VJC (Cổ phiếu VJC) hiện sở hữu mạng bay rộng khắp VN (18 điểm đến) và khu vực ĐNA-Đông Bắc Á (27 điểm đến), tất cả khai thác bằng 1 loại tàu bay A320/A321.
Đồ thị cổ phiếu VJC phiên giao dịch ngày 22/02/2019. Nguồn: AmiBroker
Ngành và vị thế doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng kép ngành hàng không Việt Nam trong 10 năm qua là 17,4%, vượt xa tốc độ tăng trưởng của vùng Châu Á – Thái Bình Dương (7,9%).
Tuy tuổi đời non trẻ (hoạt động từ năm 2011) nhưng VJC với mô hình hàng không giá rẻ đã liên tục tăng trưởng ấn tượng và hiện là hãng hàng không có thị phần nội địa lớn nhất VN (43%).
VJC hiện sở hữu mạng bay rộng khắp VN (18 điểm đến) và khu vực ĐNA-Đông Bắc Á (27 điểm đến), tất cả khai thác bằng 1 loại tàu bay A320/A321.
Mô hình kinh doanh:
VJC định vị là hãng hàng không giá rẻ đang tăng trưởng rất mạnh (CAGR 2013-2017 số lượng hành khách đạt 52.6% và doanh thu đạt 83%). KQKD năm 2018 của VJC ghi nhận DT và LNST tăng trưởng lần lượt 48% và 35%, đạt 96.8 nghìn tỉ và 2,282 tỉ.
HĐKD cốt lõi của VJC là vận tải hành khách. Ngoài ra dựa vào mô hình HK giá rẻ, VJC còn có nguồn doanh thu phụ từ các dịch vụ kèm theo, vốn được tính kèm giá vé của các hãng truyền thống, tổng cộng 2 mảng này chiếm ~44% DT từ HĐSXKD của VJC. Ngoài ra, 45% DT của VJC tới từ nghiệp vụ bán và cho thuê lại tàu bay.
Lợi thế của VJC là có chi phí vận hành (CASK- ex fuel) thuộc hàng thấp nhất thế giới nhờ vào:
1) đội tàu bay có tuổi đời thấp nên tiết kiệm chi phí;
2) tỷ lệ lấp đầy rất cao ~88.1%; và
3) hiệu quả quy mô nhờ vào tần suất sử dụng tàu bay (số giờ bay/1 tàu bay/1 ngày)cao ~14 giờ/ngày (cao hơn nhiều so với các hãng giá rẻ khác trong khu vực).
Mô hình hàng không giá rẻ thành công do quản lý chi phí tốt. Tuy nhiên cũng sẽ có nhược điểm là dễ bị tổn thương trong điều kiện thị trường có mức lạm phát cao khiến chi phí tăng nhanh.
Tiềm năng doanh nghiệp:
Dự báo tốc độ tăng trưởng lưu lượng vận tải hành khách và hàng hóa tới năm 2021 ước đạt lần lượt CAGR 9% và 18%/năm. Việc tăng trưởng chủ yếu nhờ khách quốc tế khiến triển vọng doanh thu của VJC cũng tích cực hơn, do giá vé quốc tế cao, cũng như tiềm năng khai thác khoản doanh thu dịch vụ phụ trợ lớn hơn tăng trưởng nội địa.
Đặc biệt tăng trưởng khách Trung Quốc và Hàn Quốc cũng mang lại tiềm năng tăng trưởng cho dịch vụ bay thuê chuyến (chartered flight), giúp VJC đảm bảo hệ số lấp đầy trên mỗi chuyến bay.
Biên lợi nhuận gộp 2019 dự báo tăng nhẹ từ 13.7% lên 14% do:
1) VJC đầu tư máy bay mới A321neo tiết kiệm 15% nhiên liệu, tăng từ 180 khách lên 230;
2) tỷ lệ khách quốc tế với giá vé cao hơn sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, giá dầu Brent đang trong xu hướng tăng mạnh từ 2016 khiến chi phí tăng và tỷ suất LN gộp có thể bị ảnh hưởng.
Sức khỏe tài chính:
Sức khỏe tài chính tốt với số dư tiền lớn gần 7K tỷ, vay ngắn và dài hạn thấp là 7K tỷ. Ngoài ra là một số khoản mục có số dư lớn đặc thù của ngành hàng không như quỹ bảo trì máy bay, trả trước để bảo dưỡng định kỳ máy bay, các khoản dự phòng để sửa chữa máy bay
Dự kiến LNST 2019 đạt 6,111 tỉ đồng, tương đương EPS đạt 11,296 VND/CP
Nguồn: HSC