ACB là một cổ phiếu đáng để đầu tư cho mục tiêu trung và dài hạn vì dư địa tăng trưởng vẫn còn rất lớn. Để đầu tư vào Cổ phiếu ACB thì Nhà đầu tư cần nắm rõ đặc điểm kinh doanh chính của Doanh Nghiệp. Trong ngành ngân hàng, Nguyễn Văn Nguyên đánh giá ACB là một trong những ngân hàng TMCP tích cực nhất.
Đồ thị cổ phiếu ACB phiên giao dịch ngày 26/02/2018. Nguồn: AmiBroker
Sau khi tra soát toàn bộ các số liệu và thông tin của ACB từ các BCTC Q1_2017 đến Q4_2017 của doanh nghiệp kết hợp với các thông tin BOD thông báo xử lý nợ và báo cáo soát xét 6 tháng 2017 thì kết quả hoạt động kinh doanh của ACB trong Q4_2017 và cho cả năm có những tiêu điểm và diễn biến tích cực quan trọng sau đây:
- Thu nhập lãi thuần Q4 đạt 2,383 tỷ tăng 437 tỷ hay tăng 22.46% so với cùng kỳ, tăng so với Q3 236 tỷ hay tăng gần 11%, cả năm đạt 8,458 tỷ tăng 1,566 tỷ hay tăng 22.72% so với năm 2016.
- Lãi thuần hoạt động dịch vụ: Q4 ACB đạt 450 tỷ tăng 166 tỷ hay tăng 58.45% so với cùng kỳ, so với Q3 tăng 141 tỷ hay tăng 45.63%, cả năm đạt 1,575 tỷ tăng 301 tỷ hay tăng 23.63% so với cùng kỳ.
- Kinh doanh ngoại hối: Q4 ACB đạt 57 tỷ, cả năm đạt 236 tỷ tăng nhẹ 6 tỷ.
- Thu nhập đầu tư mua bán chứng khoán: Q4 ACB đạt 229 tỷ, trong đó nhờ hoàn nhập dự phòng 221 tỷ, cả năm đạt 603 tỷ trong khi đó năm 2016 lỗ 885 tỷ.
- Thu nhập hoạt động khác: Q4 ACB đạt 442 tỷ tăng 284 tỷ hay tăng gần 180% so với cùng kỳ, cả năm đạt 892 tỷ tăng 607 tỷ hay tăng gần 213% so với năm 2016. Thu nhập khác Q4 của ACB được hiểu như khoản “hoàn nhập dự phòng” từ nhóm 6 công ty.
- Trích lập cho vay khách hàng và sử dụng quỹ trích lập để xử lý nợ xấu: Q4 doanh nghiệp đã trích lập thêm 442 tỷ dự phòng nâng tổng số trích lập dự phòng trong năm là 1,647 tỷ, trong Q4 ACB đã sử dụng 1,468 tỷ để xử lý nợ xấucho vay nâng lũy kế xử lý nợ xấu cả năm của ACB lên 1,599 tỷ.
- Chứng khoán đầu tư & nhóm 6 công ty: Trong Q4 ACB đã xử lý gần 2,550 tỷ và chính thức xử lý hết nợ xấu của nhóm sáu công ty và VAMC. Ngoài ra ACB còn trích dư 440 tỷ khoản mục này.
- Chi phí dự phòng: Q4 ACB thực hiện chi phí dự phòng 1,074 tỷ tăng 419 tỷ hay tăng 63.97% so với cùng kỳ, tăng 549 tỷ so với Q3 hay tăng gần 105%. Cả năm chi phí dự phòng của ACB lên mức 2,565 tỷ tăng 1,347 tỷ hay tăng 110.59% so với năm 2016.
- Chi phí hoạt động: Q4 ACB phát sinh 1,727 tỷ tăng 538 tỷ hay tăng 45.25% so với cùng kỳ, so với Q3 tăng 458 tỷ hay tăng 36%, nguyên nhân chủ yếu tăng là do doanh nghiệp tăng chi phi dự phòng thêm 281 tỷ để xử lý nợ xấu. Cả năm chi phí hoạt động của doanh nghiệp là 6,217 tỷ tăng 1,539 tỷ hay tăng gần 33% trong đó chi phí xử lý nhóm 6 công ty hết 949 tỷ tăng 850 tỷ hay tăng 859%.
- Tổng thu nhập: Tổng thu nhập Q4 của ACB đạt 1,726 tỷ tăng 648 tỷ hay tăng 60.11% so với cùng kỳ, so với Q3 tăng 499 tỷ hay tăng 40.67%, lũy kế cả năm đạt 5,221 tỷ tăng 2,336 tỷ hay tăng 80.97%.
- Tăng trưởng tín dụng: Q4 ACB tăng trưởng tín dụng thêm 13,580 tỷ nâng số lượng tăng trưởng tín dụng lên hơn 34,400 tỷ tương đương tăng trưởng tín dụng năm 2017 của ACB đạt số tuyệt đối là 21.24%
- Chất lượng nợ: Q4 ACB đã thực hiện xử lý nợ rất mạnh nên nợ xấu các nhóm giảm rất mạnh, nhóm 2 giảm 1,578 tỷ nhóm 3 giảm 199 tỷ nhóm 4 giảm 264 tỷ và nhóm năm giảm 62 tỷ tức có khoảng 2,103 tỷ nợ đã được xử lý làm cho nợ xấu của ACB giảm xuống mức 0.71% và đã được trích lập đầy đủ.
Nhận xét và đánh giá:
Nhìn chung ACB đã dùng nhiều biện pháp để xử lý dứt điểm nợ xấu và nhóm 6 công ty trong năm 2017. Đây có thể nói là năm bản lề cho sự tăng trưởng “chất lượng” bền vững và lâu dài của doanh nghiệp. Nếu “chỉ nhìn” vào KQKD sau cùng của ACB để đánh giá thì đây là cách nhìn thiếu đầy đủ của một nhà đầu tư. Vì vậy phải nhìn quá trình xử lý nợ và dòng thu “thuần” của doanh nghiệp mới đánh giá hết bản chất về hoạt động kinh doanh của ACB. Theo đó hoạt động phát triển tín dụng và kinh doanh của ACB năm 2017 đều tăng trưởng mọi mặt nhất là thu nhập lãi thuần và hoạt động dịch vụ.
Cho năm 2018: Với việc tăng trưởng tín dụng “bình quân” khoảng 15.000 tỷ khi đó ứng với NIM duy trì 4.3% thì thu nhập lãi thuần của ACB đạt 9,340 tỷ tăng khoảng 880 tỷ so với năm 2017, các hoạt động khác tăng trưởng từ 5% – 10% thì ACB sẽ đạt LNST từ core từ 3,650 tỷ đến 3,850 tỷ. Nếu ACB thực hiện hoàn nhập dự phòng thêm 450 tỷ đến 550 tỷ thì LNST cả năm của ACB đạt từ 3,980 tỷ đến 4,280 tỷ.
Khuyến nghị đầu tư: Với EPS của ACB năm 2018 đạt từ 4,080 đến 4,380 thì với PE từ 13 đến 15 lần, giá hợp lý của ACB sẽ là 53.000 đ/cp đến 65.000 đ/cp cho 12 tháng. Do đó nếu lấy mức 65,000 đ/cp thì ACB còn dư địa tăng giá từ 45.000đ – 65.000đ là hơn 44%/năm. Do đó, đầu tư vào ACB ở mức giá 45.000đ là quyết định hợp lý, khả quan và chắc chắn trong các lựa chọn danh mục đầu tư năm 2018 – 2020.
P/s: Báo cáo của Nguyễn Văn Nguyên chưa đề cập đến việc ACB sẽ bán 41.3 triệu cổ phiếu quỹ lãi hơn 1,150 tỷ và bán bất động sản lãi hơn 650 tỷ trong tương lai gần. Hai khoản thu nhập này sẽ giúp ACB tăng thêm lợi nhuận hơn 1,800 tỷ (chắc chắn) vào một thời điểm trong tương lai (dự báo khoảng cuối Q3 đầu Q4 năm 2018).
Mọi thông tin về cổ phiếu ACB Quý Nhà đầu tư vui lòng liên hệ với Nguyễn Văn Nguyên theo thông tin dưới đây để được giải đáp chi tiết. Trân trọng!
—————————
Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: 0989 490 980
Facebook: fb.com/dautucophieu.net/
Email: nguyen.nguyenvan@hsc.com.vn