DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu BID – LNTT tăng 30,6% so với cùng kỳ trong 9 tháng

Lượt xem: 1,260 - Ngày:

Nhận định KQKD – BID (Cổ phiếu BID)gần đây đã công bố KQKD hợp nhất 9 tháng đầu năm 2018 với LNTT tăng 30,6% so với cùng kỳ đạt 7.254 tỷ đồng. Lợi nhuận 9 tháng đầu năm hoàn thành 78% kế hoạch đề ra tại ĐHCĐTN là 9.300 tỷ đồng (tăng trưởng 7,33%) Ngân hàng đang xin ý kiến cổ đông về việc phát hành 17,65% cổ phần hiện tại cho đối tác chiến lược là KEB Hana Bank (603 triệu cổ phiếu) sau khi được Chính phủ chấp thuận. Triển vọng tương lai tích cực. 

 Đồ thị cổ phiếu BID phiên giao dịch ngày 05/11/2018. Nguồn: AmiBrokerĐồ thị cổ phiếu BID phiên giao dịch ngày 05/11/2018. Nguồn: AmiBroker

Kết luận nhanh – Duy trì đánh giá Nắm giữ với giá trị hợp lý điều chỉnh theo ước tính của HSC là 28.000đ; tương đương P/B dự phóng năm 2018 là 1,6 lần. Chúng tôi điều chỉnh giá trị hợp lý của cổ phiếu BID hoàn toàn dựa trên giả định là giá phát hành cao sẽ giúp tăng BVPS. Trong khi đó chúng tôi giữ nguyên dự báo ban đầu là LNTT đạt 9.887 tỷ đồng (tăng trưởng 14,1%) cho năm 2018 và 13.042 tỷ đồng (tăng trưởng 31,9%) cho năm 2019.

BID đã được Chính phủ chấp thuận đề án phát hành 17,65% số lượng cổ phiếu đang lưu hành cho KEB Hana Bank với tư cách là đối tác chiến lược – sau gần 2 năm chờ đợi. Thông tin chi tiết như sau:

  • BID sẽ phát hành riêng lẻ 603.302.706 cổ phiếu mới cho đối tác chiến lược là KEB Hana Bank để nâng vốn điều lệ từ 34.187 tỷ đồng lên 40.220 tỷ đồng. Số cổ phần phát hành tương đương 17,65% số lượng cổ phiếu lưu hành hiện nay và bằng 15% vốn điều lệ mới sau khi phát hành.
  • Sau khi phát hành, tỷ lệ sở hữu của NHNN tại BID sẽ giảm xuống còn 80,99% từ 95,28% hiện nay. Tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược là 15%. Còn lại 4,01% thuộc sở hữu của các NĐT khác.
  • Cổ phiếu phát hành cho KEB Hana Bank sẽ được hạn chế chuyển nhượng trong 5 năm theo quy định hiện hành về đối tác chiến lược.
  • Thời gian thực hiện là từ Q4/2018 đến 2019. Tuy nhiên có vẻ BID muốn hoàn tất thương vụ này trong năm 2018.
  • Giá phát hành vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên như đã đề cập trong các báo cáo trước đây, giá phát hành sẽ phụ thuộc vào giá thị trường. Cụ thể, giá phát hành có thể được xác định dựa trên giá bình quân 10 phiên trong vòng 6 tháng kể từ ngày có phương án chấp thuận bán cổ phần và không được thấp hơn BVPS gần nhất và định giá của một đơn vị định giá độc lập.

Giá trị thương vụ nhiều khả năng rơi vào 800 triệu USD – với thị giá đang là 30.000đ thì giá trị thương vụ tương đương 30% vốn cấp 1 của BID (61.000 tỷ đồng) và tạo ra dư địa để BID huy động thêm 9.000 tỷ đồng vốn cấp 2 bằng trái phiếu (bằng 50% số vốn cấp 1 tăng thêm) trong bối cảnh BID đã không còn dư địa để phát hành trái phiếu nâng vốn cấp 2 kể từ năm 2017. Theo đó, hệ số CAR tính dựa trên Basel 1 có thể tăng từ 9% hiện nay (theo ước tính của HSC) lên 10,7%.

BID cũng đã công bố KQKD 9 tháng hợp nhất với LNTT đạt 7.254 tỷ đồng (tăng 30,6% so với cùng kỳ), sát với kế hoạch của Ngân hàng và dự báo của HSC. Cụ thể, cho vay khách hàng tăng 11,75% so với đầu năm đạt 968 nghìn tỷ đồng; huy động khách hàng tăng 10,88% so với đầu năm đạt 953 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ NIM giảm 0,16%, chủ yếu rơi vào Q3. Theo đó thu nhập lãi thuần tăng 11,31% so với cùng kỳ đạt 25.615 tỷ đồng. Tuy nhiên thu nhập ngoài lãi tăng mạnh 51,92% so với cùng kỳ đạt 7.250 tỷ đồng. Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, chỉ tăng 8,73% so với cùng kỳ lên 11.246 tỷ đồng. Chi phí dự phòng tăng 20,85% so với cùng kỳ lên 14.365 tỷ đồng.

Cho vay khách hàng tăng 11,75% so với đầu năm đạt 968 nghìn tỷ đồng – Cho vay khách hàng tăng 7,18% so với đầu năm trong 6 tháng đầu năm. NHNN đã chấp thuận để BID được tăng trưởng tín dụng ở mức 14%. BID có lẽ sẽ tuân thủ chặt hạn mức tín dụng này.

Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn –

  • Cho vay kỳ hạn ngắn tăng 18,52% so với đầu năm đạt 595 nghìn tỷ đồng, đóng góp 61,5% vào tổng dư nợ (tại thời điểm cuối năm 2017 là 58%).
  • Cho vay trung dài hạn tăng 2,67% so với đầu năm đạt 373 nghìn tỷ đồng, đóng góp 38,5% vào tổng dư nợ (tại thời điểm cuối năm 2017 là 42%).

BID có tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn tại thời điểm cuối năm 2017 là 35,5%. Theo đó, do cho vay kỳ hạn ngắn tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm nên tỷ lệ này có lẽ sẽ không bị tăng lên nhiều và BID có lẽ vẫn còn dư địa để đẩy mạnh cho vay trung dài hạn trong năm 2019 khi tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn tối đa sẽ giảm về 40% từ 45% trong năm nay.

Cơ cấu cho vay theo loại tiền:

 Cho vay tiền đồng tăng 13,12% so với đầu năm đạt 874 nghìn tỷ đồng, đóng góp 90,3% vào tổng dư nợ (tại thời điểm cuối năm 2017 là 89,3%).

  • Cho vay bằng USD tăng 1,48% so với đầu năm đạt 94 nghìn tỷ đồng, đóng góp 9,75% vào tổng dư nợ.

Hiện vẫn chưa có thông tin về cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng và ngành nghề cho vay trên BCTC 9 tháng. Tuy nhiên, kể từ năm 2017 BID tập trung mạnh vào cho vay khách hàng cá nhân và DNNVV và bắt đầu đạt được những tiến triển ở những phân khúc cho vay này.

Tiền gửi khách hàng cũng tăng 10,9% so với đầu năm đạt 953 nghìn tỷ đồng – thấp hơn mức 964 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm (tăng 12,2% so với đầu năm). Nghĩa là tiền gửi đã bị rút ra gần 10 nghìn tỷ đồng trong Q3/2018, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên trong Q3, số dư tiền gửi của Kho bạc nhà nước tại BID cũng tăng 11.303 tỷ đồng lên 67.210 tỷ đồng; và điều này cũng góp phần hỗ trợ thanh khoản cho BID.

Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn:

  • Tiền gửi có kỳ hạn tăng 13,74% so với đầu năm đạt 789 nghìn tỷ đồng, đóng góp 82,8 % vào tổng vốn huy động khách hàng (tại thời điểm cuối năm 2017 là 80,7%).
  • Tiền gửi không kỳ hạn tăng 2,53% so với đầu năm đạt 164 nghìn tỷ đồng, đóng góp 17,2% vào tổng vốn huy động.

Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền –

  • Tiền gửi bằng tiền đồng tăng 11,49% so với đầu năm đạt 902 nghìn tỷ đồng.
  • Trong khi đó tiền gửi bằng USD tăng 1,06% so với đầu năm đạt 51 nghìn tỷ đồng.

Hệ số LDR thuần quay trở lại mức cao là 101,6% – từ mức 100,8% tại thời điểm cuối năm 2017 và 96,3% tại thời điểm cuối tháng 6/2018. Tỷ lệ này theo chúng tôi là cao. Tuy nhiên BID có lẽ sắp có thêm 18.000 tỷ đồng vốn mới nên Ngân hàng không gặp nhiều áp lực phải đẩy mạnh huy động tiền gửi khách hàng, đặc biệt là khi lãi suất huy động bắt đầu tăng trở lại.

Thu nhập lãi thuần tăng nhẹ 11,3% so với cùng kỳ lên 25.615 tỷ đồng – mặc dù tỷ lệ NIM giảm 0,16% xuống còn 2,88% nhưng tổng tài sản sinh lãi tăng 12,38% so với cùng kỳ lên 1.211 nghìn tỷ đồng.

Trong các tài sản sinh lãi, lợi suất gộp bình quân giảm 0,17% so với cùng kỳ xuống còn 7,47% – do lợi suất gộp cho vay khách hàng giảm 0,09% so với cùng kỳ từ 8,15% xuống 8,06% và lợi suất trái phiếu giảm 25% so với cùng kỳ từ 6,19% xuống còn 5,93%. Lãi suất cho vay liên ngân hàng cũng giảm 0,34% so với cùng kỳ xuống còn 3,35%. Cơ cấu tài sản sinh lãi, tỷ trọng nghiêng nhiều hơn về cho vay khách hàng (tỷ trọng tăng từ 76,8% tại thời điểm cuối năm 2017 lên 80% tại thời điểm cuối tháng 9/2018).

Trái lại chi phí huy động bình quan tăng 0,04% lên 4,7% – do lãi suất huy động khách hàng tăng 0,13% lên 4,92% và chi phí huy động giấy tờ có giá tăng 0,34% lên 6,93%.

Trong Q3, xu hướng tỷ trọng tài sản sinh lãi có lợi suất gộp thấp và tỷ trọng nguồn huy dộng có chi phí huy động cao tăng lên đã làm cho tỷ lệ NIM giảm. Điều này là không tránh khỏi khi mặt bằng lãi suất tăng. Hầu hết các NHTM phải nâng lãi suất huy động thêm 0,2-0,5%; đặc biệt ở kỳ hạn trung dài hạn. Tuy nhiên các ngân hàng không thể tăng lãi suất cho vay để bù đắp hoàn toàn sự gia tăng này ở lãi suất huy động, đặc biệt là với những ngân hàng phải hạn chế cho vay tiêu dùng, BĐS và cho vay ký quỹ chứng khoán. Một nhân tố khác là lợi suất trái phiếu giảm sau khi hoạt động chốt lời danh mục trái phiếu lợi suất cao diễn ra kể từ năm 2017. Theo đó có vẻ như tỷ lệ NIM trước mắt sẽ giảm nhẹ.

Tổng thu nhập ngoài lãi tăng 51,9% so với cùng kỳ đạt 7.250 tỷ đồng – chủ yếu nhờ: lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng; lãi thuần mua bán chứng khoán kinh doanh /đầu tư chứng khoán tăng 3 lần; thu nhập từ thu hồi nợ xấu tăng gấp 2 lần.

  • Lãi thuần hoạt động dịch vụ tăng 18,8% so với cùng kỳ đạt 2.541 tỷ đồng.
  • Lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 55,4% so với cùng kỳ đạt 797 tỷ đồng;
  • Lãi thuần mua bán chứng khoán kinh doanh /đầu tư tăng gần gấp 3 lần đạt 902 tỷ đồng (tăng 165,02% so với cùng kỳ).
  • Thu nhập khác cũng tăng mạnh 90,7% so với cùng kỳ đạt 2.866 tỷ đồng. Trong đó thu nhập từ thu hồi nợ xấu là 3.134 tỷ đồng (tăng 83,2% so với cùng kỳ).
  • Và lãi thuần từ góp vốn, đầu tư dài hạn giảm mạnh 48,3% so với cùng kỳ đạt 142 tỷ đồng.

Theo đó tổng thu nhập hoạt động đạt 32.866 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ.

Tổng chi phí hoạt động tăng nhẹ 8,7% so với cùng lên 11.246 tỷ đồng. Cơ cấu chi phí hoạt động như sau:

  • Chi phí liên quan đến nhân viên tăng 10% so với cùng kỳ lên 6.561 tỷ đồng do tổng số nhân viên tăng 2,8% so với đầu năm lên 25.529 người. Theo đó lương bình quân/tháng/người là 29 triệu đồng (năm ngoái là 26,6 triệu đồng).
  • Chi phí tài sản tăng 1,99% so với cùng kỳ lên 2.000 tỷ đồng.
  • Chi phí quản lý khác cũng tăng 5,65% so với cùng kỳ lên 2.010 tỷ đồng.
  • Phí bảo hiểm tiền gửi tăng 20,75% so với cùng kỳ lên 583 tỷ đồng do tiền gửi khách hàng tăng 15,85% so với cùng kỳ năm trước.

Hệ số CIR giảm mạnh xuống 34,22% – so với mức 37,23% trong 9 tháng đầu năm ngoái.  

Chi phí dự phòng tăng 20,85% lên 14.365 tỷ đồng. Tương đương chi phí dự phòng cả năm 2017. BID bắt đầu tích cực trích lập dự phòng từ năm 2017 với mục tiêu trích lập hết cho trái phiếu VAMC trong năm 2019 và cho phần lớn nợ xấu trong năm 2020.

  • 13.484 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ xấu thông thường (tăng 69,86% so với cùng kỳ).
  • Ước tính khoảng 871 tỷ đồng là chi phí dự phòng cho trái phiếu VAMC (giảm 77,94%). BID vẫn còn nắm giữ 18.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC (theo mệnh giá) với chi phí dự phòng lũy kế ước tính là 10.500 tỷ đồng. Do đó, giá trị thuần trái phiếu VAMC còn lại là 7.500 tỷ đồng (tương đương 0,8% tổng dư nợ).

Tỷ lệ nợ xấu sau xử lý là 1,76% (cuối năm 2017 là 1,61%) – Có nghĩa là đã có 3.091 tỷ đồng nợ xấu mới phát sinh trong 9 tháng đầu năm, chủ yếu được đưa vào nợ nhóm 4 và nhóm 5. Tuy nhiên nợ nhóm 2 giảm từ 3,49% xuống còn 2,74% tổng dư nợ; tương đương giảm 3.727 tỷ đồng. Cụ thể dự nợ các nhóm còn lại như sau:

  • Nợ nhóm 3 giảm 15,25% so với cùng kỳ xuống còn 4.591 tỷ đồng; bằng 0,47% tổng dư nợ.
  • Nợ nhóm 4 tăng 42,53% so với cùng kỳ lên 4.742 tỷ đồng; bằng 0,49% tổng dư nợ.
  • Nợ nhóm 5 tăng 48,09% so với cùng kỳ lên 7.707 tỷ đồng; bằng 0,8% tổng dư nợ.

BID đã xóa tổng cộng 11.038 tỷ đồng nợ xấu trong 9 tháng đầu năm (tăng 169,35% so với cùng kỳ) – tương đương 1,14% dư nợ cho vay tại thời điểm cuối Q3/2018.

Hệ số LLR tiếp tục được cải thiện, tăng lên 87%, cao nhất trong 5 năm qua.

Theo đó, LNTT hợp nhất đạt 7.254 tỷ đồng (tăng 30,6% so với cùng kỳ).

Cho năm 2018, HSC giữ nguyên dự báo với LNTT đạt 9.882 tỷ đồng (tăng trưởng 14%). Tuy nhiên chúng tôi điều chỉnh giảm giả định tăng trưởng cho vay khách hàng từ 16% xuống 14% và tăng trưởng huy động khách hàng từ 20% xuống còn 18,5%. Chúng tôi cũng điều chỉnh giảm dự báo tỷ lệ NIM từ 2,9% xuống còn 2,81%. Tuy nhiên chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo tổng thu nhập ngoài lãi từ 8.290 tỷ đồng lên 8.996 tỷ đồng. Các giả định đằng sau dự báo mới của chúng tôi là:

  1. Chúng tôi dự báo cho vay khách hàng tăng 14% đạt 987 nghìn tỷ đồng. BID sẽ tuân thủ chặt hạn mức tăng trưởng tín dụng 14% của NHNN.
  2. Và chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng tiền gửi khách hàng từ 20% xuống còn 18,5% (1.019 nghìn tỷ đồng).
  3. Do đó, hệ số LDR cải thiện nhẹ còn 97% (năm 2017 là 100,8%).
  4. Chúng tôi dự báo tỷ lệ NIM sẽ giảm tiếp 0,09% từ dự báo trước đây là 2,90% xuống 2,81% do chi phí huy động tiền gửi tăng mạnh hơn dự kiến và lợi suất gộp cho vay giảm.
  5. Chúng tôi dự báo thu nhập lãi thuần tăng trưởng 12,34% đạt 34.776 tỷ đồng.
  6. Tuy nhiên, chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo tổng thu nhập ngoài lãi từ 8.290 tỷ đồng lên 8.996 tỷ đồng. Chủ yếu do chúng tôi điều chỉnh tăng giả định cho: thu nhập từ thu hồi nợ xấu, lãi thuần mua bán chứng khoán kinh doanh /đầu tư và lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối.
  7. Chúng tôi giữ nguyên dự báo chi phí hoạt động tăng 10% so với năm 2017 lên 17.054 tỷ đồng.
  8. Chúng tôi giả định BID sẽ tiếp tục quyết liệt trong trích lập dự phòng trong năm 2018. Và dự báo Ngân hàng sẽ trích lập 16.830 tỷ đồng chi phí dự phòng (tăng 13,36% so với năm 2017).
  9. Tiếp đó, chúng tôi giả định tỷ lệ nợ xấu sau xử lý là 1,61% (năm 2017 là 1,61%).

10.Và giả định hệ số CAR là 10,6% sau khi thực hiện tăng vốn. Chúng tôi giả định BID sẽ hoàn tất thương vụ tăng vốn cấp 1 trong năm nay, theo đó tăng vốn thêm 17,65%.

Với những giả định trên, BVPS của BID sẽ là 17.420đ và EPS là 1.939đ. ROAE là 12,8% và ROAA là 0,6%. Cổ phiếu hiện giao dịch với P/B dự phóng là 1,75 lần và P/E là 15,6 lần.

Cho năm 2019, HSC dự báo LNTT tăng trưởng 31,99% đạt 13.043 tỷ đồng. Dự báo của chúng tôi dựa trên những giả định sau:

  1. Chúng tôi dự báo cho vay khách hàng tăng trưởng 14% đạt 1.137 nghìn tỷ đồng.
  2. Trong khi đó, chúng tôi dự báo tiền gửi khách hàng tăng trưởng 16,5% đạt 1.187 tỷ đồng.
  3. Theo đó, hệ số LDR thuần sẽ là 96% (năm 2018 là 97%).
  4. Tỷ lệ NIM tăng nhẹ 0,08% lên 2,89%. Do đó, chúng tôi dự báo thu nhập lãi thuần tăng trưởng 17,3% đạt 40.783 tỷ đồng.
  5. Và chúng tôi dự báo tổng thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 1,8% đạt 9.155 tỷ đồng, chủ yếu do thu nhập từ kinh doanh và đầu tư trái phiếu giảm.
  6. Chúng tôi dự báo tổng thu nhập hoạt động tăng 13% so với năm 2018 lên 19.271 tỷ đồng.
  7. Chúng tôi dự báo chi phí dự phòng tăng nhẹ lên 17.625 tỷ đồng (tăng 4,7%). BID sẽ tiếp tục tập trung quyết liệt trích lập dự phòng trong 2 hoặc 3 năm tới để xóa phần lớn nợ xấu trước năm 2020.
  8. Do đó, tỷ lệ nợ xấu dự báo là 1,40% vào cuối năm 2019.
  9. Chúng tôi dự báo LNTT tăng trưởng 31,9% đạt 13.043 tỷ đồng.

10.Chúng tôi dự báo BID sẽ sớm thực hiện huy động vốn mới từ thị trường sau khi hoàn tất phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược là KEB Hana Bank. Do Ngân hàng cần tăng vốn cấp 1 để cải thiện hệ số CAR trước khi tiêu chuẩn Basel 2 được triển khai vào năm 2020.

Từ những giả định trên, chúng tôi dự báo BVPS dự phóng 2019 là 20.564đ và EPS là 2.305đ. ROAA là 0,7% và ROAE là 12,2%. Ở thị giá cổ phiếu hiệu tại, P/B dự phóng là 1,48 lần và P/E là 13,2 lần.

Quan điểm đầu tư – Duy trì đánh giá Nắm giữ. Chúng tôi điều chỉnh tăng ước tính giá trị hợp lý của Cổ phiếu BID từ 25.500đ lên 28.000đ, tương đương P/B dự phóng 2018 là 1,6 lần. Và lý do ở đây là do BVPS sau khi phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược sẽ tăng lên. Chúng tôi giả định BID sẽ phát hành với giá xấp xỉ thị giá là 30.000đ. Theo đó Ngân hàng sẽ thu về 18.000 tỷ đồng vốn mới với một khoản thặng dư vốn cổ phân. Theo đó BID sẽ có thêm dư địa tăng trưởng trong 2 năm tới. Từ quan điểm căn bản, BID đang hướng vào phân khúc khách hàng cá nhân và DNNVV với tỷ lệ NIM và lãi thuần HĐ dịch vụ cao hơn. Tuy nhiên, sau đó BID vẫn cần tăng vốn để đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2. Trong khi đó vấn đề nợ xấu và gánh nặng trái phiếu VAMC cũng vẫn còn đáng lo ngại.

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý