DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Đánh giá tác động từ việc tạm ngưng hoạt động thị trường phát điện cạnh tranh

Lượt xem: 5,033 - Ngày:
Chia sẻ

Vừa qua, Bộ Công Thương đã gửi tới các nhà máy trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) Quyết định số 3698/QĐ-BCT về việc tạm ngừng CGM trong Q4 2017. Lý do được nêu trong Quyết định là nhằm ưu tiên huy động từ các nhà máy nhiệt điện khí. Sau đây là một số cập nhật và đánh giá của RongViet Research về tác động của Quyết định nói trên.

thủy điện a lưới

Thủy điện A Lưới – Thừa Thiên Huế. Ảnh: Internet

Trong thời gian tạm dừng này, các nhà máy điện vận hành theo yêu cầu huy động từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia (NLDC), do đó sản lượng huy động không bị ràng buộc theo sản lượng hợp đồng (Qc). Nếu một nhà máy được huy động dưới mức sản lượng Qc, EVN không phải đền bù để đảm bảo lợi nhuận định mức cho nhà máy đó. Ngoài ra, do các nhà máy này tạm thời không chào giá trên CGM, toàn bộ sản lượng điện huy động sẽ được thanh toán theo giá hợp đồng (Pc).

điện cạnh tranh

Xét về tổng quan tác động của Quyết định trên lên hệ thống trong Q4 2017, chúng tôi cho rằng tổng lượng điện năng huy động sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sản lượng điện huy động từ mỗi nhóm nguồn điện sẽ có sự phân bổ lại, chủ yếu là giữa nhiệt điện khí, nhiệt điện than và thủy điện. Do trong Quyết định nêu rõ việc ưu tiên nhiệt điện khí, chúng tôi kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng trong tổng sản lượng của nhóm nhiệt điện khí. Về phía nhiệt điện than và thủy điện, chúng tối cũng kỳ vọng rằng thủy điện sẽ được ưu tiên hơn nhờ chi phí thấp và khả năng tích nước ở các hồ chứa chỉ có giới hạn nhất định. Vì vậy, diễn biến hiện nay có thể đồng nghĩa với rủi ro đối với nhóm nhiệt điện than khi sản lượng điện có thể giảm và không có đảm bảo lợi nhuận định mức nếu sản lượng huy động thấp hơn mức Qc.

Đối với triển vọng quý 4 của từng doanh nghiệp cụ thể, chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp điện khí (bao gồm NT2) là đối tượng hưởng lợi chính từ Quyết định này nhờ sản lượng cao hơn ở mức giá được giữ cố định. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhiệt điện than sẽ gặp rủi ro từ sự không chắc chắn trong sản lượng điện được huy động (trong đó có cả PPC do sản lượng hợp đồng Q4 chiếm 29% tổng sản lượng hợp đồng năm 2017). Ngoài ra, với kỳ vọng về việc sản lượng của mỗi doanh nghiệp thủy điện không chịu nhiều ảnh hưởng, chúng tôi cũng tin rằng tác động từ Quyết  định 3698 lên KQKD của từng doanh nghiệp sẽ rất khác nhau:

  • Đối với những nhà máy có giá điện hợp đồng thấp và thường hưởng lợi từ CGM để đạt được giá bán bình quân cao hơn (như VSH, TMP, TBC), việc tạm ngưng CGM khả năng sẽ làm mất đi cơ hội cải thiện lợi nhuận thông qua việc chào giá trên thị trường và đồng nghĩa với tác động tiêu cực.
  • Đối với những nhà máy có giá điện hợp đồng cao như CHP và SHP, những doanh nghiệp ít phụ thuộc vào CGM trong quý 4 để cải thiện lợi nhuận, việc tạm ngưng CGM sẽ có tác động trung lập hoặc thậm chí là tích cực.

Nhìn chung, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng bên cạnh những phân tích nói trên, vẫn còn các nhân tố khác cũng có thể ảnh hưởng tới tác động của Quyết định này lên từng doanh nghiệp như yếu tố vị trí địa lý và vai trò của nhà máy trong hệ thống điện, tình hình thủy văn ở từng khu vực, nguồn cung nguyên liệu đầu vào hay tính ổn định trong vận hành của các nhà máy. Ngoài ra, chúng tôi cũng tin tưởng rằng triển vọng dài hạn của từng doanh nghiệp điện sẽ vẫn không thay đổi dù chịu tác động tích cực hay tiêu cực trong Q4 2017. Do đó, bên cạnh quan điểm tích cực về NT2 (với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 31.900 đồng/cp) và CHP (với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 31.900 đồng/cp), chúng tôi cũng khuyến nghị nhà đầu tư không nên vội bán cổ phiếu nào đó chỉ vì tác động tiêu cực từ Quyết định 3698 này. Thay vào đó, nếu xuất hiện cổ phiếu nào có dấu hiệu bị bán quá thì đó có thể trở thành cơ hội để nhà đầu tư mua vào.

Nguồn: RongViet Reseach

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý