DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu DPM – Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 20.500đ

Lượt xem: 1,546 - Ngày:
Chia sẻ

Tin doanh nghiệp – Phân bón là hàng hóa được khấu trừ thuế VAT và gánh nặng của các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được chia sẻ cùng với người nông dân. Thông tin tích cực cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước như DPM. Tiếp tục đánh giá Khả quan.

Đồ thị cổ phiếu DPM phiên giao dịch ngày 13/06/2018. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị cổ phiếu DPM phiên giao dịch ngày 13/06/2018. Nguồn: AmiBroker

Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) trình Quốc hội, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi quy định về thuế VAT cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón từ “đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%”. Những tác động quan trọng từ sửa đổi này là:

1. Người nông dân sẽ phải trả thuế GTGT 5%. Quy định này áp dụng với tất cả các loại phân bón.
2. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón có thể được khấu trừ thuế GTGT trong 10% thuế GTGT phải trả cho các nguyên liệu đầu vào như khí tự nhiên, than, nhiên liệu và điện,… Trong khi đó theo quy định trước đó là đối tượng không chịu thuế GTGT, các công ty không thể thực hiện việc khấu trừ này.

Thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến thu ngân sách của Bộ Tài chính. Trong khi đó người nông dân sẽ chia sẻ gánh nặng thuế GTGT với công ty sản xuất. Mục đích của sửa đổi này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phân bón trong nước trước khó khăn khi chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận giảm sau khi phân bón chuyển từ hàng hóa chịu thuế GTGT với thuế suất 5% sang hàng hóa không chịu thuế GTGT từ ngày 1/1/2015.

Đối tượng hưởng lợi từ sửa đổi luật thuế GTGT là các doanh nghiệp sản xuất phân đạm và phân lân trong nước – gồm DPM, DCM, phân bón Hà Bắc, LAS, NFC, VAF. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón khác như phân tổng hợp (NPK) bằng cách trộn các loại phân cơ bản (N, P và K) sẽ không được lợi từ sự thay đổi này.

Trong năm 2019, DPM có thể thu về khoảng 200 tỷ đồng từ thay đổi thuế GTGT – Đối với DPM, nhờ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, công ty có thể giảm khoảng 200 tỷ đồng trong giá vốn so với theo quy định về thuế GTGT hiện hành. Công ty hiện phải trả khoảng 300 tỷ đồng thuế GTGT cho khí tự nhiên đầu vào. Chúng tôi dự báo đề xuất sửa đổi thuế GTGT sẽ được Quốc hội thông qua trong tháng 6 hoặc tháng 7 năm nay. Và sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới.

HSC dự báo LNST năm 2018 giảm 42,9% – Trong mô hình của mình, chúng tôi dự báo doanh thu năm 2018 đạt 8.888 tỷ đồng (tăng trưởng 11,2%) và LNST đạt 404 tỷ đồng (giảm 42,9%) dựa trên những giả định sau:

(1) Sản lượng ure tự sản xuất tiêu thụ được là 820.000 tấn (tăng 3,2%); NPK là 120.000 tấn.
(2) Giá bán bình quân sản phẩm ure tự sản xuất là 6,8 triệu đồng/tấn (tăng 6%), NPK là 9 triệu đồng/tấn.
(3) Giá khí tự nhiên bình quân là 5,26USD/MMBTU (tăng 32%).
(4) Chúng tôi dự báo doanh thu sản phẩm ure tự sản xuất đạt 5,58 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 9,4%) nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 3,2% và giá bán bình quân tăng 6%. Lợi nhuận gộp đạt 1,61 nghìn tỷ đồng (giảm 10,3%) do giá bán bình quân tăng không đủ bù đắp cho sự tăng lên của giá khí tự nhiên (tăng 32%).
(5) Chúng tôi dự báo doanh thu sản phẩm NPK tự sản xuất đạt 1,08 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận gộp đạt 118 tỷ đồng.
(6) Chúng tôi dự báo DPM sẽ tiêu thụ được 225.000 tấn phân bón nhập khẩu (giảm 39,8%) và đạt 1,57 nghìn tỷ đồng doanh thu (giảm 36,8%). Lợi nhuận gộp đạt 78 tỷ đồng (giảm 52,2%).

Theo đó EPS dự phóng năm 2018 là 906đ; P/E dự phóng năm 2018 là 20,5 lần; là mức đắt theo quan điểm của chúng tôi.

Cho năm 2019 HSC dự báo LNST tăng trưởng 43,6% – Trong mô hình của mình, chúng tôi dự báo doanh thu năm 2019 đạt 9.933 tỷ đồng (tăng trưởng 11,7%) và LNST đạt 580 tỷ đồng (tăng trưởng 43,6%) dựa trên những giả định sau:

(1) Sản lượng ure tự sản xuất tiêu thụ được là 820.000 tấn (giữ nguyên); NPK là 200.000 tấn (tăng 66,7%).
(2) Giá bán bình quân sản phẩm ure tự sản xuất là 7,23 triệu đồng/tấn (tăng 6,3%), NPK là 9,45 triệu đồng/tấn (tăng 5%).
(3) Giá khí tự nhiên bình quân là 5,58USD/MMBTU (tăng 8%).
(4) Chúng tôi dự báo doanh thu sản phẩm ure tự sản xuất đạt 5,93 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 6,3%) với sản lượng tiêu thụ giữ nguyên và giá bán bình quân tăng 6,3%. Lợi nhuận gộp đạt 1,97 nghìn tỷ đồng (tăng 22%) nhờ giá bán bình quân tăng 6,3% và công ty được hoàn thuế GTGT khoảng 150 tỷ đồng cho khí tự nhiên đầu vào.
(5) Chúng tôi dự báo doanh thu sản phẩm NPK tự sản xuất đạt 1,98 nghìn tỷ đồng (tăng 75%) và lợi nhuận gộp đạt 218 tỷ đồng (tăng 84,6%).
(6) Chúng tôi dự báo DPM sẽ tiêu thụ được 200.000 tấn phân bón nhập khẩu (giảm 11,1%) và đạt 1,46 nghìn tỷ đồng doanh thu (giảm 6,7%).

Theo đó EPS dự phóng năm 2019 là 1.301đ; P/E dự phóng năm 2019 là 14,2 lần; bằng với giá trị hợp lý theo ước tính của chúng tôi.

Nhà máy NPK của DPM đã đi vào hoạt động vào tháng 5/2018. Tổng vốn đầu tư của tổ hợp NH3 – NPK là 237 triệu USD. Trong đó DPM nâng công suất sản xuất NH3 hiện tại thêm 90.000 tấn từ 450.000 tấn lên 540.000 tấn. Cộng với nhà máy NPK mới với công suất 250.000 tấn. HSC tin tưởng rằng nhà máy NPK sẽ hoạt động với 50% công suất thiết kế trong năm 2018, khoảng 80% công suất thiết kế trong năm 2019 và 100% công suất thiết kế từ năm 2020 trở đi.

Trong mô hình của mình, nhà máy NH3- NPK sẽ đóng góp khoảng 80 tỷ đồng lợi nhuận khi công suất hoạt động đạt 100%. Giả định của chúng tôi là:

• Giá khí tự nhiên đầu vào của DPM là 5,58USD/MMBTU còn giá bán đầu ra sản phẩm NPK là 400 USD/tấn.
• Theo đó chúng tôi dự báo dự án NH3- NPK sẽ đem lại doanh thu là 2.500 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 15%. Theo đó LNTT đạt khoảng 100 tỷ đồng.

Dự kiến cổ tức chi trả cho năm 2018 sẽ giảm xuống còn 1.000đ – Do triển vọng lợi nhuận sụt giảm, DPM dự kiến trả cổ tức là 1.000đ cho năm 2018, bằng 50% mức cổ tức chi trả cho năm 2017. Như vậy tỷ lệ LNST (theo dự báo của HSC) dùng để trả cổ tức là 110%. Với tỷ lệ cổ tức tiền mặt là 10% mệnh giá thì tỷ lệ cổ tức/giá là 5,4%; nghĩa là cũng không tệ theo quan điểm của chúng tôi.

Quan điểm đầu tư – Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. Giá trị hợp lý của cổ phiếu DPM theo ước tính của chúng tôi là 20.500đ, tương đương P/B năm 2017 là 1 lần. Hiện P/E của cổ phiếu DPM không hề thấp. Tuy nhiên mặc dù triển vọng năm 2018 không được tốt nhưng năm 2019 sẽ có sự thay đổi. Nhờ nhà máy NPK dự kiến chạy hết công suất và sự thay đổi trong chính sách thuế VAT. NĐT dài hạn có thể xem xét cổ phiếu này trong bối cảnh quá trình tổ chức lại ngành nông nghiệp với sự tham gia các doanh nghiệp đang diễn ra nihều khả năng sẽ khiến thị trường phân bón sẽ được tái cơ cấu lại, và đây sẽ là nhân tố tích cực cho doanh nghiệp đầu ngành phân bón là DPM. Trong khi đó việc nhà nước bán bớt cổ phần tại DPM cũng mở ra những cơ hội đáng chú ý. Trong khi đó tỷ lệ cổ tức/giá tốt cũng là điểm hấp dẫn.

Nguồn: Research HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý