau khi hợp nhất với đường Biên Hòa (BHS), SBT hiện sở hữu 9 nhà máy đường, tổng công suất lớn nhất cả nước đạt 37500 TMN (30% năng lực SX của ngành). Trong vụ 2017/2018, SBT ép được 3.7 triệu tấn mía, sản lượng đường tiêu thụ là 572.3 nghìn tấn.

Mô hình kinh doanh

  • Mảng đường là mảng KD cốt lõi đem về xấp xỉ 90% DT và LNG. SBT chủ yếu ép đường thô từ mía rồi đem tinh luyện, tuy nhiên với tình hình chi phí mía nguyên liệu của VN cao so với các nước trong khu vực, SBT cũng chủ động mua đường thô bên ngoài về tinh luyện để giảm chi phí SX.
  • SBT có đầu ra được đảm bảo nhờ các hợp đồng với các khách hàng DN lớn (đem lại 56% DT trong 2017/2018) như Pepsi, Friesland Campina, Trung Nguyên,… 44% DT còn lại đến từ SP đường tinh luyện phân phối ra thị trường tiêu dùng.
  • Giá đường giảm mạnh xuống mức đáy của 10 năm cùng với nguồn cung dư thừa từ Thái Lan khiến nạn đường nhập lậu gia tăng, gây khó khăn chung cho toàn bộ ngành đường và cả SBT. Sau niên vụ 2017/2018 có DT và LN tăng trưởng mạnh chủ yếu nhờ hợp nhất DT từ BHS, quý 1 của niên vụ 2018/2019 chứng kiến biên gộp thấp nhất từ trước tới nay chỉ đạt 6%.

Triển vọng doanh nghiệp

  • Trong niên vụ 2018/2019, KQKD của SBT dự kiến sẽ không có nhiều đột phá:
    • Giá đường sẽ vẫn trong xu hướng giảm. Lượng hàng tồn kho của SBT vẫn khá lớn (khoảng 19% TTS) chủ yếu vẫn là hàng TK từ niên vụ trước vốn có chi phí SX cao.
    • Nhu cầu tiêu thụ đường sẽ vẫn duy trì ở mức CAGR 4%, tuy nhiên chưa đủ để bù lại cho giá đầu ra giảm mạnh. Do đó biên LNG sẽ chịu áp lực giảm.
  • Trong dài hạn, bối cảnh tăng trưởng của SBT có nhiều yếu tố trái chiều:
    • Bối cảnh ngành đường VN khó khăn, nhiều DN quy mô nhỏ công nghệ cũ sẽ có nguy cơ đóng cửa. SBT với vị thế đầu ngành sẽ vẫn trụ lại nhưng biên LN sẽ sụt giảm. Triển vọng SBT sẽ khả quan hơn sau khi các DN nhỏ lẻ đã đóng cửa giúp giảm cạnh tranh và tăng diện tích vùng nguyên liệu.
    • Hiệp định thương mại ATIGA giảm thuế NK đường xuống 5% sẽ có hiệu lực từ 2020, gia tăng cạnh tranh trong ngành khi giờ đây đường Thái Lan giá rẻ sẽ tràn vào VN cả qua đường chính ngạch và nhập lậu. Hiện SBT là DN duy nhất có thể cải thiện chi phí SX nhờ có lợi thế vùng nguyên liệu lớn và ít chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. SBT cũng có khả năng tiếp tục mua lại và sát nhập thêm các DN mía đường nhỏ lẻ khác để tăng quy mô.
    • SBT cũng có hướng đi mới tập trung vào SP đường organic phục vụ phân khúc cao cấp.

Sức khỏe tài chính

  • SBT có tình hình sức khỏe tài chính ở mức ổn định, tỉ lệ nợ/VCSH hơi cao nhưng chỉ số thanh toán ở mức tốt.
  • Dòng tiền CFO dương trở lại từ 2017 nhờ hợp nhất với BHS.
  • Dự phóng LNST niên vụ 2018/2019 và 2019/2020 là 555 tỷ, tương đương EPS (sau KTPL) là 1098 – 1553đ/cp.

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý