DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật nhanh Kinh tế vĩ mô – CPI tháng 7/2022 tại Mỹ được dự báo sẽ hạ nhiệt xuống 8.7%

Lượt xem: 1,237 - Ngày:
Chia sẻ

Các số liệu kinh tế vĩ mô chính công bố trong tuần

CPI tháng 7/2022 tại Mỹ và Trung Quốc và niềm tin tiêu dùng tháng 8/2022 tại Mỹ sẽ là tâm điểm trong tuần này.

Tại Mỹ, NĐT sẽ chú ý tới số liệu CPI, được dự báo sẽ tăng chậm lại 8,7% so với cùng kỳ trong tháng 7/2022. Lạm phát hạ nhiệt nhiều khả năng sẽ giảm áp lực lên chỉ số niềm tin tiêu dùng, thị trường dự báo chỉ số này sẽ cải thiện lên 52,2 trong tháng 8/2022. Tuy nhiên, vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát sẽ duy trì ở mức cao mặc dù giá hàng hóa cơ bản đã điều chỉnh. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 9/2022 sắp tới.

Tại Trung Quốc, CPI được dự báo sẽ tăng 2,5% so với cùng kỳ (tương đương tháng 6/2022), trong bối cảnh giá dầu thô giảm nhưng áp lực giá thực phẩm tăng mạnh hơn.

Trong khi đó, Tổng cục Hải quan sẽ công bố số liệu thương mại tháng 7/2022 vào thứ hai. Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ tăng lần lượt 8,9% và 3,4% so với cùng kỳ trong tháng 7/2022, chững lại đáng kể so với tăng lần lượt 20,7% và 15,8% so với cùng kỳ trong tháng 6/2022. Trong tháng 7/2022, Việt Nam thặng dư 21 triệu USD, tương đương thặng dư 7 tháng đầu năm 2022 đạt 0,76 tỷ USD, so với thâm hụt 3,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2021.

Bảng 1: Số liệu kinh tế vĩ mô chính trong tuần 

Thế giới

Thông tin toàn cầu đáng chú ý trong tuần bao gồm CPI tháng 7/2022 tại Mỹ và Trung Quốc và niềm tin tiêu dùng tháng 8/2022 tại Mỹ. Tại Mỹ, thị trường dự báo lạm phát sẽ giảm nhẹ xuống tăng 8,7% so với cùng kỳ và giảm 0,2% so với tháng trước trong bối cảnh giá xăng dầu giảm. Lạm phát hạ nhiệt nhiều khả năng sẽ củng cố niềm tin tiêu dùng, được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện lên 52,2 trong tháng 8/2022. Tại Trung Quốc, CPI được dự báo sẽ tăng 2,5% so với cùng kỳ (tương đương tháng 6/2022), trong bối cảnh giá dầu thô giảm nhưng áp lực giá thực phẩm gia tăng.

Mỹ

Lạm phát trong tháng 7/2022

Trong tháng 7/2022, lạm phát tại Mỹ được dự báo sẽ giảm nhẹ xuống tăng 8,7% so với cùng kỳ và tăng chậm lại 0,2% so với tháng trước so với tăng 1,3% so với tháng trước trong tháng trước đó. Điều này là do giá xăng dầu giảm đáng kể trong tháng. Nếu loại trừ nhóm thực phẩm và năng lượng, lạm phát cơ bản tháng 7/2022 được dự báo sẽ tăng 6,1% so với cùng kỳ, so với tăng 5,9% so với cùng kỳ trong tháng trước đó (mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021), tín hiệu cho thấy lạm phát đang ổn định trở lại.

Trong tháng 6/2022, lạm phát tại Mỹ tăng 9,1% so với cùng kỳ, mức cao nhất kể từ tháng 11/1981, so với tăng 8,6% so với cùng kỳ trong tháng 5/2022 và cao hơn so với dự báo của thị trường là tăng 8,8% so với cùng kỳ. Theo lĩnh vực, giá năng lượng tăng 41,6% so với cùng kỳ – mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/1980 do giá xăng tăng 59,9% so với cùng kỳ, nhiên liệu tăng 98,5% so với cùng kỳ, điện tăng 13,7% so với cùng kỳ và khí tự nhiên tăng 38,4% so với cùng kỳ. Chi phí thực phẩm tăng 10,4% so với cùng kỳ, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/1981. Giá các mặt hàng khác cũng tăng mạnh, bao gồm nhà ở (tăng 5,6% so với cùng kỳ, mức cao nhất kể từ tháng 2/1991), xe cộ (tăng 11,4% so với cùng kỳ) và giá vé máy bay (tăng 34,1% so với cùng kỳ). Nếu loại trừ mặt hàng thực phẩm và năng lượng, CPI cơ bản tăng 5,9% so với cùng kỳ, thấp hơn một chút so với mức tăng 6% so với cùng kỳ trong tháng 5/2022, nhưng cao hơn so với dự báo của thị trường là tăng 5,7% so với cùng kỳ.

Niềm tin tiêu dùng tháng 8/2022

Niềm tin tiêu dùng tháng 8/2022 tại Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện nhẹ lên 52,2. Trong tháng 7/2022, chỉ số niềm tin tiêu dùng đã tăng lên 51,5 từ mức thấp kỷ lục 50 trong tháng 6/2022, sát với ước tính sơ bộ. Những lo ngại về các sự kiện diễn ra trên toàn cầu đã hạ nhiệt phần nào, từ đó hỗ trợ hạn chế đối với nhu cầu mua hàng hóa lâu bền vẫn ở sát mức thấp kỷ lục trong tháng 6/2022, cùng với kỳ vọng giảm nhẹ đối với lạm phát trong dài hạn. Người tiêu dùng kỳ vọng lạm phát trong năm 2023 là 5,2% trong khi kỳ vọng đối với lạm phát trong dài hạn là 2,9%.

Trung Quốc

Lạm phát trong tháng 7/2022

Trong tháng 7/2022, CPI tại Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 2,5% so với cùng kỳ (tương đương tháng 6/2022) trong bối cảnh giá dầu thô giảm nhưng giá thực phẩm tăng mạnh hơn, đặc biệt là giá thịt lợn, rau và trứng.

Trong tháng 6/2022, lạm phát tại Trung Quốc tăng 2,5% so với cùng kỳ so với tăng 2,1% so với cùng kỳ trong tháng 5/2022, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2020 và vượt dự báo của thị trường là tăng 2,4% so với cùng kỳ. Do tiêu dùng hồi phục sau khi nới lỏng các biện pháp phong tỏa, giá thực phẩm tăng 2,9% so với cùng kỳ, mức cao nhất trong 21 tháng. Ngoài ra, lạm phát phi thực phẩm tăng nhanh 2,5% so với cùng kỳ, chủ yếu do chi phí giao thông & truyền thông (tăng 8,5% so với cùng kỳ). Trong năm 2022, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu lạm phát khoảng 3%, tương đương năm 2021.

Việt Nam

Tổng cục Hải quan sẽ công bố số liệu thương mại tháng 7/2022 vào thứ hai. Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ tăng lần lượt 8,9% và 3,4% so với cùng kỳ trong tháng 7/2022, chững lại đáng kể so với tăng lần lượt 20,7% và 15,8% so với cùng kỳ trong tháng 6/2022. Trong tháng 7/2022, Việt Nam thặng dư 21 triệu USD, tương đương thặng dư 7 tháng đầu năm 2022 đạt 0,76 tỷ USD, so với thâm hụt 3,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2021.

Hoạt động thương mại

Trong tháng 7/2022, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ tăng lần lượt 8,9% và 3,4% so với cùng kỳ, chững lại đáng kể so với tăng lần lượt 20,7% và 15,8% so với cùng kỳ trong tháng 6/2022. Theo ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê, thặng dư thương mại sẽ là 21 triệu USD trong tháng 7/2022. Theo đó, lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam thặng dư 0,76 tỷ USD so với thâm hụt 3,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2021.

Biểu đồ 2: Hoạt động thương mại của Việt Nam 

Hoạt động di chuyển hàng ngày tới các điểm bán lẻ

Cập nhật dữ liệu di chuyển hàng ngày tới các điểm bán lẻ (Biều đồ 3).

Biểu đồ 3: Dữ liệu di chuyển hàng ngày tại ASEAN

Cập nhật hàng tuần xu hướng thị trường chứng khoán và biến động tỷ giá

HSC cập nhật xu hướng thị trường chứng khoán và biến động tỷ giá trong Biểu đồ 4 và 5.

Biểu đồ 4: Lãi suất hàng tuần và diễn biến TT chứng khoán 

Biểu đồ 5: Biến động tỷ giá USD/VND hàng tuần

Dự báo kinh tế vĩ mô của HSC 

Nguồn: HSC

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý