Cập nhật KQKD quý 3/2019
BCTC công ty mẹ Cổ phiếu VJC, phản ánh hoạt động kinh doanh hàng không cốt lõi, ghi nhận doanh thu đạt 10,4 nghìn tỷ đồng (+17% YoY) và LNTT đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (+17% YoY), chủ yếu nhờ thu nhập tài chính tăng mạnh. Mặc dù LNTT tăng nhưng lợi nhuận ròng đi ngang ở mức 1,1 nghìn tỷ đồng do VJC chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% so với 10% của năm ngoái.
Đồ thị cổ phiếu VJC phiên giao dịch ngày 01/11/2019. Nguồn: AmiBroker.
Doanh thu vẫn tăng trưởng vững chắc nhờ doanh thu phụ trợ tăng 30% YoY, đạt 2,8 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi tin rằng chiếc lược tập trung vào thị trường quốc tế trong những năm gần đây là yếu tố chính hỗ trợ cho doanh thu phụ trợ khi các phí phụ trợ trên những chuyến bay quốc tế là cao hơn so với nội địa. Theo đó, tính đến cuối Q3 2019, VJC đã tăng số đường bay quốc tế lên 85 so với 64 trong cùng kỳ năm ngoái, đẩy tổng số mạng đường bay (bao gồm cả nội địa) lên 127. Tổng số chuyến bay đã thực hiện đạt 34 nghìn chuyến (+16% YoY). Chúng tôi ước tính doanh thu phụ trợ trung bình trên mỗi khách hàng là khoảng 19 USD trong 9T 2019 (so với 16,6 USD trong 9T 2018 và 14,1 USD trong 9T 2017).
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu vận chuyển hành khách giảm xuống còn 7% YoY, đạt 7,2 nghìn tỷ đồng. Sự chậm lại này, chúng tôi cho rằng, là một kết quả của (1) sự đi ngang của sản lượng hành khách sau khi phải đối mặt với sự cạnh tranh đang ngày một tăng lên ở thị trường nội địa và (2) giá vé máy bay TB tăng nhẹ nhờ tỷ lệ cao hơn của các chuyến bay quốc tế.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất, VJC ghi nhận 3,4 nghìn tỷ đồng doanh thu từ nghiệp vụ bán máy bay, giảm 11% YoY. Con số này cao hơn so với số liệu chúng tôi ước tính trong trường hợp VJC bán hai máy bay vừa nhận trong quý ba. Theo quan sát của chúng tôi, VJC đã nhận một chiếc A321 neo vào tháng 7 và một chiếc A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) 240 chỗ ngồi vào tháng 9. Do đó, chúng tôi cho rằng VJC đã thực hiện một số giao dịch liên quan đến chuyển nhượng quyền mua máy bay, bên cạnh việc bán các máy bay được giao gần đây. Nghiệp vụ này cũng đã được thực hiện trong Q1 2019.
Lợi nhuận gộp giảm 10% YoY, dẫn dắt bởi sự tăng mạnh trong chi phí khai thác bay ở mức 18% YoY. Chúng tôi tin rằng điều này là do gia tăng trong chi phí thuê máy bay cũng như chi phí nhiên liệu khi cho mở rộng đội bay (bảng 1). Sau khi loại trừ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, LN từ HĐKD của công ty mẹ giảm 21% YoY.
Tuy nhiên, PBT tăng 17% YoY nhờ doanh thu tài chính tăng mạnh (ghi nhận thu nhập lãi tiền gửi và cho vay 200 tỷ đồng được so với 68 tỷ đồng trong quý 3 năm 2018) trong khi chi phí tài chính lại giảm so với cùng kỳ khi VJC không ghi nhận chi phí liên quan tới giá trị thời gian của dòng tiền đã được chiết khấu của khoản mục dự phòng cho các chi phí bảo trì máy bay. Trong khi vào Q3 2018, VJC đã ghi nhận 114 tỷ đồng trong khoản mục này vào CP tài chính.
Nguồn: VDSC