NKG (Cổ phiếu NKG) là doanh nghiệp sản xuất tôn mạ có tốc độ tăng trưởng nhanh (khoảng 50%/năm), hiện đang đứng thứ 2 sau HSG. Thị phần tôn mạ của NKG tăng lên nhanh chóng, từ 4.1% năm 2014 lên 5.74% năm 2017. Thị phần ống thép của NKG năm 2017 là 16.3%.
Đồ thị cổ phiếu NKG phiên giao dịch ngày 07/12/2018. Nguồn: AmiBroker
Ngành và vị thế công ty
- Sản lượng thép, tôn mạ trên đầu người tại Việt Nam năm 2016 mới chỉ ở mức 241 kg/người, vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Malaysia, Phillipine, Singapore, Thailand. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đầu ngành như HSG NKG HPG liên tục tăng công suất khiến sản lượng tăng nhanh và mức độ cạnh tranh đã trở nên gay gắt.
- Giá của thành phẩm và bán thành phẩm VLXD cũng tăng mạnh kể từ đầu năm do Trung Quốc siết chặt các HĐ công nghiệp nặng làm giảm cung toàn cầu. Điều này làm ảnh hưởng tới các DN như HSG, NKG do chuỗi SX bắt đầu từ bán thành phẩm (thép cán nguội) chứ không có chuỗi khép kín như HPG.
- NKG là doanh nghiệp sản xuất tôn mạ có tốc độ tăng trưởng nhanh (khoảng 50%/năm), hiện đang đứng thứ 2 sau HSG. Thị phần tôn mạ của NKG tăng lên nhanh chóng, từ 4.1% năm 2014 lên 5.74% năm 2017. Thị phần ống thép của NKG năm 2017 là 16.3%.
Mô hình kinh doanh
- Cơ cấu DT: Tôn mạ, ống thép, và thép cán nguội (HRC) lần lượt chiếm 76%, 17% và 7% doanh thu NKG.
- NVL chính cho sản xuất tôn mạ là thép cán nguội HRC chủ yếu nhập khẩu từ TQ. Trong 9T2018, giá HRC đã tăng 20% khiến biên LNG của NKG giảm mạnh xuống 4.8%, thấp hơn so với cùng kỳ là 10.3%.
- Thị trường xuất khẩu của NKG chủ yếu là Indonesia (38,3%), EU (11%), Mỹ (9,4%), Malaysia (7,7%) và Ấn Độ (6,9%). Tuy nhiên, bối cảnh CTTM khiến Mỹ đánh thuế 25% với thép và 10% với nhôm NK từ mọi khu vực vào Mỹ. Nhiều QG và khu vực như Mỹ, EU, Canada, Malay,… đã tiến hành mở cuộc điều tra chống bán phá giá thép màu tới từ TQ và VN. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng và DT của NKG khi 56% DT tới từ XK.
Triển vọng doanh nghiệp
HĐKD của NKG đang gặp phải nhiều khó khăn:
(1) Khó khăn ở cả thị trường XK lẫn nội địa khi thép VN gặp phải cuộc điều tra chống bán phá giá ở nhiều thị trường XK như Mỹ, EU, Malay,… còn trong nội địa thì cạnh tranh gay gắt với HPG, HSG.
(2) Giá HRC tăng mạnh trong khi giá đầu ra khó tăng khi phải cạnh tranh với các DN khác như HPG, HSG khiến biên LNG sụt giảm.
(3) Nhà máy NK3 hoàn thiện và chạy cả dây chuyền từ Q3/2018 giúp tăng công suất SX tôn mạ và CRC lên 21.4% và 50%, tuy nhiên đồng thời CP khấu hao nhà máy cũng tăng mạnh. Ngoài ra, NVL CRC SX ra tại NK3 không đủ để phục vụ cho SX tôn tại nhà máy này nên NKG vẫn phải mua ngoài, dẫn tới thêm rủi ro giá CRC.
(4) CP lãi vay tăng do NKG vay nợ để đầu tư nhà máy tôn Nam Kim Phú Mỹ.
Tuy nhiên triển vọng của NKG có thể sẽ bớt tiêu cực hơn sau khi giá HRC và CRC giảm nhẹ so với năm 2018 tăng mạnh. Nhà máy tôn Nam Kim Phú Mỹ GĐ 1 nếu hoàn thành sẽ giúp tăng 83% so với hiện tại, giúp NKG có lợi thế về quy mô để giảm được giá thành.
Sức khỏe tài chính
- Sức khỏe tài chính kém khả quan với tỉ lệ nợ vay/VCSH 2.1 lần, chỉ số thanh toán hiện hành 1.1 lần do NKG đã phải tăng cường nợ vay đầu tư các dự án NK3, NK4 và Nam Kim Phú Mỹ.
- Chỉ số CFO/LN ròng âm trong 2017 cho thấy HĐKD đang gặp khó khăn khiến chất lượng LN kém.
- Dự báo LNST 2018 – 2019 là 308 – 332 tỷ, tương đương EPS (sau KTPL) là 1,606 – 1,735đ/cp.
Nguồn: HSC