Sự xuất hiện của CKPS cung cấp thêm nhiều chiến lược kiếm tiền cho nhà đầu tư. Ví dụ như nhà đầu tư sau khi thực hiện nghiên cứu về sức khỏe nền kinh tế muốn “đặt cược” vào chiều biến động (lên hoặc xuống) của chỉ số sẽ thực hiện mua/bán hợp đồng tương lai chỉ số tương ứng. Trước khi có sự xuất hiện của thị trường phái sinh, nhà đầu tư chỉ có thể thực hiện “mua/bán” chỉ số thông qua một số sản phẩm “mô phỏng” gần đúng nhất như ETF hoặc danh mục cổ phiếu “mô phỏng” chỉ số. Tuy nhiên, điểm bất lợi của cách đầu tư kiểu truyền thống này so với CKPS là nhà đầu tư sẽ phải bỏ số vốn lớn để nắm giữ tài sản tương ứng và giao dịch mua/bán không thể thực hiện trong ngày.
Ngoài ra, chiến lược đầu tư “Spread” trong đó nhà đầu tư đồng thời MUA và BÁN các hợp đồng phái sinh khác nhau là chiến lược được nhà đầu tư sử dụng khi nhận thấy cơ hội giao dịch chênh lệch giá giữa 02 hợp đồng hơn là “đặt cược” vào chiều biến động của thị trường. Hai hợp đồng phái sinh có thể cùng tài sản cơ sở nhưng khác tháng đáo hạn hoặc khác tài sản cơ sở nhưng biến động giá có độ tương quan (correlation) cao. Do chiến lược “Spread” bao gồm 02 giao dịch mua và bán đồng thời của các hợp đồng phái sinh có độ tương quan cao nên thường được coi là ít rủi ro hơn đối với nhà đầu tư. Đối với một số thị trường, giao dịch “Spread” sẽ yêu cầu ký quỹ ít hơn so với tổng yêu cầu ký quỹ của 02 giao dịch mua và bán.
Ví dụ: Hợp đồng tương lai chỉ số trên thị trường Malaysia (dữ liệu từ 01/03/2016 – 28/02/2017)
Từ tháng 10/2016 – 12/2016, HĐTL chỉ số đáo hạn tháng hiện tại và tháng cuối quý hiện tại giao dịch tại mức giá tương đối bằng nhau:
Tại ngày 22/12/2016 và 23/12/2016, “GAP” của giá hai hợp đồng tương lai mở rộng, tạo ra cơ hội thực hiện giao dịch “Spread” để đặt cược GAP sẽ bằng 0 trong thời gian tới. Trong trường hợp này nhà đầu tư sẽ thực hiện MUA HĐTL đáo hạn tháng hiện tại và BÁN HĐTL đáo hạn tháng cuối quý hiện tại. Giả sử giá thực hiện là giá cuối ngày 23/12/2016 và số lượng hợp đồng là 1. Lãi/lỗ hàng ngày được trình bày tại bảng dưới:
Tới ngày 03/01/2017, “GAP” của giá hai hợp đồng trở về 0 nên nhà đầu tư quyết định đóng vị thế giao dịch “Spread”. Tổng lãi nhà đầu tư ghi nhận được = 12 * Hệ số nhân hợp đồng.
Nhà đầu tư tiếp tục theo dõi diễn biến “GAP” của giá hai hợp đồng:
Tại ngày 31/01/2017, “GAP” của giá hai hợp đồng mở rộng, tiếp tục tạo ra cơ hội giao dịch “Spread”. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ thực hiện BÁN HĐTL đáo hạn tháng hiện tại và MUA HĐTL đáo hạn tháng cuối quý hiện tại. Giả sử giá thực hiện là giá cuối ngày 31/01/2017 và số lượng hợp đồng là 1. Lãi/lỗ hàng ngày được trình bày tại bảng dưới:
Tới ngày 01/03/2017, “GAP” của giá hai hợp đồng là 1.5 nên nhà đầu tư quyết định đóng vị thế giao dịch “Spread”. Tổng lãi nhà đầu tư ghi nhận được = 9.5 * Hệ số nhân hợp đồng.
Như vậy, với chi phí giao dịch và chi phí vốn thấp hơn so với thị trường cơ sở, CKPS mang thêm nhiều lợi thế và cơ hội cho nhà đầu tư. Trong giai đoạn ban đầu của thị trường, nhà đầu tư có thể bắt đầu với các chiến lược đầu tư đơn giản nhất như “đặt cược” chiều biến động (cả lên và xuống) của giá tài sản cơ sở và “tận dụng” cơ hội chênh lệch giá giữa 02 hợp đồng khác nhau (cùng tài sản cơ sở, khác tháng đáo hạn hoặc khác tài sản cơ sở). Tuy nhiên, đối với CKPS, lợi thế khi giao dịch với hiệu ứng đòn bẩy cũng chính là rủi ro của sản phẩm, do đó, nhà đầu tư cần lưu ý tìm hiểu kỹ tính chất của sản phẩm, phân tích xu thế biến động giá của tài sản cơ sở để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.
—————————
Nguyễn Văn Nguyên – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp.
Điện thoại / Facebook /
Email: nguyen.nguyenvan@hsc.com.vn