DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật tình hình vĩ mô tới tháng 12/2019

Lượt xem: 1,976 - Ngày:
Chia sẻ

Báo cáo kinh tế hàng tháng – Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2020

GDP – Năm 2019 tăng trưởng mạnh

GDP Q4 của Việt Nam tăng trưởng 6,97% – thấp hơn mức tăng trưởng 7,48% trong Q3/2019 nhưng cao hơn mức tăng trưởng 6,73% trong Q2/2019 và 6,82% trong Q1/2019 (Hình 2). Theo đó GDP cả năm 2019 tăng trưởng 7,02%; cao hơn mức dự báo của thị trường nhưng sát với dự báo của chúng tôi.

Những lĩnh vực chính có sự tăng trưởng trong Q4/2019 là công nghiệp & xây dựng (tăng trưởng 7,92% so với mức tăng trưởng 10,16% trong Q3/2019) và dịch vụ (tăng trưởng 8,09% so với mức tăng trưởng 7,28% trong Q3/2019) (Hình 3).

Bảng 2: Công nghiệp & xây dựng và dịch vụ đang dẫn dắt sự tăng trưởng

Bảng 3: Cơ cấu GDP: Tăng trưởng ngành nông nghiệp vẫn còn yếu

Tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất trong Q4/2019 kém đi (Hình 4), đạt 10,86% so với mức tăng trưởng 11,96% trong Q3/2019; 10,9% của Q2/2019 và 11,52% của Q1/2019. Theo đó, đóng góp của ngành này trong tăng trưởng GDP Q4/2019 cũng kém đi; lần đầu tiên sau 3 năm đóng góp chưa đến 2 điểm phần trăm (đóng góp 1,87 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng 6,97% của GDP trong Q4/2019). Sự giảm tốc của ngành sản xuất trong Q4/2019 là do sự tăng trưởng kém đi của các sản phẩm chủ chốt gồm dệt may, điện máy và thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại và sản phẩm liên quan). Chúng tôi kỳ vọng ngành sản xuất sẽ tăng tốc trở lại trong Q2/2020 trước những dấu hiệu cho thấy sự hạ nhiệt trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung với thỏa thuận “giai đoạn 1” được ký vào ngày 15/1/2020; theo đó sẽ kích thích nhu cầu của thế giới và hỗ trợ ngành sản xuất của Việt Nam vốn có định hướng xuất khẩu.

Ngành dịch vụ đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP Q4/2019 (đóng góp 3,14% trong mức tăng trưởng 6,97% của GDP trong Q4/2019), nhờ: bán buôn & bán lẻ (tăng trưởng 9,82% trong Q4/2019 so với mức 8,66% trong Q3/2019; là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 12/2015); vận tải (tăng trưởng 10,86% trong Q4/2019 so với mức 9,01% trong Q3/2019; là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2010); và nhà ở (tăng trưởng 7,4% trong Q4/2019 so với mức 6,34% trong Q3/2019). Những lĩnh vực này tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ sức cầu trong nước mạnh (tầng lớp trung lưu gia tăng), nhu cầu logistic tăng và sự bùng nổ của ngành du lịch. Chúng tôi kỳ vọng ngành này sẽ tăng trưởng bền vững trong một vài quý tới nhờ nhu cầu trong nước vững và sự hỗ trợ của ngành du lịch.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp (tăng trưởng 1,62% trong Q4/2019 so với mức 2% trong Q3/2019) đã có sự giảm tốc 4 quý liên tiếp trong năm 2019 do ảnh hưởng của một số nhân tố, gồm: hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng canh tác; ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi (phát hiện lần đầu vào tháng 2/2019 và đã lan rộng ra toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam). Chúng tôi không kỳ vọng ngành này sẽ có sự hồi phục cho đến Q2/2020 do sự những bất ổn từ bệnh cúm lợn, sự cạnh tranh gia tăng tại các thị trường xuất khẩu và hàng rào kỹ thuật chặt chẽ hơn khi xuất khẩu vào các thị trường chủ chốt (chẳng hạn như Trung Quốc, EU…)

Bảng 4: Cơ cấu thành phần GDP

Nói chung, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2019 là đáng khích lệ, đặc biệt khi so sánh với các nền kinh tế khác trong khu vực. Tăng trưởng ngành sản xuất (tăng trưởng 11,29% trong năm 2019 so với mức 12,98% trong năm 2018), xây dựng (tăng trưởng 9,1% trong năm 2019 so với mức 9,16% trong năm 2018) và bán luôn & bán lẻ (tăng trưởng 8,82% trong năm 2019 so với mức 8,51% trong năm 2018) dẫn dắt động lực tăng trưởng toàn nền kinh tế, nhờ vào sức tiêu dùng cuối cùng mạnh (tăng trưởng với tốc độ thực là 7,23% trong năm 2019 so với mức 7,17% trong năm 2018; tính theo giá năm 2010; đóng góp gần 75% GDP của Việt Nam).

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 2 năm qua khả quan hơn đáng kể so với các quốc gia ASEAN khác, một phần nhờ Việt Nam hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (Hình 5). Chúng ta thấy xu hướng này tiếp tục có lợi cho Việt Nam vào năm 2020 và 2021. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại thặng dư thương mại với Mỹ sẽ tạo ra sự chú ý không mong muốn của chính phủ nước này. Hiện tại, chúng tôi tin rằng khả năng Mỹ áp thuế Việt Nam vẫn thấp. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giảm xuất siêu sang Mỹ bằng cách khuyến khích nhập khẩu hàng hóa của Mỹ, chẳng hạn như máy móc, thiết bị, nông sản, sản phẩm viễn thông, hàng không và năng lượng.

Trong năm 2020, chúng tôi tin rằng xu hướng tăng trưởng sẽ nối tiếp nhờ ngành công nghiệp & xây dựng tăng mạnh mẽ (được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI mạnh và đa dạng hóa thương mại) và ngành dịch vụ (được hỗ trợ bởi sức tiêu dùng nội địa và du lịch tăng mạnh). Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP bình quân sẽ ở mức 6,7% trong 3 năm tới (6,80% trong năm 2020, 6,70% trong năm 2021 và 6,75% trong năm 2022) ngay cả khi đối mặt với sự suy giảm kinh tế toàn cầu; chúng tôi cho rằng dự báo của chúng tôi là thận trọng.

Bảng 5: Tăng trưởng GDP: GDP Việt Nam tăng trưởng cao so với các quốc gia ASEAN

Lạm phát – Giá thịt lợn và giá dầu tăng gây áp lực lên lạm phát

CPI tiếp tục tăng tốc đáng kể trong tháng 12 (hình 6), tăng 5,23% so với cùng kỳ (tháng 11 tăng 3,52% so với cùng kỳ) lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2014. Như kỳ vọng của chúng tôi, nhóm hàng lương thực, thực phẩm đã tăng 9,17% so với cùng kỳ trong tháng 12 (tháng 11 tăng 5,61% so với cùng kỳ) lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2012, chủ yếu do giá thịt lợn tiếp tục tăng trước ảnh hưởng kéo dài của dịch tả lợn Châu Phi và đây là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng tốc trong tháng 12. Lạm phát bình quân 12 tháng trong năm 2019 là 2,79%, thấp hơn mục tiêu lạm phát của Chính phủ đề ra là 4%.

Chúng tôi đã giả định giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm sẽ tăng tốc trong Q4 – được thể hiện qua sự tăng tốc so với tháng liền trước (tháng 12 tăng 1,4% so với tháng liền trước, tháng 11 tăng 0,96% so với tháng liền trước và tháng 10 tăng 0,59% so với tháng liền trước) (hình 7). Đây là mức tăng so với tháng liền trước mạnh nhất của tháng 12 trong vòng 9 năm qua. Đóng góp nhiều nhất vào lạm phát tháng 12 là nhóm hàng lương thực, thực phẩm, tăng 3,42% so với tháng liền trước (tháng 11 tăng 2,74% so với tháng liền trước và tháng 10 tăng 1,04% so với tháng liền trước). Ngoài ra giá dầu tăng cũng khiến nhóm vận tải tăng 0,61% so với tháng liền trước (tháng 11 giảm 0,73% so với tháng liền trước và tháng 10 tăng 0,99% so với tháng liền trước). Trong khi đó lạm phát cốt lõi – không bao gồm mặt hàng lương thực, năng lượng, mặt hàng do nhà nước quản lý gồm y tế và giáo dục – cũng tăng đáng kể 2,78% so với cùng kỳ trong tháng 12 và 0,68% so với tháng liền trước (tháng 11 tăng 2,18% so với cùng kỳ và tăng 0,3% so với tháng liền trước).

Tóm lại, mặc dù lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức dưới 3% (tăng 2,79% trong năm 2019, năm 2018 tăng 3,54% và năm 2017 tăng 3,53%), cùng với lạm phát tổng thể và lạm phát cốt lõi tăng đáng kể trong Q4/2019 do giá thịt lợn và giá dầu tăng, chúng tôi thấy áp lực lạm phát từ những nhân tố này sẽ tiếp tục tồn tại trong Q1/2020. Với những nhân tố kể trên cộng với ảnh hưởng của tăng trưởng tiêu dùng và nền kinh tế, chúng tôi duy trì dự báo lạm phát cả năm (mức tăng CPI bình quân 12 tháng so với cùng kỳ) là 3,5%.

Bảng 6: Lạm phát tổng thể và lạm phát lương thực thực phẩm tăng trên 4% 

Bảng 7: Nhân tố lạm phát chính trong Q4/2019: thực phẩm, nhà ở và xây dựng

Ngành sản xuất giảm tốc nhưng PMI đã quay trở lại bên trên mốc 50

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 1,6% so với cùng kỳ (tháng 11 tăng 2,5% so với cùng kỳ và tháng 10 tăng 9,7% so với cùng kỳ) và tăng 0,5% so với tháng liền trước (tháng 11 giảm 4% so với tháng liền trước và tháng 10 tăng 2,9% so với tháng liền trước). Trong đó, chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo (ngành sản xuất) tăng 2% so với cùng kỳ (tháng 11 tăng 2,9% so với cùng kỳ và tháng 10 tăng 11,5% so với cùng kỳ) và tăng 0,3% so với tháng liền trước (tháng 11 giảm 4,6% so với tháng liền trước và tháng 10 tăng 2,1% so với tháng liền trước) (hình 8). Chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tăng chậm lại do:

  1. Sản phẩm thiết bị viễn thông giảm 13,3% so với cùng kỳ (tháng 11 giảm 7,7% so với cùng kỳ và tháng 10 tăng 18,5% so với cùng kỳ) trong khi sản phẩm linh kiện điện tử tăng mạnh, tăng 11,8% so với cùng kỳ (tháng 11 tăng 20,2% so với cùng kỳ và tháng 10 tăng 50,8% so với cùng kỳ) (hình 5).
  2. Sản xuất dầu mỏ tinh chế giảm mạnh, giảm 11,7% so với cùng kỳ (tháng 11 giảm 47,6% so với cùng kỳ và tháng 10 tăng 5,1% so với cùng kỳ), chủ yếu do sản lượng của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm.
  3. Các sản phẩm dệt may giảm 5% so với cùng kỳ (tháng 11 giảm 8,1% so với cùng kỳ và tháng 10 tăng 2,8% so với cùng kỳ).

FDI tiếp tục chảy mạnh vào ngành chế biến, chế tạo. Trong năm 2019, vốn FDI cam kết và giải ngân ước tính đạt 38 tỷ USD (tăng 7,2% so với cùng kỳ so với mức giảm 1,2% trong năm 2018) và 20,4 tỷ USD (tăng 6,7% so với cùng kỳ so với mức tăng 9,14% trong năm 2018). Trong đó ngành chế biến, chế tạo chiếm 64,6%; ngành BĐS chiếm 10,2% tổng vốn FDI đăng ký (hình 10). Khu vực Châu Á vẫn là nguồn FDI lớn nhất (hình 11). Năm 2019 chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng và nhà máy từ Trung Quốc sang các nước láng giềng, bao gồm cả Việt Nam, với vốn FDI mới đăng ký tăng 95% so với cùng kỳ trong năm 2019 (năm 2018 giảm 13,7% so với cùng kỳ) để tránh thuế quan của Mỹ.

Bảng 8: Chỉ số sản xuất ngành chế biến chế tạo và PMI ngành sản xuất: PMI ở mức thấp nhất kể từ tháng 11/2015…

Bảng 9: …tuy nhiên, sản xuất công nghiệp tiếp tục mở rộng nhờ lĩnh vực linh kiện điện tử

Bảng 10: Dòng vốn FDI duy trì tăng trưởng mạnh, chủ yếu tập trung vào sản xuất, BĐS và bán buôn/bán lẻ

Bảng 11: Khu vực châu Á là nguồn FDI chính

 

Cùng với mức tăng trưởng chậm lại của ngành sản xuất công nghiệp chế tạo, chỉ số PMI ngành sản xuất tăng trưởng ở mức vừa phải đạt 50,8 (tháng 11 là 51 và tháng 10 là 50) (hình 8); nhưng vẫn cho thấy ngành có sự tăng trưởng so với tháng liền trước. Trong thời gian tới, chúng tôi dự báo PMI sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì trên mốc 50 trong năm 2020, do sức cầu bên ngoài yếu đi theo bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm.

Kim ngạch thương mại – Số liệu ban đầu cho thấy hoạt động xuất khẩu có sự tăng trưởng trong tháng 12

Trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu tăng 10,1% so với cùng kỳ (hình 12) (kim ngạch xuất khẩu tháng 11 được điều chỉnh tăng 4,7% so với cùng kỳ từ số liệu ban đầu là tăng 3,8% so với cùng kỳ) và giảm 4,4% so với  tháng liền trước (tháng 11 giảm 5,9% so với tháng liền trước), chủ yếu do kim ngạch nhóm hàng máy tính & các sản phẩm điện tăng 32,5% so với cùng kỳ so với mức tăng 28,5% so với cùng kỳ trong tháng 11/2019, chiếm 15,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), điện thoại & ĐTDĐ tăng 10% so với cùng kỳ so với mức giảm 5,7% so với cùng kỳ trong tháng 11/2019, chiếm 15,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), máy móc & thiết bị tăng 28,2% so với cùng kỳ so với mức tăng 21,1% so với cùng kỳ trong tháng 11/2019, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Bảng 12: Các ngành đóng góp tăng trưởng xuất khẩu – Máy tính & sản phẩm điện tử tăng trưởng mạnh trong năm 2019

Bảng 13: Các ngành đóng góp tăng trưởng nhập khẩu – Động lực tăng trưởng chính là Máy tính & điện tử và Máy móc & Thiết bị

Trong cả năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt tổng cộng 263,5 tỷ USD (dựa trên số liệu ban đầu), tăng 8,1% so với cùng kỳ (hình 16). Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục khả quan hơn khu vực và sẽ tiếp tục như vậy (theo quan điểm của chúng tôi) nhờ ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong năm đã tăng mạnh (60,7 tỷ USD), tăng 27,8% so với cùng kỳ và chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu (hình 14). Xuất khẩu sang Nhật Bản (20,3 tỷ USD) và Hàn Quốc (19,8 tỷ USD) tăng ấn tượng, lần lượt tăng 7,7% so với cùng kỳ và 8,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt khác giảm đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc (42,5 tỷ USD), chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang EU (41,7 tỷ USD) giảm 0,7% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang thị trường EU hiện đóng góp 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chúng tôi kỳ vọng tỷ trọng xuất khẩu sang EU sẽ tăng lên 20% vào năm 2020 khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Bảng 14: Tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục tăng mạnh

Bảng 15: Tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc ổn định khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu

Trong cơ cấu xuất khẩu năm 2019, ngành hàng điện tử tăng mạnh nhất (máy tính & sản phẩm điện tăng 20,5% so với cùng kỳ), chiếm 13,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Những nhóm mặt hàng quan trọng khác có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng gồm: giày dép (tăng 12,7% so với cùng kỳ), máy móc & thiết bị tăng 11,8% so với cùng kỳ), gỗ & sản phẩm gỗ (tăng 17,6% so với cùng kỳ), đồ mỹ nghệ (tăng 108,9% so với cùng kỳ), duy trì hỗ trợ tăng trưởng chung của kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, các nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác bao gồm điện thoại & ĐTDĐ (tăng 5,3% so với cùng kỳ) và dệt may và các sản phẩm may mặc tăng trưởng vừa phải (tăng 6,9% so với cùng kỳ); cho thấy Việt Nam không tránh khỏi tác động từ điều kiện thương mại toàn cầu suy giảm. Chúng tôi kỳ vọng ngành sản xuất sẽ tăng tốc trở lại trong Q2/2020 trước những dấu hiệu cho thấy sự hạ nhiệt trong chiến tranh thương mại MỹTrung với thỏa thuận “giai đoạn 1” sẽ được ký vào ngày 15/1/2020; theo đó sẽ kích thích nhu cầu của thế giới và hỗ trợ ngành sản xuất của Việt Nam vốn có định hướng xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 12 tăng 11% so với cùng kỳ và tăng 6,8% so với tháng liền trước (tháng 11 giảm 0,87% so với cùng kỳ và giảm 4,62% so với tháng liền trước). Giá trị nhập khẩu tăng trưởng nhờ nhu cầu các linh kiện sản xuất, đặc biệt là nhập khẩu máy tính và các sản phẩm & linh kiện điện tử (hình 13), chiếm 20,3% tổng giá trị nhập khẩu; tăng 18,4% so với cùng kỳ trong tháng 12 và tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019. Máy móc thiết bị chiếm 14,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 18,5% so với cùng kỳ trong tháng 12 và tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2019. Hầu hết linh kiện sản xuất và máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Trung Quốc (đối tác nhập khẩu chính của Việt Nam), chiếm 29,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ đầu năm (hình 15). Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bùng nổ, ngoài vốn FDI từ Trung Quốc, nhập khẩu từ Trung Quốc (75,3 tỷ USD) trong năm 2018 và 2019 cũng tăng mạnh, lần lượt tăng 14,9% và 11,8% so với cùng kỳ so với mức 1,1% so với cùng kỳ trong năm 2017.

Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu điện thoại, ĐTDĐ và linh phụ kiện liên quan chiếm 6,7% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu, giảm 13,9% so với cùng kỳ trong tháng 12 và giảm 7,9% so với cùng kỳ trong năm 2019. Giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm này giảm, nhiều khả năng sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu điện thoại, ĐTDĐ tiếp tục gặp khó trong những tháng tới.

Lũy kế năm 2019, kim ngạch nhập khẩu đạt 253,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ; giúp Việt Nam xuất siêu 9,9 tỷ USD trong kỳ, thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi ở mức 11 tỷ USD.

Chúng tôi điều chỉnh dự báo thận trọng cho tài khoản vãng lai cho cả năm 2019 là 7 tỷ USD so với mức 5,8 tỷ USD trong năm 2018. Chúng tôi lưu ý rằng thặng dư thương mại, vốn FDI và kiều hối mạnh giúp tỷ giá hối đoái duy trì ổn định và dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng. Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) đã mua hơn 20 tỷ USD vào năm 2019, tăng dự trữ ngoại hối của cả nước lên gần 79 tỷ USD.

Với dữ liệu trên, chúng tôi hy vọng diễn biến tỷ giá sẽ ổn định trong năm 2020 và dự trữ ngoại hối tương đương với 3,5 tháng nhập khẩu. Chúng tôi không kỳ vọng sự phá giá đồng tiền so với USD vào năm 2020 vì tỷ giá trên thị trường (tỷ giá liên ngân hàng) vẫn đang ổn định trong biên độ +/- 3% xung quanh tỷ giá trung tâm được NHNN niêm yết hàng ngày (tỷ giá chính thức) và tỷ giá trên thị trường tự do đang tương đương với thị trường liên ngân hàng (hình 17).

Bảng 16: Mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục vượt trội so với các nước trong khu vực trong 2019

Bảng 17: Chúng tôi không kỳ vọng sự phá giá đồng tiền so với USD trong năm 2020

Doanh số bán lẻ – sức tiêu thụ mạnh mẽ và sự bùng nổ ngành du lịch củng cố sự tăng trưởng mạnh của doanh số bán lẻ

Tổng lượng khách du lịch (hình 19) tiếp tục tăng mạnh trong tháng 12 (đạt 18 triệu lượt trong năm 2019, tăng 16,2% so với cùng kỳ), đáng chú ý là khách từ Hàn Quốc (tăng 23,1% so với cùng kỳ và đạt 4,3 triệu lượt), Trung Quốc (tăng 16,9% so với cùng kỳ và đạt 5,8 triệu lượt) và Nhật Bản (tăng 15,1% so với cùng kỳ và đạt 0,95 triệu lượt); điều này đã hỗ trợ sự tăng trưởng của ngành dịch vụ và du lịch (tăng 19,5% so với cùng kỳ trong tháng 12/2019 và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2019) và dịch vụ lưu trú, ăn uống (tăng 6,8% so với cùng kỳ trong tháng 12 và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019) (Hình 18).

Bảng 18: Doanh số bán lẻ hàng tháng đang tăng trưởng mạnh 

Bảng 19: Lượt khách du lịch tiếp tục tăng mạnh – 18 triệu lượt khách từ đầu năm đến nay

Bảng 20: Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CARG) là 18,2%…

Bảng 21: … Doanh số bán lẻ của Việt Nam đã tăng 24 lần kể từ năm 2000 đạt GDP ở mức 82% trong năm 2019

Bên cạnh khách du lịch, sức tiêu dùng cuối lớn, chiếm 75% GDP năm 2019 cũng là động lực chính của ngành bán lẻ. Doanh số bán lẻ tăng 12,4% so với cùng kỳ trong tháng 12 (hình 20) và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2019 (dựa trên tính toán của chúng tôi). Doanh số bán lẻ đạt 4,9 nghìn tỷ đồng và chiếm 82% GDP trong năm 2019 (hình 21).

Việt Nam trong năm 2020: 3 chủ đề vĩ mô chính

Chúng tôi cho rằng triển vọng của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì vững mạnh và mở rộng, nhưng tăng trưởng sẽ ở mức vừa phải vào năm 2020 và 2021 với các vấn đề lớn của kinh tế vĩ mô. 3 vấn đề lớn như sau:

Bảng 22: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn cuộc chiến tranh thương mại: tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ khu vực vốn FDI giảm

  1. Việt Nam không tránh khỏi tác động từ điều kiện thương mại toàn cầu suy giảm. Mặc dù có độ mở của nền kinh tế Việt Nam lớn (kim ngạch xuất khẩu đạt 100% GDP năm 2019), chúng tôi hiện tin rằng cho đến nay Việt Nam nhìn chung không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Nhưng mức tăng trưởng xuất khẩu hàng tháng gần đây đã giảm xuống 4,7% so với cùng kỳ tháng 11/2019 từ mức đỉnh 11,1% so với cùng kỳ gần đây vào tháng 7/2019. Kể từ lúc bắt đầu của giai đoạn cuộc chiến tranh thương mại, khu vực kinh tế trong nước tăng trưởng mạnh hơn (hình 22), tăng 17,7% trong năm 2019, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu (các sản phẩm chính bao gồm gỗ & sản phẩm gỗ (tăng 17,6% so với cùng kỳ) và các sản phẩm mỹ nghệ (tăng 108,9% so với cùng kỳ).

Trong khi đó, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ khu vực có vốn FDI giảm tốc (tăng 4,2% so với cùng kỳ trong năm 2019, từ mức tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2018), chủ yếu là do xuất khẩu ĐTDĐ và các sản phẩm liên quan giảm (chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu). Các sản phẩm liên quan đến điện thoại tăng trưởng 5,34% so với cùng kỳ năm 2019 so với mức tăng 8,72% so với cùng kỳ năm 2018 và 31,93% so với cùng kỳ năm 2017. Điều này thể hiện sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào các dự án FDI lớn (ví dụ như Samsung, hiện sỡ hữu 60% chuỗi sản xuất thiết bị cầm tay tại Việt Nam và đang xây dựng một trung tâm R&D) sẽ gây tổn thương đến tiềm năng thương mại, trừ khi Việt Nam tiếp tục đa dạng hóa thương mại và củng cố khu vực kinh tế trong nước (chúng tôi tin rằng Vinfast là một ví dụ điển hình). Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giảm do nhu cầu của các đối tác thương mại quan trọng giảm (EU, Trung Quốc) là một yếu tố rủi ro khác trong năm 2020 (hình 23).

Bảng 23: kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giảm do nhu cầu của các đối tác thương mại quan trọng giảm (EU, Trung Quốc)

Điều đáng nói là rủi ro suy giảm có thể được bù đắp bằng tiềm năng tăng trưởng từ các hiệp định thương mại mới, như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chúng tôi tin rằng các cơ hội thương mại mới sẽ được hiện thực hóa trong những năm tới.

  1. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn NSNN chậm. Việc giải ngân đầu tư vốn NSNN luôn không đạt kế hoạch trong giai đoạn năm 2016-2019 và khoảng cách giữa mục tiêu và việc thực hiện đã nới rộng trong năm 2018 và 2019 (Hình 24). Do đó, tốc độ chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một vấn đề và khó có khả năng tăng tốc cho đến năm 2021. Chúng tôi hy vọng luật PPP sẽ được thông qua vào năm 2020 và có hiệu lực kể từ năm 2021, sẽ tạo nền tảng nhằm tăng tốc và cải thiện hiệu quả vốn đầu tư công cần thiết cho sự tăng trưởng bền vững của Việt Nam cũng như giảm gánh nặng nợ công.

Bảng 24: Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn NSNN chậm

  1. Áp lực lạm phát gia tăng có thể gây cản trở cho các chính sách nới lỏng tiền tệ. Vào tháng 9 năm ngoái, NHNN đã cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên kể từ tháng 7/2017 (Hình 25), điều này nhiều khả năng là theo xu hướng toàn cầu. Nhưng với áp lực lạm phát gia tăng (lạm phát tổng thể hiện đang tăng trên mức mục tiêu đề ra là 4%, lên 5,23% so với cùng kỳ vào tháng 12/2019, đây là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 1/2014), động thái tiếp theo đối với chính sách lãi suất có thể phụ thuộc phần lớn vào sự biến động của CPI. Do đó, vào năm 2020, chúng tôi dự báo NHNN sẽ chỉ cắt giảm lãi suất một lần với mức giảm 25 điểm phần trăm nhưng không sớm hơn Q2/2020.

Bảng 25: Lãi suất chính sách và biến động lãi suất liên ngân hàng  

Dự báo vĩ mô của HSC

Lưu ý và những giả định chính:

  • Dự báo GDP dựa trên ước tính chung từ IMF và ADB và ước tính của chúng tôi (áp dụng mô hình dự báo ARIMA và ước tính GDP thực theo giá cố định năm 2010 bằng cách sử dụng phương pháp sản xuất, tức là tổng hợp giá trị gia tăng của các ngành).
  • Dự báo CPI dựa trên ước tính chung từ IMF và ước tính của chúng tôi (áp dụng mô hình dự báo ARIMA và ước tính thay đổi CPI từ các thành phần trong giỏ).

Lịch kinh tế quan trọng (1/2020 – 03/2020)

Các cổ phiếu HSC quan tâm

                                                                                                                                  

Nguồn: HSC

 

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý