DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu CSM – Khó hoàn thành kế hoạch lợi nhuận

Lượt xem: 1,825 - Ngày:
Chia sẻ

CSM đặt kế hoạch doanh thu 3.779 tỷ đồng (+7% so với cùng kỳ) và LNTT 105,3 tỷ đồng (+53%) cho năm 2018. Mặc dù kế hoạch doanh thu có thể khả thi, chúng tôi cho rằng Công ty khó có thể đạt được con số lợi nhuận mong muốn.

Đồ thị cổ phiếu CSM cập nhật ngày 18/05/2018. Nguồn: AmiBroker

Đồ thị cổ phiếu CSM cập nhật ngày 18/05/2018. Nguồn: AmiBroker

Xuất khẩu sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu chính của CSM. Công ty đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu xuất khẩu đến 48% lên 1.400 tỷ đồng, trong khi doanh thu nội địa lại được giao chỉ tiêu khá khiêm tốn, chỉ 2.400 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Mở rộng ra thị trường nước ngoài có thể xem như một sự lựa chọn bắt buộc, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt và đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp FDI như Bridgestone, Michelin hay Yokohama. Bản thân CSM cũng phải thừa nhận rất khó để tăng giá bán, vì gần như ngay lập tức lực cầu sẽ bị suy giảm, buộc Công ty phải tăng cường các chính sách khuyến mãi, chiết khấu để duy trì sức mua.

Tuy nhiên, tăng doanh số bằng con đường xuất khẩu sẽ khiến CSM “trả giá” bằng biên lợi nhuận, khi mà giá bán trong nước vẫn cao hơn nhiều so với giá xuất khẩu. Thậm chí việc thâm nhập một số thị trường khó tính như Mỹ đòi hỏi CSM phải xuất sản phẩm dưới hình thức gia công cho một thương hiệu khác càng khiến cho biên lợi nhuận bị ảnh hưởng.

Hai điểm đáng lưu ý khác liên quan đến hoạt động sản xuất của CSM là: (1) nhà máy lốp radial, động lực tăng trưởng tương lai của Công ty vẫn chưa hòa vốn (điểm hòa vốn đối với lốp TBR và PCR lần lượt là 200.000 lốp/năm và 800.000 lốp/năm); và (2) sản lượng lốp Bias dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo dưới tác động của tiêu chuẩn Euro 4.

Khi mà đầu ra tiếp tục gặp khó khăn, việc cắt giảm chi phí đầu vào gần như là biện pháp duy nhất để CSM đạt được kế hoạch năm. Tuy nhiên, dựa vào kết quả Q1 của Công ty (LNST chỉ đạt 4,2 tỷ đồng (-85% so với cùng kỳ), do giá vốn tăng mạnh 10%), con đường này có vẻ cũng sẽ nhiều chông gai.

Có vẻ như sự tăng giá của các loại nguyên vật liệu khác cùng sự thay đổi cơ cấu thị trường (như đã phân tích ở trên) đã làm lu mờ lợi ích từ giá cao su giảm (So với cùng kỳ, giá cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp tại ngày 29/12/2017 giảm lần lượt 19% và 15%). Do CSM trữ cao su nguyên liệu từ giai đoạn cuối năm cho sản xuất 6 tháng tiếp theo, giá vốn cao su trong Q1 gần như sẽ được phản ánh “nguyên vẹn” trong Q2. Từ đó, chúng tôi ước tính CSM phải ghi nhận mức lợi nhuận 6 tháng cuối năm ~93 tỷ đồng để hoàn thành kế hoạch. Suy ngược ra, giá vốn/sản phẩm sẽ phải giảm 6%. Kịch bản này khó xảy ra trong bối cảnh giá dầu tăng khiến cao su tổng hợp kém hấp dẫn, từ đó khiến nhu cầu và giá cao su thiên nhiên có khả năng tăng trở lại.

Tựu trung lại, CSM sẽ phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành kế hoạch năm nay.

Nguồn: RongViet Research

 

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý