DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật TCM

Lượt xem: 13,631 - Ngày:

Cập nhật Cổ phiếu CTCP May Thành Công – HOSE – TCM – Đã tìm được điểm sáng cho năm 2016.

Đồ thị TCM giữa phiên giao dịch ngày 09/03/2016.

Đồ thị TCM giữa phiên giao dịch ngày 09/03/2016. Nguồn: Amibroker

Năm 2016 được đánh giá là sẽ tiếp tục một năm trượt dốc đối với thị trường hàng hóa thế giới. Theo thống kê của Bloomberg, giá bông hợp đồng tương lai đã giảm trung bình 17% so với năm 2014. Cùng với đó, đà giảm của giá dầu (47,5% trong năm 2015) đã kéo giá sợi giảm mạnh và góp phần khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sợi gặp nhiều khó khăn. Với 30-35% doanh thu đến từ mảng sợi, KQKD năm 2015 của TCM nhìn chung cũng đã ít nhiều chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, sau lần trao đổi gần đây với doanh nghiệp, chuyên viên ngành của RongViet Research đánh giá TCM đã có những biện pháp chủ động để giải quyết tình hình trên.

Đối với mảng sợi, Công ty dự kiến thu hẹp một số sản phẩm kém hiệu quả như sợi polyester. Điều này có thể khiến doanh thu của TCM giảm khoảng $2-3 triệu nhưng sẽ giúp giảm lỗ đáng kể cho Công ty. Đồng thời, TCM có kế hoạch cải tạo và thay thế một số thiết bị để có thể sản xuất các loại sợi có chất lượng cao và biên lợi nhuận tốt hơn. Việc đầu tư nâng cấp có thể giúp nâng tỷ lệ sợi tự sử dụng lên 20-30% từ mức khoảng 10% hiện tại. Điều này không những giúp giảm rủi ro cho mảng sợi mà còn góp phần gia tăng giá trị trong chu trình sản xuất khép kín của Công ty.

Mảng may mặc được xem là thế mạnh của TCM với biên lợi nhuận gộp lên đến 23%. Tuy nhiên, TCM vẫn còn gặp khó khăn do nhà máy may Vĩnh Long (công suất GĐ1 khoảng 9 triệu sp/năm) vẫn chưa hoạt động ổn định. Được biết, tỉnh Vĩnh Long có nguồn nhân lực tương đối rẻ và dồi dào nhưng bù lại tay nghề công nhân ở đây còn tương đối thấp. Chính vì vậy, TCM đã chuyển bớt một phần nhân công từ các nhà máy máy hiện hữu đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao năng suất của nhà máy Vĩnh Long. Nhờ đó, năng suất của nhân công đã tăng lên gấp đôi so với năm 2015. Chúng tôi ước tính nhà máy mới này có thể đóng góp từ 4-5 triệu USD vào doanh thu của TCM trong năm 2016 và có thể bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận ròng cho TCM từ năm 2017.

Tương tự, mảng kinh doanh vải cũng hứa hẹn đóng góp đáng kể vào sự cải thiện trong KQKD năm 2016. Từ năm 2014, TCM đã đẩy mạnh sản xuất loại vải dệt chất lượng cao để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Biên lợi nhuận gộp của các đơn hàng xuất khẩu vải sang Nhật cao hơn khá nhiều so các thị trường khác, trung bình 23-25%. Được biết, chỉ trong 2 tháng đầu năm, các đơn hàng xuất khẩu vải đã đạt 5 triệu m, tương ứng với 77% năng lực sản xuất hiện tại của TCM. Để khai thác thị trường còn nhiều tiềm năng lớn, Công ty dự định đầu tư 1-2 triệu USD để tăng năng lực mảng vải dệt thêm khoảng 1,2 triệu m/năm trong năm nay. Bên cạnh đó, việc gia tăng tỷ trọng của vải thành phẩm (đã nhuộm hoàn tất) lên ~90% trong năm 2016 từ mức 80% năm 2015 cũng được kỳ vọng giúp TCM đạt được biên lợi nhuận tốt hơn.

Về kế hoạch cho năm 2016, TCM dự kiến trình cổ đông kế hoạch 3.264 tỷ đồng doanh thu và 160 tỷ đồng LNST. Với những cải thiện tương đối rõ nét ở từng mảng kinh doanh như đã phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng kế hoạch trên của Công ty là khá thận trọng và cho rằng TCM có thể đạt lợi nhuận khoảng 200 tỷ đồng trong năm 2016. Cổ phiếu TCM đang được giao dịch ở mức P/E forward là 10,6x, là mức chấp nhận được với một doanh nghiệp dệt may đầu ngành. Về dài hạn, với quy trình sản xuất khép kín, TCM được kỳ vọng là một trong các doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi lớn từ các hiệp định thương mại, đặc biệt là TPP.

Nguồn: VDSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý