DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Dịch vụ tiện ích – Điện: Phê duyệt khung giá cho các dự án điện tái tạo trễ hạn FIT

Lượt xem: 1,021 - Ngày:
Chia sẻ

Chính thức phê duyệt khung giá cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp  

Vào ngày 7/1/2023, Bộ Công thương đã ban hành quyết định về khung giá điện gió và điện mặt trời cho các dự án trễ hạn FIT (các dự án điện tái tạo chuyển tiếp).  

Theo đó, mức giá trần áp dụng cho các dự án điện mặt trời mặt đất là 1.184,90đ/kWh, trong khi điện mặt trời nổi là 1.508,27đ/kWh.  

Trong khi đó, mức giá trần áp dụng cho điện gió trên bờ là 1.587,12đ/kWh trong khi điện gió ngoài khơi là 1.815,95đ/kWh. Khung giá này là cơ sở để EVN đàm phán giá mua điện đối với các doanh nghiệp phát triển dự án chuyển tiếp sau 2 năm chờ đợi. 

Khung giá chỉ áp dụng cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp  

Khung giá được thiết kế cho các dự án điện mặt trời và điện gió chuyển tiếp đã ký PPA (thỏa thuận mua bán điện) với EVN nhưng trễ hạn hưởng giá FIT ưu đãi vào ngày 31/12/2020 đối với điện mặt trời và 31/10/2021 đối với điện gió. Tổng công suất trễ hạn bao gồm 3.479MW (62 dự án) điện gió đã ký PPA với EVN và ít nhất 452MWp (5 dự án) điện mặt trời đã được lắp đặt mà chưa ký PPA. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng các dự án điện mặt trời và điện gió khác sẽ được áp dụng khung giá khác ban hành vào cuối năm 2023. 

Khung giá mới không còn ưu đãi  

Giá trần trong khung giá này thấp hơn lần lượt 20 và 30% so với giá FIT trước đây đối với điện mặt trời và điện gió. Theo tính toán của chúng tôi, khung giá mới sẽ làm tăng thời gian hoàn vốn của các dự án điện mặt trời và điện gió từ 4-5 năm lên 12-13 năm (dựa trên giả định chi phí đầu tư năm 2021). Ngoài ra, giá bán được niêm yết bằng đồng VND sẽ khiến các doanh nghiệp phát triển gặp rủi ro tỷ giá do nhiều doanh nghiệp đang thực hiện các khoản vay bằng đồng USD/EUR để đầu tư thiết bị.  

Khung giá thấp hơn so với trước đây củng cố quan điểm của chúng tôi, Chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ công suất điện tái tạo trong những năm tới để đảm bảo hiệu quả của các dự án, sự ổn định của lưới điện và hệ thống điện. 

Tác động tới các doanh nghiệp HSC khuyến nghị  

GEG là cổ phiếu duy nhất chịu tác động trực tiếp do dự án TPD1 (điện gió ngoài khơi, 100MW) của GEG, đi vào hoạt động vào đầu năm 2023, đủ điều kiện áp dụng khung giá.  

Chúng tôi tiếp tục ưa thích cổ phiếu PC1 nhất trong số các cổ phiếu chúng tôi khuyến nghị do đây là công ty hưởng lợi lớn nhất và trực tiếp nhất từ Quy hoạch Điện 8. 

Bảng 1: Khung giá điện mặt trời  

Bảng 2: Khung giá điện gió  

Biểu đồ 3: Chi phí năng lượng cân bằng (LCOE) và khung giá điện khác nhau, điện mặt trời (USD/MWh)  

Biểu đồ 4: Chi phí năng lượng cân bằng (LCOE) và khung giá điện khác nhau, điện gió trên bờ (USD/MWh)  

Biểu đồ 5: Chi phí năng lượng cân bằng (LCOE) và khung giá điện khác nhau, điện gió ngoài khơi (USD/MWh) 

Nguồn: HSC 

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý