Dựa trên kế hoạch hợp nhất, chúng tôi ước tính EPS 2019 có thể đạt 865 đồng (EPS 2018: 741 đồng). Với giá hiện tại là 12.200 đồng/cp, Cổ phiếu VGT đang giao dịch tại PE 2019 là 14,1 x (2018: 14,3 x), cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 8x.
Đồ thị cổ phiếu VGT phiên giao dịch ngày 23/04/2019. Nguồn: AmiBroker
Tổng quan ngành năm 2018
Nền kinh tế thế giới trong năm 2018 đã có một số biến động ngoài dự đoán khiến ngành dệt may Việt Nam đối mặt với những thách thức lớn: (i) sự căng thẳng gia tăng trong chiến tranh thương mại Mỹ -Trung Quốc ảnh hưởng đến nhu cầu của Trung Quốc đối với mặt hàng sợi Việt Nam, dẫn đến giảm trong cả về khối lượng và giá của đơn hàng sợi (trong Q4/2018, chênh lệch giữa giá bông và sợi đã giảm xuống còn 0,50 USD/kg, thấp hơn nhiều so với mức thông thường là 1 USD/kg); (II) đồng RMB (7%) và Rupi Ấn Độ (10%) mất giá khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn (đồng VND giảm 2,4%); (III) trong giai đoạn 2015-2018, chi phí lao động Việt Nam tăng trưởng với tỷ lệ CAGR là 9,7%, làm giảm khoảng cách tiền lương giữa các nước xuất khẩu. Hiện nay, chi phí lao động của Việt Nam (235 USD/tháng) thấp hơn Trung Quốc (520 USD/tháng), cao hơn Campuchia (170 USD/tháng), Ấn Độ (105 USD/tháng) và Bangladesh (95 USD/tháng).
Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam đã đạt tăng trưởng xuất khẩu đáng kể so với các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh. Trong khi Trung Quốc chỉ đạt 5% về tăng trưởng xuất khẩu, Ấn Độ và Bangladesh giảm 2% và 3,7%; và Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể là 16%, đạt 36,37 tỷ USD về giá trị trong năm 2018. Bảng dưới đây là cơ cấu các thị trường xuất khẩu lớn của VGT trong năm 2018.
Cơ hội và thách thức của ngành Dệt may trong năm 2019
Cơ hội
- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc có thể đạt bước ngoặt, cho thấy một tín hiệu tích cực cho ngành dệt may Trung Quốc, và đặc biệt là ngành sợi Việt Nam;
- Nhiều Hiệp định FTA hiện có (bao gồm CPTPP có hiệu lực vào tháng 1/2019), có thể giúp Việt Nam mở rộng thị phần tại nhiều quốc gia, bao gồm Canada và Úc.
Thách thức
- Hiệp định FTA thu hút nhiều công ty FDI có nguồn lực kỹ thuật và tài chính tốt hơn so với các công ty trong nước, khiến cạnh tranh của các công ty trong nước trở nên khó khăn hơn;
- Do chuỗi giá trị chưa hoàn chỉnh và khó khăn trong ngành nhuộm, nhiều công ty trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc của FTA (nguồn gốc về sợi và vải);
- Tăng chi phí, chẳng hạn như tăng 5,3% mức lương tối thiểu và tăng 8,3% giá điện, sẽ tiếp tục tạo thêm áp lức cho tất cả các công ty trong lĩnh vực này.
Kết quả kinh doanh năm 2018 của VGT
Năm 2018, VGT ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế là 19,1 nghìn tỷ đồng (+9,5% YoY) và 761,4 tỷ đồng (+1,73% YoY), hoàn thành 96% và 97% kế hoạch năm về doanh thu thuần và LNTT.
Công suất sản xuất
Năm 2018, Tập đoàn đã không đầu tư vào bất kỳ dự án mới nào, thay vào đó tập trung vào việc tái cơ cấu các công ty con và công ty liên kết khác, cũng như nâng cấp và sửa chữa máy móc cho các nhà máy hiện có. Như vậy, công suất sản xuất hàng năm của Tập đoàn vẫn không đổi từ năm 2017 như sau:
- 144.216 tấn sợi;
- 165,4 triệu m2 vải sợi;
- 14.200 tấn vải dệt kim; và
- 319 triệu sản phẩm dệt may.
Cổ tức
VGT đề xuất trả cổ tức tiền mặt 6% trên mệnh giá trong năm 2018 vào tháng 6 & 7/2019 (tỷ suất 5,7%).
Kế hoạch 2019
VGT có thể tăng vốn điều lệ thông qua phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện tại. Công ty chưa tiết lộ thông tin chi tiết.
Định giá
Dựa trên kế hoạch hợp nhất, chúng tôi ước tính EPS 2019 có thể đạt 865 đồng (EPS 2018: 741 đồng). Với giá hiện tại là 12.200 đồng/cp, VGT đang giao dịch tại PE 2019 là 14,1 x (2018: 14,3 x), cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 8x.
Nguồn: SSI