DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu HSG – Triển vọng tăng trưởng ngắn và dài hạn khả quan hơn

Lượt xem: 2,304 - Ngày:

Triển vọng tăng trưởng ngắn và dài hạn khả quan hơn

Chúng tôi lần lượt điều chỉnh tăng 25,9% và 36,4% dự báo lợi nhuận năm 2021 và 2022 để phản ánh sự hồi phục doanh thu sau dịch Covid-19, tỷ suất lợi nhuận khả quan hơn và chi phí lãi vay sau khi tái cấu trúc giảm mạnh hơn kỳ vọng trước đó. Đáng chú ý là kênh siêu thị vật liệu xây dựng Hoa Sen Home (HSH) sẽ giúp HSG trở thành doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất trong ngành. Dựa trên triển vọng nói trên cộng với việc điều chỉnh một số đầu vào định giá, chúng tôi nâng đáng kể giá mục tiêu, nâng 38,5% lên 26.700đ (tiềm năng tăng giá 11,7%). Nâng khuyến nghị lên Tăng tỷ trọng. Cổ phiếu HSG

Đồ thị cổ phiếu HSG phiên giao dịch ngày 01/03/2021. Nguồn: AmiBroker

KQKD Q1/2021 ấn tượng nhờ tỷ suất lợi nhuận tiếp tục cải thiện

Gần đây, Công ty đã công bố KQKD Q1/2021 khả quan với doanh thu thuần đạt 9.100 tỷ đồng (tăng 38,2% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần đạt 572 tỷ đồng (tăng 215,8% so với cùng kỳ) nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 32,8% so với cùng kỳ và giá bán bình quân tăng 4% so với cùng kỳ. Theo đó, HSG đã lần lượt hoàn thành được 27,6% kế hoạch doanh thu và 38,1% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho cả năm sau Q1.

Bảng 1: KQKD Q1/2021 (tỷ đồng) Cổ phiếu HSG

Tỷ suất lợi nhuận gộp tiếp tục tăng lên 16,5% từ 14,5% cùng kỳ năm ngoái nhờ tồn kho giá thấp (thép cuộn cán nóng, HRC) Công ty mua vào Q3/2020.

Lỗ tài chính giảm còn 108 tỷ đồng từ 182 tỷ đồng trong Q1/2020 chủ yếu nhờ chi phí lãi vay giảm 41,9% so với cùng kỳ. Trên thực tế, tổng nợ của HSG đã giảm còn 7.419 tỷ đồng (giảm 20,9% so với cùng kỳ và giảm 9,4% so với đầu năm) từ 8.186 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9/2020 và từ 9.379 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 12/2019. Lãi suất cũng đã giảm khá nhiều trong kỳ. Ngoài ra, tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu cũng giảm còn 7,7% từ 8,7% trong cùng kỳ năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng mạnh cộng với lỗ tài chính và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu giảm đã giúp lợi nhuận Q1/2021 của HSG tăng mạnh.

Điều chỉnh tăng dự báo năm 2021/2022, chủ yếu nhờ tỷ suất lợi nhuận tăng và đóng góp từ HSH

Với tỷ suất lợi nhuận sẽ cải thiện mạnh hơn kỳ vọng trước đây của chúng tôi và HSH được vào mô hình dự báo lợi nhuận, chúng tôi đã lần lượt điều chỉnh tăng 25,9% và 36,4% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 và 2022 lên 1.558 tỷ đồng (tăng trưởng 35,1%) và 1.820 tỷ đồng (tăng trưởng 16,8%).

Về các sản phẩm truyền thống gồm tôn mạ, ống thép và ống nhựa, Cổ phiếu HSG sẽ cố gắng nâng tối đa công suất hoạt động của các cơ sở sản xuất hiện tại thay vì mở rộng các cơ sở sản xuất mới trong tương lai.

Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp bán lẻ vật liệu xây dựng lớn nhất tại Việt Nam, trước mắt HSG sẽ chuyển trọng tâm vào xây dựng mô hình HSH mới để phân phối tất cả các sản phẩm vật liệu xây dựng và nội thất thông qua nâng cấp các mạng lưới phân phối hiện tại (536 điểm bán hàng) trong 3 năm tới. Đồng thời, HSG cũng sẽ mở thêm các điểm bán hàng mới cho mô hình HSH của mình.

Trong giai đoạn đầu, Công ty sẽ tập trung vào thị trường Miền Nam và Miền Trung (từ Quảng Bình vào TP HCM). Sau khi thành công, HSG sẽ đưa mô hình HSH ra thị trường Miền Bắc. HSG đặt mục tiêu mở 30 cửa hàng SHS trong tháng 3 năm nay.

Trong tầm nhìn đến năm 2025, HSG sẽ có tổng cộng 1.200 cửa hàng HSH gồm (1) 536 điểm bán hàng hiện tại được nâng cấp và (2) 664 cửa hàng mới được mở. Công ty sẽ đưa vào sử dụng website/ứng dụng mới để bán cả sản phẩm truyền thống và sản phẩm thương mại của mình qua kênh trực tuyến

Bảng 2: Hệ thống siêu thị Hoa Sen Home Cổ phiếu HSG

Bảng 3: Kế hoạch giai đoạn 2021-2026, HSG Cổ phiếu HSG

Đặt kế hoạch LNST tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân là 15,1% trong 5 năm tới

Tại ĐHCĐTN, HSG đã đưa ra các mục tiêu ấn tượng cho giai đoạn 2021-2026 nhờ đóng góp mới từ mô hình HSH. Theo đó, HSG đặt mục tiêu lợi nhuận thuần giai đoạn 2021-2026 tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân năm là 15,1% và doanh thu thuần tăng trưởng với tốc độ là 18,8%. Trong đó, mô hình HSH sẽ đóng góp lần đầu kể từ năm 2022. HSG dự báo đóng góp của mô hình HSH vào lợi nhuận thuần của Tập đoàn sẽ dần tăng từ 9,8% vào năm 2022 lên 32,7% vào khoảng năm 2026.

Cổ đông đã thông qua tờ trình ủy quyền cho HĐQT lựa chọn đối tác chiến lược có cùng tầm nhìn dài hạn với HSG và có nền tảng tài chính & kỹ năng quản trị mạnh. Vốn mới sẽ được sử dụng để phục vụ cho các kế hoạch phát triển trung dài hạn của Tập đoàn. Hiện thông tin phát hành riêng lẻ chưa được công bố.

Công ty sẽ đặt ra 3 chiến lược phát triển trong giai đoạn 2021-2026, gồm:

  • Nâng cao lợi nhuận của mảng kinh doanh truyền thống.
  • Xây dựng những mô hình kinh doanh mới: Đa dạng hóa danh mục sản phẩm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và nội thất, với ý định xây dựng kênh siêu thị xây dựng HSH trên toàn quốc.
  • Nghiên cứu, điều chỉnh và áp dụng hệ thống ERP cho toàn bộ dây chuyền sản xuất của Tập đoàn.

Cuối cùng, chủ tịch HĐQT HSG cho biết Công ty có thể sẽ trả toàn bộ nợ trong 3 đến 4 năm tới. Do việc phát triển HSH không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư trong khi Công ty sẽ không nâng công suất cho các sản phẩm truyền thống. Chúng tôi thấy rằng tại thời điểm cuối tháng 12/2020, Công ty có tổng cộng 8.186 tỷ đồng vay nợ, gồm 5.437 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 1.982 tỷ đồng nợ dài hạn. Công ty có thể trả được 2.000 tỷ đồng nợ trong năm nay.

Nâng giá mục tiêu lên 26.700đ (tiềm năng tăng giá 11,7%); nâng khuyến nghị lên Tăng tỷ trọng

Chúng tôi điều chỉnh giảm chi phí vốn sau khi hạ giả định lãi suất phi rủi ro và điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận cho năm 2021-2022 như đề cập trên đây nhằm phản ánh động thái chiến lược mới ở mô hình HSH. Chúng tôi đã nâng mạnh 38,5% giá mục tiêu lên 26.700đ; tương đương tiềm năng tăng giá 11,7% từ thị giá hiện tại. Nâng khuyến nghị lên Tăng tỷ trọng từ Nắm giữ.

Tại giá mục tiêu mới, P/E dự phóng năm 2021/2022 lần lượt là 8,2 lần và 7 lần. Tại thị giá hiện tại, P/E dự phóng năm 2021 là 7,3 lần so với bình quân P/E dự phóng 1 năm là 7,7 lần (bình quân 4 năm).

Biểu đồ 4: P/E dự phóng lịch sử 1 năm, HSG Cổ phiếu HSG

Rủi ro đầu tư

Mua cổ phiếu quỹ. Vào ngày 29/1/2021, HSG đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc mua vào cổ phiếu quỹ. Theo đó, HSG dự kiến mua 22 triệu cổ phiếu quỹ (5% công ty) bằng nguồn thặng dư vốn cổ phần và các quỹ khác của chủ sở hữu. HSG đã nộp kế hoạch mua cổ phiếu quỹ và chờ UBCKNN chấp thuận. Hiện thời gian và giá mua vẫn chưa được tiết lộ. Nếu kế hoạch mua cổ phiếu quỹ được thực hiện, số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân năm 2021 sẽ giảm và EPS sẽ có khả năng tăng. Chúng tôi vẫn chưa đưa yếu tố này vào dự báo của mình.

Khả năng giá thép giảm mạnh. Nhu cầu cao đối với các nguyên vật liệu công nghiệp, dưới sự ảnh hưởng của các gói kích thích kinh tế tại Trung Quốc đã đẩy giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thép tăng, từ đó kéo theo cả giá thành phẩm tăng trong vài tháng vừa qua. Giá sản phẩm HRC hiện đang ở mức cao (700 USD/tấn, bằng với đầu năm) mặc dù đã giảm 10% từ mức cao kỷ lục là 770 USD/tấn vào cuối tháng 12.

Có khả năng giá tôn mạ/ống thép và giá HRC điều chỉnh mạnh trong năm 2021 do đã chạm mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng giá tôn mạ/ống thép nếu giảm sẽ được bù đắp nhờ giá HRC giảm. Chúng tôi được biết HSG thường ký hợp đồng kỳ hạn với các đơn hàng xuất khẩu, và giá bán một phần được xác định dựa trên giá nguyên liệu đầu vào tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Và nhờ có các hợp đồng kỳ hạn, HSG có thể giữ ổn định được tỷ suất lợi nhuận của mình. Trên thị trường trong nước, HSG có riêng mạng lưới phân phối toàn quốc nên có thể dễ dàng đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ để giảm rủi ro tồn kho giá cao.

Động thái áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn mạ của Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu. Tôn mạ của Việt Nam chịu ảnh hưởng của một số chính sách áp thuế chống bán phá giá tại cả thị trường truyền thống (các quốc gia ASEAN) và Mỹ, Châu Âu… Tuy nhiên, đối với các đơn hàng từ Mỹ, Châu Âu và các nước Bắc Mỹ, HSG có thể sử dụng HRC của Việt Nam làm nguyên liệu đầu vào để tránh bị áp thuế chống bán phá giá. Rủi ro này có thể được giảm bớt nhờ Formosa và HPG (Mua vào, giá mục tiêu 56.600đ) hiện có thể cung cấp 70-75% tổng nhu cầu HRC trong nước.

Biểu đồ 5: Giá HRC của Trung Quốc (USD/tấn) Cổ phiếu HSG

Phân tích KQKD Q1/2021: Tăng trưởng ấn tượng

HSG đã công bố lợi nhuận thuần Q1/2021 ấn tượng, đạt 572 tỷ đồng (tăng 215,8% so với cùng kỳ); doanh thu tăng mạnh đạt 9.100 tỷ đồng (tăng 38,2% so với cùng kỳ) với sản lượng tiêu thụ tăng tốt và giá bán bình quân cũng tăng. Với KQKD Q1/2021, HSG hiện đã hoành thành 27,6% kế hoạch doanh thu và 38,1% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho cả năm. Với KQKD Q1/2021 rất đáng khích lệ, Công ty tin rằng sẽ đạt được kế hoạch đề ra cho năm 2021 nhờ tình hình thuận lợi ở cả nhu cầu và giá bán.

Chúng tôi trình bày một số giả định chính trong dự báo dưới đây. HSG không công bố sản lượng tiêu thụ tháng 12. Tuy nhiên, theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản lượng tiêu thụ tháng 12 được giả định bằng tháng 11. Theo đó, chúng tôi sử dụng số liệu của VSA để tính toán mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ trong Q1/2021.

Doanh thu: tăng trưởng nhờ sản lượng tăng mạnh 32,8% so với cùng kỳ

Trong Q1/2021, sản lượng tiêu thụ của HSG hồi phục ở cả sản phẩm tôn mạ và ống thép. Theo VSA, HSG đã tiêu thụ được 385.707 tấn tôn mạ (tăng 28,2% so với cùng kỳ) và 127.393 tấn ống thép (tăng 49,4% so với cùng kỳ) trong Q1/2021. Giá bán bình quân trong kỳ tăng khoảng 4% so với cùng kỳ lên 17,7 triệu đồng/tấn. Tóm lại, doanh thu thuần đạt 9.100 tỷ đồng (tăng 38,2% so với cùng kỳ).

Lợi nhuận: tăng trưởng nhờ tỷ suất lợi nhuận tăng; chi phí tài chính và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu thuần giảm

Tỷ suất lợi nhuận gộp trong Q1/2021 tăng tốt, tăng lên 16,5% từ 14,5% trong Q1/2020 mặc dù thấp hơn mức 18,3% trong Q4/2020. Điều này chủ yếu nhờ tồn kho HRC giá rẻ mua vào từ Q3/2020. Giá HRC chạm đáy của năm 2020 vào tháng 4 ở dưới 400 USD/tấn trước khi tăng mạnh trong Q4/2020 và Q1/2021 lên 770 USD/tấn. Theo đó, lợi nhuận gộp Q1/2021 của HSG đạt 1.499 tỷ đồng (tăng 57,3% so với cùng kỳ).

Bảng 6: Sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận Cổ phiếu HSG

Nhờ nỗ lực tái cấu trúc hoạt động, HSG đã tái cơ cấu thành công các khoản nợ với lãi suất tốt hơn. Tại thời điểm cuối năm 2020, tổng nợ giảm còn 7.419 tỷ đồng (giảm 20,9% so với cùng kỳ và giảm 9,4% so với đầu năm) từ 8.186 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9/2020 và từ 9.379 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 12/2019. Lãi suất cũng giảm trong kỳ. Theo đó, chi phí lãi vay giảm mạnh 41,9% so với cùng kỳ xuống còn 92 tỷ đồng từ 158 tỷ đồng trong Q1/2020. Nhờ vậy, lỗ tài chính giảm còn 108 tỷ đồng từ 182 tỷ đồng trong Q1/2020. Ngoài ra, tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu cũng giảm xuống còn 7,7% từ 8,7% trong cùng kỳ năm trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng mạnh cộng với lỗ tài chính và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu giảm đã giúp lợi nhuận tăng trong Q1/2021.

LNTT và lợi nhuận thuần Q1/2021 lần lượt tăng mạnh lên 692 tỷ đồng (tăng 214,7% so với cùng kỳ) và 572 tỷ đồng (tăng 215,8% so với cùng kỳ).

Dự báo mới cho năm 2021-2022

Chúng tôi lần lượt điều chỉnh tăng 25,9% và 36,4% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 và 2022 để phản ánh triển vọng khả quan hơn nhờ nhu cầu hồi phục sau dịch Covid-19 và tỷ suất lợi nhuận cải thiện nhờ chi phí được quản trị hiệu quả hơn sau khi tái cấu trúc. Chúng tôi cũng đưa kênh siêu thị Hoa Sen Home vào mô hình dự báo của mình để phản ánh chiến lược kinh doanh mới trong tương lai. Hiện chúng tôi dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 tăng trưởng 35,1% và năm 2022 tăng trưởng 16,8%.

Chúng tôi trình bày tóm tắt dự báo cũ và dự báo mới cho năm 2021 và 2022 trong bảng dưới đây. Tiếp theo trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày những giả định đằng sau dự báo mới của mình.

Bảng 7: Chênh lệch dự báo cũ và dự báo mới Cổ phiếu HSG

Dự báo mới cho năm 2021

Chúng tôi điều chỉnh tăng 2,8% dự báo doanh thu thuần năm 2021 lên 32.699 tỷ đồng (tăng trưởng 18,8%) và điều chỉnh tăng 25,9% dự báo lợi nhuận thuần lên 1.558 tỷ đồng (tăng trưởng 35,1%). Các giả định chính được trình bày như dưới đây:

  • Doanh thu tăng trưởng nhờ sản lượng tiêu thụ tôn mạ tăng trưởng 9% đạt 1,3 triệu tấn tôn mạ và sản lượng tiêu thụ ống thép tăng trưởng 6,6% đạt 401.788 tấn. Chúng tôi dự báo sản lượng ống nhựa tiêu thụ đạt 55.630 tấn (tăng trưởng 5%). Giá bán bình quân dự báo đạt 18,5 triệu đồng/tấn (tăng 8%).
  • Bên cạnh mảng truyền thống, chúng tôi dự báo doanh thu mảng thương mại (trong giai đoạn thử nghiệm) đạt 500 tỷ đồng trong năm nay.
  • Lợi nhuận gộp dự báo đạt 5.843 tỷ đồng (tăng trưởng 26,3%) và tỷ suất lợi nhuận dự báo tăng lên 17,9% từ 16,8% trong năm ngoái nhờ tồn kho được quản trị hiệu quả hơn.
  • Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu tăng lên 10,5% từ 9,7% trong năm ngoái do Công ty phát triển mô hình Hoa Sen Home. Theo đó, chi phí bán hàng & quản lý sẽ tăng mạnh hơn mức tăng trưởng của doanh thu lên 3.433 tỷ đồng (tăng 28,1%).
  • Lỗ tài chính sẽ giảm nhẹ còn 526 tỷ đồng từ 560 tỷ đồng năm 2020 vì chúng tôi dự đoán HSG sẽ giảm nợ dài hạn, từ đó chi phí lãi vay giảm còn 479 tỷ đồng (giảm 14,5%).
  • Theo đó, LNTT và lợi nhuận thuần lần lượt đạt 1.880 tỷ đồng (tăng trưởng 36,7%) và 1.558 tỷ đồng (tăng trưởng 35,1%).
  • EPS năm 2021 là 3.258đ. Chúng tôi chưa đưa kế hoạch phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho năm 2020, phát hành ESOP và mua cổ phiếu quỹ vào mô hình của mình.

Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của HSG

Tại ĐHCĐTN, cổ đông đã thông qua kế hoạch lợi nhuận thuần năm 2021 là 1.500 tỷ đồng (tăng trưởng 30,1%) và doanh thu thuần là 33.000 tỷ đồng (tăng trưởng 19,9%). Kế hoạch này dựa trên giả định là sản lượng tiêu thụ tăng 10,9% đạt 1,8 triệu tấn thành phẩm và tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện. Công ty đặt mục tiêu nâng tối đa công suất hoạt động của toàn bộ các cơ sở sản xuất và nâng cao kỹ năng quản trị chi phí.

Bảng 8: Các giả định chính, HSG Cổ phiếu HSG

Bảng 9: Các giả định về tỷ suất lợi nhuận và chi phí bán hàng & quản lý Cổ phiếu HSG

Dự báo mới cho năm 2022

  • Chúng tôi điều chỉnh tăng 5,3% dự báo doanh thu thuần năm 2021 lên 37.455 tỷ đồng (tăng trưởng 14,5%) và điều chỉnh tăng 36,4% dự báo lợi nhuận thuần lên 1.820 tỷ đồng (tăng trưởng 16,8%). Các giả định chính được trình bày như dưới đây:
  • Về mảng kinh doanh truyền thống, doanh thu tăng trưởng nhờ sản lượng tôn mạ tăng trưởng 6,2% đạt 1,48 triệu tấn và sản lượng ống thép tăng trưởng 7,5% đạt 431.826 tấn. Giá bán bình quân dự báo đạt 18,8 triệu đồng/tấn (tăng 2%).
  • Đối với mảng thương mại, chúng tôi dự báo doanh thu đạt 2.516 tỷ đồng (từ 500 tỷ đồng trong năm 2021) nhờ Công ty chủ yếu tập trung mở rộng mạng lưới phân phối HSH trong vài năm tới.
  • Lợi nhuận gộp dự báo đạt 6.763 tỷ đồng (tăng trưởng 15,7%) và tỷ suất lợi nhuận dự báo tăng lên 18,1% từ 17,9% trong năm 2021 nhờ công suất hoạt động của các nhà máy tăng.
  • Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu tăng lên 10,7% từ 10,5% trong năm 2021 do Công ty mở rộng mạng lưới HSH. Theo đó, chi phí bán hàng & quản lý sẽ tăng mạnh hơn một chút so với mức tăng trưởng của doanh thu lên 4.008 tỷ đồng (tăng 16,7%).
  • Lỗ tài chính tăng nhẹ lên 555,5 tỷ đồng từ 526,4 tỷ đồng trong năm 2021.
  • Theo đó, LNTT và lợi nhuận thuần tăng trưởng 16,8%; lần lượt đạt 2.196 tỷ đồng và 1.820 tỷ đồng. EPS năm 2022 đạt 3.806đ.

Định giá và khuyến nghị

Chúng tôi nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu HSG lên Tăng tỷ trọng (từ Nắm giữ) và nâng đáng kể 38,5% giá mục tiêu lên 26.700đ (tiềm năng tăng giá 11,7%) từ 19.277đ trước đây. Điều này chủ yếu là vì chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận và hạ giả định chi phí vốn. Chúng tôi cũng thấy triển vọng hứa hẹn của mô hình HSH trong những năm tới vì hiện chúng tôi chưa thấy có một mạng lưới phân phối vật liệu xây dựng lớn trên quy mô cả nước. Kênh bán hàng trực tuyến trong mô hình HSH sẽ thúc đẩy doanh thu và giúp giảm chi phí. Hiện định giá ở mức hợp lý với lợi suất cổ tức ở mức khá.

Chúng tôi vẫn sử dụng DCF làm phương pháp chính để tính giá mục tiêu cho cổ phiếu HSG. Chúng tôi nâng mạnh giá mục tiêu lên 26.700đ; tương đương tiềm năng tăng giá 11,7% từ thị giá hiện tại. Động thái này phản ánh những thay đổi trong giả định của chúng tôi như dưới đây:

  • Chúng tôi lần lượt điều chỉnh tăng 25,9% và 36,4% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 và 2022.
  • Hạ giả định lãi suất phi rủi ro xuống 3% từ 4,5% trước đây, dựa trên bình quân lợi suất của 1 năm trước và dự báo của 2 năm tiếp theo cho trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm.
  • Chúng tôi cũng nâng giả định tốc độ tăng trưởng dài hạn lên 2% từ 1% trước đây để phản ánh triển vọng tăng trưởng tốt hơn của HSG với mô hình HSH.

Với lãi suất phi rủi ro là 3%, phần bù rủi ro vốn cổ phần giữ nguyên ở 7% và tốc độ tăng trưởng dài hạn mới là 2%; chúng tôi tính ra giá mục tiêu cho cổ phiếu HSG là 26.700đ (tiềm năng tăng giá 11,7% từ thị giá hiện tại) so với giá mục tiêu 19.277đ trước đây.

Bảng 10: Tính toán FCFF, HSG (tỷ dồng) Cổ phiếu HSG

Bảng 11: Tính toán WACC Cổ phiếu HSG

Bảng 12: Định giá DCF Cổ phiếu HSG

Công ty không chi trả cổ tức tiền mặt trong 3 năm qua do KQKD kém khả quan trong thời kỳ tái cấu trúc. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng với dòng tiền mạnh hơn và nhu cầu đầu tư thấp, HSG có thể trả cổ tức tiền mặt từ năm 2021 trở đi. Chúng tôi giả định HSG sẽ chi trả tổng cộng 1.000đ cổ tức tiền mặt cho năm 2021; tương đương lợi suất cổ tức là 4,2%. Dự kiến mức chi trả cổ tức tiền mặt sẽ tăng dần trong vài năm tới với lợi suất cổ tức dao động từ 4,2-8,4%.

Cổ phiếu HSG hiện có P/E dự phóng năm 2021/2022 lần lượt là 7,32 lần và 6,3 lần. Tại giá mục tiêu, P/E dự phóng năm 2021/2022 lần lượt là 8,2 lần và 7 lần so với bình quân P/E dự phóng 1 năm là 7,7 lần (bình quân 4 năm). Nâng khuyến nghị lên Tăng tỷ trọng dựa trên triển vọng tăng trưởng mạnh trong năm nay và năm sau; định giá và lợi suất cổ tức hợp lý.

Bảng 13: Chính sách chi trả cổ tức tiền mặt Cổ phiếu HSG

Bảng 14: Phân tích độ nhạy đối với tốc độ tăng trưởng dài hạn Cổ phiếu HSG

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý