DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu LTG – Tái cấu trúc thành công hỗ trợ lợi nhuận

Lượt xem: 1,232 - Ngày:
Chia sẻ

Tái cấu trúc thành công hỗ trợ lợi nhuận

Chúng tôi nâng khuyến nghị đối với LTG lên Mua vào (từ Tăng tỷ trọng) và điều chỉnh tăng giá mục tiêu lên 35.500đ (tiềm năng tăng giá 32,5%) từ 27.500đ. Cùng với việc điều chỉnh tăng lợi nhuận, giá mục tiêu cũng được điều chỉnh phản ánh việc giảm giả định chi phí vốn. Tăng lần lượt 14,1% và 12,1% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 và 2022 nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp mảng dịch vụ nông nghiệp và thực phẩm cải thiện và lỗ thuần từ HĐ tài chính giảm. Công ty đang có những kết quả khả quan đầu tiên từ việc hoạt động tái cấu trúc hệ thống phân phối, thay đổi chính sách bán hàng và kiểm soát các khoản phải thu tốt hơn. Những thay đổi này sẽ hỗ trợ hoạt động vận hành và nhờ đó cải thiện lợi nhuận. Cổ phiếu LTG

Đồ thị cổ phiếu LTG phiên giao dịch ngày 01/03/2021. Nguồn: AmiBroker

Lợi nhuận Q4/2020 gây ngạc nhiên

KQKD Q4/2020 mạnh mẽ bất ngờ, với lợi nhuận thuần tăng 328% so với cùng kỳ lên 164 tỷ đồng và doanh thu thuần tăng 49% so với cùng kỳ lên 2.996 tỷ đồng. Đây là một bước chuyển mình mạnh mẽ đối với LTG khi lỗ thuần 39 tỷ đồng trong Q1/2020 và lợi nhuận thuần giảm 22,4% so với cùng kỳ trong Q2/2020.

Năm 2020, lợi nhuận thuần tăng trưởng 10,5% lên 366 tỷ đồng trong khi doanh thu thuần giảm 9,7% xuống 7.506 tỷ đồng. Theo đó, doanh thu thuần thực tế vượt 17% dự báo trong khi lợi nhuận thuần vượt 22,9% dự báo của chúng tôi.

Cải thiện bảng CĐKT

LTG đã thay đổi chính sách bán hàng sang hình thức thanh toán trực tiếp từ cơ chế thanh toán tín dụng nhằm kiểm soát tốt hơn các khoản phải thu. Theo đó, các khoản phải thu giảm 25,1% so với cùng kỳ xuống 1.581 tỷ đồng vào cuối năm 2020. Số ngày phải thu rút ngắn xuống 96 ngày từ 104 ngày trong năm 2019. Do đó, dòng tiền được cải thiện đáng kể; chu kỳ chuyển đổi tiền mặt là 159 ngày so với 174 ngày trong năm 2019.

LTG cũng đã thanh toán dư nợ 150 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (với lãi suất cao khoảng 8,5%) trong Q3/2020. Trong Q4/2020, dư nợ hoàn toàn là các khoản vay ngắn hạn, với lãi suất thấp hơn nhiều, ở mức 3-5%. Như vậy, vào cuối năm 2020, dư nợ thuần là 1.508 tỷ đồng, giảm 18,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ thuần/vốn CSH là 0,63 lần so với 0,7 lần vào cuối năm 2019. Chi phí lãi vay giảm 45% so với cùng kỳ xuống 90 tỷ đồng.

Tăng dự báo lợi nhuận năm 2021 và 2022

Chúng tôi tăng 28,4% dự báo doanh thu năm 2021, đồng thời nâng 99,1% dự báo doanh thu thực phẩm (giảm 2,9%) phản ánh việc thiết lập một kênh bán hàng mới, tập trung vào cung cấp gạo nguyên liệu cho những đối tác khác xuất khẩu. Kênh hiện tại tập trung vào khách hàng trong nước.

Chúng tôi tăng 14,1% dự báo lợi nhuận thuần do chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng tại các mảng thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ thực phẩm và nông nghiệp sau khi tái cơ cấu. Chúng tôi cũng dự báo chi phí tài chính sẽ giảm do quản lý tài chính tốt hơn. Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần năm 2021 dự kiến đạt lần lượt 8.011 tỷ đồng (tăng trưởng 6,7%) và 415 tỷ đồng (tăng trưởng 13,4%).

Do đó, chúng tôi điều chỉnh tăng 28,4% doanh thu thuần năm 2022 lên 8.338 tỷ đồng (tăng trưởng 4,1%). Lợi nhuận thuần hiện được dự báo là 440 tỷ đồng (tăng trưởng 6,1%), cao hơn 12.1% so với dự báo trước đó.

Chúng tôi cũng đưa ra dự báo năm 2023. Chúng tôi dự báo lợi nhuận thuần là 463 tỷ đồng (tăng trưởng 5,2%) và doanh thu thuần đạt 8.653 tỷ đồng (tăng trưởng 3,8%).

Chi trả cổ tức ổn định

Nhờ dòng tiền cải thiện, lợi nhuận thuần tăng và chi phí đầu tư cơ bản thấp trong vài năm tới, chúng tôi có thể kỳ vọng Cổ phiếu LTG sẽ tăng chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Chúng tôi hiện dự báo cổ tức tiền mặt sẽ đạt 1.000đ/cp trong năm 2021 và 1.500đ/cp trong năm 2022, tương đương với tỷ suất cổ tức 3,8-5,8% theo thị giá hiện tại và tỷ lệ chi trả là 28,9% cho năm 2021 và 27,4 % cho năm 2022.

Tăng 29,1% giá mục tiêu lên 35.500đ; khuyến nghị Mua vào

Chúng tôi điều chỉnh tăng 29,1% giá mục tiêu dựa trên phương pháp DCF lên 35.500đ nhờ sự kết hợp từ việc điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận và giảm giả định chi phí vốn. LTG đang giao dịch với P/E dự phóng 2021 và 2022 lần lượt là 6,1 lần và 5,6 lần; thấp hơn rất nhiều so với P/E dự phóng 1 năm là 7,1 lần (trong vòng 3 năm).

Chúng tôi nâng khuyến nghị từ Tăng tỷ trọng lên Mua vào do định giá rẻ và triển vọng tốt trong năm 2021 và 2022. Các động lực chính cho việc nâng khuyến nghị là hoạt động tái cấu trúc hệ thống phân phối đang diễn ra, quản lý các khoản phải thu tốt hơn và cải thiện chính sách bán hàng.

Biểu đồ 1: P/E dự phóng lịch sử 1 năm, LTG Cổ phiếu LTG

Lợi nhuận Q4/2020: Chuyển mình mạnh mẽ

Lợi nhuận thuần Q4/2020 của LTG ấn tượng với 164 tỷ đồng, tăng 328% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu thuần tăng 49% so với cùng kỳ lên 2.996 tỷ đồng. Nhờ KQKD Q4/2020 mạnh mẽ, lợi nhuận thuần năm 2020 tăng trưởng 10,5% lên 366 tỷ đồng dù doanh thu thuần giảm 9,7% xuống 7.506 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 tăng lên 22,1% so với 20,5% nhờ cải thiện tỷ suất lợi nhuận tại tất cả các mảng kinh doanh và quản lý tài chính nói chung tốt hơn.

KQKD Q4/2020 của LTG mạnh mẽ bất ngờ, với lợi nhuận thuần tăng 328% so với cùng kỳ lên 164 tỷ đồng trong khi doanh thu thuần tăng 49% so với cùng kỳ lên 2.996 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần tăng do tỷ trọng trên doanh thu thuần của mảng thuốc bảo vệ thực vật tăng.

Trong năm 2020, lợi nhuận thuần tăng trưởng 10,5% lên 366 tỷ đồng trong khi doanh thu thuần giảm 9,7% xuống 7.506 tỷ đồng. Theo đó, doanh thu thuần thực tế vượt 17% dự báo trong khi lợi nhuận thuần vượt 22,9% dự báo của chúng tôi.

Doanh thu thuốc bảo vệ thực vật tăng mạnh 67,5%

Trong Q4/2020, doanh thu mảng thuốc bảo vệ thực vật tăng mạnh 67,5% so với cùng kỳ lên 2.026 tỷ đồng từ mức nền so sánh thấp trong Q4/2019 và chiếm 68,3% tổng doanh thu.

Do KQKD 6 tháng đầu năm kém, doanh thu thuốc bảo vệ thực vật cả năm 2020 giảm 8,2% xuống 4.278 tỷ đồng, chiếm 61,7% tổng doanh thu.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, LTG đã tạm dừng các hoạt động bán hàng để cơ cấu lại hệ thống đại lý dựa trên hồ sơ thanh toán, kết quả kinh doanh và vị trí địa lý. Công ty cũng chuyển sang chính sách thanh toán trực tiếp từ chính sách thanh toán tín dụng từ 75-90 ngày trước đó. Kết quả, doanh thu thuốc bảo vệ thực vật giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2020 (giảm 52,2% so với cùng kỳ).

Theo chúng tôi, sau khi quá trình tái cơ cấu hoàn thành trong nửa đầu năm 2020, hệ thống phân phối đã có thể hấp thụ được lượng hàng bán mới cho vụ Thu Đông và Đông Xuân. Nhờ đó, doanh thu Q3/2020 cải thiện 26,3% so với cùng kỳ và doanh thu Q4/2020 tăng 67,5% so với cùng kỳ.

Gạo và các mảng khác cũng mạnh mẽ

Trong Q4/2020, doanh thu bán gạo tăng 177,1% so với cùng kỳ lên 1.192 tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ gạo nội địa tăng vọt (tăng 3,7 lần so với cùng kỳ); trong khi doanh thu giống cây trồng tăng 1,4% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2020, doanh thu bán gạo giảm 18,5%, chủ yếu do lệnh cấm xuất khẩu của Chính phủ trong nửa đầu năm 2020 (do dịch COVID-19). Doanh thu giống cây trồng giảm 13,6% do tái cơ cấu hệ thống phân phối trong 6 tháng đầu năm 2020.

Doanh thu thuần dịch vụ nông nghiệp đạt 301 tỷ đồng, vượt 17,1% kế hoạch của Công ty. Đây là một khởi đầu rất khả quan cho một mảng kinh doanh mới hoạt động vào Q2/2020.

Tỷ suất lợi nhuận cải thiện tại hầu hết các mảng

Tỷ suất lợi nhuận gộp trong Q4/2020 tăng lên 20,1% so với 19,2% trong Q4/2020. Theo các mảng chính:

  • Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng thuốc bảo vệ thực vật tăng 250 điểm cơ bản lên 30,7% so với 28,3% trong Q4/2019 chủ yếu nhờ cơ cấu sản phẩm tốt hơn.
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng giống cây trồng tăng 240 điểm cơ bản lên 23,2% so với 20,8% trong Q4/2019, cũng nhờ cơ cấu sản phẩm tốt hơn. Trong Q4/2020, doanh thu một số giống gạo được phân phối độc quyền, với tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng gạo cũng được cải thiện lên 1,4% so với lỗ trong Q4/2019 nhờ giá gạo tăng.

Lũy kế, tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 tăng lên 22,1% so với 20,5% trong năm 2019.

Bảng 2: Cơ cấu doanh thu Q4/2020, LTG Cổ phiếu LTG

Bảng 3: Tỷ suất lợi nhuận gộp Q4/2020, LTG Cổ phiếu LTG

Số ngày phải thu giảm, dòng tiền cải thiện

Từ đầu Q2/2020, LTG đã áp dụng chính sách thanh toán trực tiếp, yêu cầu đại lý thanh toán ngay khi mua hàng, thay vì 75-90 ngày theo hình thức tín dụng như trước đây. Nhờ chính sách bán hàng mới, các khoản phải thu đã giảm và dòng tiền được cải thiện. Trong Q4/2020, số ngày phải thu giảm xuống 38 ngày so với 98 ngày trong Q4/2019.

So với quý trước, số ngày phải thu giảm đáng kể từ 62 ngày trong Q2/2020 xuống còn 49 ngày trong Q3/2020 và 38 ngày trong Q4/2020. Điều này chủ yếu nhờ chính sách thanh toán trực tiếp áp dụng từ Q2/2020.

Trong cả năm 2020, số ngày phải thu giảm xuống còn 96 ngày so với 104 ngày trong năm 2019.

Số ngày phải thu cải thiện cũng giúp cải thiện dòng tiền của LTG. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt giảm còn 159 ngày so với 174 ngày trong năm 2019.

Chi phí lãi suất giảm bù trừ với chiết khấu thanh toán tăng

Trong Q4/2020, chi phí tài chính tăng 41,6% lên 69 tỷ đồng do chi phí chiết khấu cao hơn mặc dù chi phí lãi vay đã giảm nhờ quản lý dòng tiền tốt hơn.

Để khuyến khích các đại lý chuyển sang hình thức thanh toán trực tiếp, Công ty đã tăng chiết khấu thanh toán cho các đại lý. Do đó, trong Q4/2020, chiết khấu thanh toán tăng 155,4% so với cùng kỳ (tương đương 28 tỷ đồng) lên 46 tỷ đồng. Mức chiết khấu thanh toán tăng mạnh hơn mức tăng của doanh thu (tăng 77,5% so với cùng kỳ). Đồng thời, chi phí lãi vay giảm 20,8% so với cùng kỳ (tương đương 6 tỷ đồng) xuống 22 tỷ đồng.

Trong cả năm 2020, chi phí lãi vay giảm 45% (tương đương 73 tỷ đồng) xuống 90 tỷ đồng trong khi chi phí chiết khấu thanh toán tăng 71% (tương đương 48 tỷ đồng) lên 114 tỷ đồng. Do chi phí lãi vay giảm nhiều hơn so với mức tăng chi phí chiết khấu thanh toán, do đó, chi phí tài chính giảm 10,6% xuống còn 216 tỷ đồng. Đồng thời, thu nhập tài chính tăng 20,3% so với cùng kỳ lên 23 tỷ đồng, theo đó, lỗ thuần từ HĐ tài chính giảm 13,3% xuống 193 tỷ đồng trong năm 2020.

Bảng 4: Số ngày khoản phải thu, LTG Cổ phiếu LTG

Bảng 5: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, LTG Cổ phiếu LTG

Điều chỉnh dự báo năm 2021 và 2022

Chúng tôi nâng lần lượt 14,1% và 12,1% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 và 2022 do chúng tôi kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận các mảng dịch vụ nông nghiệp và thực phẩm sẽ tiếp tục cải thiện sau khi tái cơ cấu hoạt động. Chúng tôi cũng dự báo chi phí tài chính sẽ giảm với chính sách bán hàng mới. Theo đó, lợi nhuận thuần mới tăng trưởng lần lượt là 13,4% và 6,1% trong năm 2021 và 2022. Trong năm 2023, chúng tôi dự báo lợi nhuận thuần đạt 463 tỷ đồng (tăng trưởng 5,2%) và doanh thu thuần đạt 8.653 tỷ đồng (tăng trưởng 3,8%).

Tăng 14,1% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021

Chúng tôi điều chỉnh tăng 28,4% doanh thu thuần năm 2020 lên 8.011 tỷ đồng (tăng trưởng 6,7%) nhờ tăng lần lượt 19,2% và 99,1% dự báo mảng thuốc bảo vệ thực vật và thực phẩm. Trong khi đó, chúng tôi tăng 14,1% dự báo lợi nhuận thuần lên 419 tỷ đồng (tăng trưởng 13,4%), sau khi doanh thu mảng thuốc bảo vệ thực vật và thực phẩm tăng mạnh trong Q4/2020.

Bảng 6: Điều chỉnh dự báo năm 2021, LTG Cổ phiếu LTG

Bảng 7: Điều chỉnh các giả định năm 2021 Cổ phiếu LTG

  • Tăng 19,2% dự báo doanh thu thuốc bảo vệ thực vật lên 4.620 tỷ đồng (tăng trưởng trở lại là 8%), do chúng tôi dự báo Công ty sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách bán hàng để thúc đẩy doanh thu thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả, tỷ trọng thuốc bảo vệ thực vật đối với tổng doanh thu tăng lên 58% từ 57% trước đó.
  • Tăng 99,1% dự báo doanh thu thực phẩm lên 2.040 tỷ đồng (giảm 2,9%) do chúng tôi dự báo sẽ bán được nhiều gạo hơn cho các nhà xuất khẩu gạo khác. Công ty đã tập trung nhiều hơn vào nhóm khách hàng này và đã thiết lập một kênh bán hàng riêng thay vì sử dụng kênh sẵn có hiện đang phục vụ khách hàng trong nước. Trong Q4/2020, kênh bán hàng mới này đạt doanh thu 962 tỷ đồng, chiếm 80,7% doanh thu mảng thực phẩm.
  • Doanh thu giống cây trồng sẽ đạt 732 tỷ đồng (tăng trưởng 10%) trong năm 2021, giảm 18,5% so với dự báo trước đó.
  • Tăng 268,6% dự báo doanh thu thuần mảng dịch vụ nông nghiệp lên 452 tỷ đồng (tăng trưởng 50%). Dịch vụ nông nghiệp là mảng kinh doanh mới, do đó, tăng trưởng dự kiến sẽ không tăng nhanh như trong năm 2020.
  • Tăng 18,6% dự báo lợi nhuận gộp năm 2021 lên 1.776 tỷ đồng (tăng trưởng 7%), với tỷ suất lợi nhuận gộp tăng nhẹ lên 22,2% từ 22,1% trong năm 2020 nhờ tỷ trọng thuốc bảo vệ thực vật trên tổng doanh thu cao hơn và tỷ suất lợi nhuận gộp mảng gạo cải thiện.
  • Giữ nguyên dự báo lỗ thuần từ HĐ tài chính năm 2021 là 167 tỷ đồng (giảm 13,2%). Chúng tôi đang điều chỉnh tăng lần lượt 3,2% và 28,4% dự báo chi phí lãi vay và chiết khấu thanh toán lên lần lượt 74 tỷ đồng (giảm 17,9%) và 122 tỷ đồng (tăng 6,7%), sát với tăng trưởng doanh thu. Phương thức thanh toán trực tiếp sẽ được áp dụng.

Tóm lại, chúng tôi hiện dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 là 415 tỷ đồng (tăng trưởng 13,4%), cao hơn 14,1% so với dự báo trước đó. EPS dự phóng 2021 sẽ đạt 4.380đ, tương đương P/E dự phóng là 6,1 lần.

Tăng 12,1% dự báo lợi nhuận thuần năm 2022

Chúng tôi điều chỉnh tăng 28,4% dự báo doanh thu thuần năm 2022 lên 8.338 tỷ đồng (tăng trưởng 4,1%) sau khi chúng tôi tăng lần lượt 19,2% và 93% dự báo mảng thuốc bảo vệ thực vật và thực phẩm. Trong khi đó, chúng tôi tăng 12,1% dự báo lợi nhuận thuần lên 440 tỷ đồng (tăng trưởng 6,1%), nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp mảng thực phẩm và nông nghiệp cải thiện.

Bảng 8: Điều chỉnh dự báo năm 2022, LTG Cổ phiếu LTG

Bảng 9: Điều chỉnh dự báo năm 2022, LTG Cổ phiếu LTG

  • Tăng 19,2% dự báo doanh thu thuốc bảo vệ thực vật năm 2022 lên 4.713 tỷ đồng (tăng trưởng 2%), sau khi thay đổi trong dự báo năm 2021.
  • Tăng 93% dự báo doanh thu thực phẩm lên 2.094 tỷ đồng (tăng trưởng 2,6%).
  • Giảm 18,5% dự báo doanh thu giống cây trồng còn 768 tỷ đồng (tăng trưởng 5%), sau khi thay đổi dự báo năm 2021.
  • Tăng 219,4% dự báo doanh thu thuần mảng dịch vụ nông nghiệp lên 587 tỷ đồng (tăng trưởng 30%).
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ không đổi ở mức 22,2% do: (1) tỷ trọng doanh thu thuốc bảo vệ thực vật giảm xuống 56,5% trong năm 2022 từ 57,7% trong năm 2021; (2) Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng thực phẩm cải thiện lên 4,9% từ 4,3% trong năm 2021; và (3) tỷ suất lợi nhuận gộp mảng dịch vụ nông nghiệp sẽ tăng lên 6% so với 3% trong năm 2021.
  • Tăng 7,6% dự báo lỗ thuần từ HĐ tài chính là 166 tỷ đồng (giảm 1%). Trong đó, tăng 5,4% dự báo chi phí lãi vay lên 62 tỷ đồng (giảm 15,7%). Tăng 30,6% dự báo giá trị thanh toán chiết khấu lên 127 tỷ đồng (tăng 4,1%), tương tự với tăng trưởng doanh thu.

Tóm lại, chúng tôi hiện dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 là 440 tỷ đồng (tăng trưởng 6,1%), tăng 12,1% so với dự báo trước đó. EPS dự phóng 2022 sẽ đạt 4.645đ, tương đương P/E dự phóng là 5,6 lần. Kết quả này có được nhờ tái cấu tục hệ thống phân phối, quản lý tài chính tốt hơn và chính sách bán hàng cải thiện.

Lần đầu đưa ra dự báo năm 2023: Lợi nhuận thuần tăng trưởng 5,2%

Chúng tôi lần đầu đưa ra dự báo năm 2023 – chúng tôi dự báo lợi nhuận thuần đạt 463 tỷ đồng, tăng trưởng 5,2% và doanh thu thuần đạt 8.653 tỷ đồng, tăng trưởng 3,8%.

Chúng tôi giả định doanh thu mảng thuốc bảo vệ thực vật sẽ tăng trưởng 2% lên 4.807 tỷ đồng, trong khi doanh thu bán gạo tăng trưởng 2,7% lên 2.151 tỷ đồng. Doanh thu mảng giống cây trồng sẽ tăng trưởng 5% lên 806 tỷ đồng và doanh thu dịch vụ nông nghiệp sẽ tăng trưởng 20% lên 704 tỷ đồng. Chúng tôi kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp chung giữ nguyên ở mức 22,2%.

Định giá và khuyến nghị

Chúng tôi nâng khuyến nghị đối với LTG lên Mua vào (từ Tăng tỷ trọng) và tăng đáng kể giá mục tiêu lên 35.500đ (tiềm năng tăng giá 32,5%) từ 27.500đ trước đó. Điều này chủ yếu do chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận và giảm giả định chi phí vốn. Chúng tôi kỳ vọng cả hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính sẽ cải thiện bền vững sau quá trình tái cơ cấu đang diễn ra của LTG.

Chúng tôi sử dụng DCF là phương pháp chính để xác định giá mục tiêu của LTG. Chúng tôi tăng 29,5% giá mục tiêu lên 35.500đ, tiềm năng tăng giá 32,5% so với thị giá hiện tại. Kết quả này phản ánh những thay đổi giả định như:

  • Nâng lần lượt 14,1% và 12,1% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 và 2022.
  • Giả định về lãi suất phi rủi ro giảm xuống 3% từ 4,5% trước đây dựa trên mức bình quân của 1 năm lịch sử và 2 năm dự báo cho lợi suất TPCP Việt Nam kỳ hạn 10 năm.

Áp dụng lãi suất phi rủi ro là 3%, phần bù rủi ro vốn CSH không đổi là 7% và tốc độ tăng trưởng dài hạn không đổi là 2%, theo đó, giá mục tiêu cho LTG là 35.500đ.

Tại giá mục tiêu theo phương pháp DCF, P/E dự phóng 2021 và 2022 lần lượt là 8,1 lần và 7,6 lần, thấp hơn + 1 độ lệch chuẩn so với P/E dự phóng bình quân 1 năm là 7,2 lần (trong 3 năm qua). Với triển vọng lợi nhuận tích cực, bảng CĐKT cải thiện và tái cơ cấu hoạt động thành công, chúng tôi tin Công ty có thể đạt được mức điều chỉnh tăng định giá 30%.

LTG đang giao dịch với P/E dự phóng 2021 và 2022 là 6,1 lần và 5,6 lần; thấp hơn rất nhiều so với P/E dự phóng bình quân 1 năm là 7,1 lần (trong 3 năm qua). Chúng tôi nâng khuyến nghị lên Mua vào nhờ vào triển vọng vững chắc cho năm 2021 và năm 2022, và mức định giá hợp lý.

Bảng 10: Tính toán FCFF, LTG Cổ phiếu LTG

Bảng 11: Tính toán WACC Cổ phiếu LTG

Bảng 12: Định giá DCF Cổ phiếu LTG

Bảng 13: Phân tích độ nhạy theo giá mục tiêu Cổ phiếu LTG

Rủi ro đối với dự báo

Doanh số bán vật tư nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thị trường.

Nhu cầu vật tư nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Trong Q1/2020, Đồng bằng sông Cửu Long, vùng lúa chính của cả nước phải đối mặt với đợt xâm nhập mặn nặng nề nhất trong hơn một thập kỷ qua. Gần 150.000ha canh tác cây trồng bị ảnh hưởng do tác động của xâm nhập mặn. Vì diện tích canh tác giảm, nhu cầu về vật tư nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp cũng sụt giảm.

Điều kiện thị trường hàng hóa nông sản cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vật tư nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Khi giá thị trường nông sản tăng, nông dân sẽ có động lực mạnh mẽ hơn để đầu tư vào sản xuất, theo đó, chi tiêu cho vật tư nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp sẽ tăng. Ngược lại, nếu thị trường hàng hóa không thuận lợi, nông dân không có động lực đầu tư vào sản xuất, nhu cầu về vật tư nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp sẽ sụt giảm.

Giá gạo xuất khẩu biến động ảnh hưởng mạnh đến doanh thu thuần do tỷ trọng xuất khẩu chiếm 6,5% tổng doanh thu năm 2020 (23,1% doanh thu mảng thực phẩm trong năm 2020) trong khi tỷ trọng cung cấp cho các nhà xuất khẩu khác chiếm 13,1% tổng doanh thu năm 2020 (46,7% doanh thu mảng thực phẩm năm 2020). Cổ phiếu LTG đang tiếp tục tái cơ cấu mảng gạo, tập trung nhiều hơn vào gạo cao cấp (gạo đóng gói có thương hiệu được phân phối qua các kênh hiện đại tại thị trường nội địa), đồng thời kỳ vọng sẽ giảm tỷ trọng xuất khẩu để giảm thiểu ảnh hưởng của biến động giá trên thị trường thế giới.

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý