DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0989 490 980
Vay Margin tại HSC tỉ lệ 1:4

Cập nhật cổ phiếu TCB – KQKD Q2/2021 tiếp tục gây ấn tượng

Lượt xem: 1,284 - Ngày:

Sự kiện: Công bố KQKD Q2/2021

TCB đã công bố lợi nhuận thuần Q2/2021 đạt 4.711 tỷ đồng (tăng 67,2% so với cùng kỳ) nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng 58,3% so với cùng kỳ mặc dù chi phí hoạt động (tăng 47,1% so với cùng kỳ) và chi phí dự phòng (tăng 36% so với cùng kỳ) cũng tăng đáng kể. Lợi nhuận thuần 6 tháng đầu năm 2021 đạt 9.108 tỷ đồng (tăng 72,7% so với cùng kỳ), cao hơn một chút kỳ vọng và đạt 55% dự báo của HSC cho cả năm 2021.

Đồ thị cổ phiếu TCB phiên giao dịch ngày 27/07/2021. Nguồn: AmiBroker

Tín dụng tăng mạnh 12,6% so với đầu năm nhờ cho vay mua nhà

Tín dụng tăng 12,6% so với đầu năm (cho vay khách hàng tăng 13% so với đầu năm và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 10,7% so với đầu năm). TCB có tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao nhất trong số các ngân hàng HSC khuyến nghị. TCB cũng đã nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng mới khoảng 17%.

Cho vay khách hàng tăng 13% so với đầu năm (tăng 5,8% so với quý trước) nhờ cho vay khách hàng cá nhân tăng 16,1% và cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 11%. Đáng chú ý, cho vay khách hàng cá nhân trong Q2/2021 tăng 11,9% so với quý trước nhờ nhu cầu vay mua nhà tăng.

Bảng 1: KQKD Q2/2021 & 6 tháng đầu năm 2021, TCB 

Cơ cấu huy động được sử dụng tối ưu giúp giảm chi phí huy động

Tiền gửi khách hàng (tăng 4,3% so với đầu năm và tăng 0,7% so với quý trước) tăng trưởng thấp hơn nhiều so với tín dụng. Hệ số LDR thuần tăng lên 108,4% từ 92,7% tại thời điểm cuối Q2/2020. Tiền gửi không kỳ hạn tăng trở lại trong Q2/2021 (tăng 4,2% so với đầu năm và tăng 4,9% so với quý trước).

Theo đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn đã quay trở lại mức 46,1% vào cuối năm 2020, vẫn là mức cao nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, TCB đã tăng cường sử dụng kênh liên ngân hàng trong cơ cấu huy động nhờ thanh khoản trong hệ thống dồi dào. Tỷ trọng vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng đã tăng lên 22,2% từ 13,5% tại thời điểm cuối năm 2020. Những chiến thuật này đã giúp chi phí vốn của TCB trong Q2/2021 ở mức thấp, là 2,2%; thấp nhất trong số các ngân hàng HSC khuyến nghị.

Tỷ lệ NIM trong Q2/2021 giữ nguyên so với Q1/2021, ở mức 5,93%. Cả lợi suất gộp và chi phí huy động giảm nhẹ 3 điểm cơ bản.

Tuy nhiên tỷ lệ NIM tăng đáng kể so với đầu năm. Tỷ lệ NIM đã tăng 81 điểm cơ bản so với năm 2020 nhờ chi phí huy động giảm 94 điểm cơ bản trong khi lợi suất gộp chỉ giảm 19 điểm cơ bản.

Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh nhờ lãi thuần HĐ dịch vụ và lãi kinh doanh trái phiếu

Thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng mạnh trong Q2/2021, tăng 39,6% so với cùng kỳ đạt 2.621 tỷ đồng; chủ yếu nhờ lãi thuần HĐ dịch vụ (tăng 23,9% so với cùng kỳ) và lãi kinh doanh trái phiếu (tăng 88% so với cùng kỳ). Cụ thể, cơ cấu thu nhập HĐ dịch vụ như sau:

  • Thu nhập từ dịch vụ thanh toán đạt 987 tỷ đồng (tăng 54% so với cùng kỳ)
  • Thu nhập từ bancassurance đạt 238 tỷ đồng (tăng 26,9% so với cùng kỳ)
  • Thu nhập từ dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp, gồm dịch vụ phát hành, môi giới và quản lý quỹ đạt 515 tỷ đồng (tăng 39,2% so với cùng kỳ).

Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt với hiệu quả hoạt động được nâng cao

Chi phí hoạt động trong Q2/2021 là 2.591 tỷ đồng (tăng 47,1% so với cùng kỳ) và trong 6 tháng đầu năm 2021 là 5.154 tỷ đồng (tăng 29,6% so với cùng kỳ) vì TCB tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng CNTT. Nhờ tổng thu nhập tăng trưởng mạnh, hệ số CIR của TCB trong Q2/2021 giảm còn 28,1% từ 31,9% trong năm 2020.

Thận trọng trong dự phòng với tỷ lệ nợ xấu thấp, chỉ 0,36%.

Tính đến cuối Q2/2021, tổng nợ xấu là 1.118 tỷ đồng (giảm 13,6% so với đầu năm), tương đương 0,36% tổng dư nợ cho vay (so với 0,47% tại thời điểm cuối năm 2020 và 1,33% tại thời điểm cuối năm 2019). TCB chỉ xóa 157 tỷ đồng nợ xấu (0,05% dư nợ) trong Q2/2021.

Theo đó nợ xấu mới hình thành trong Q2/2021 chỉ là 140 tỷ đồng (bằng 0,045% dư nợ), là mức rất thấp. Trong khi đó hệ số LLR tăng lên 259% từ 219% tại thời điểm cuối Q1/2021 và 171% tại thời điểm cuối năm 2020, là mức cao kỷ lục đối với TCB.

Chi phí dự phòng tăng 36,1% so với cùng kỳ lên 598 tỷ đồng trong Q2/2021 và tăng 19,6% so với cùng kỳ lên 1.448 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021. Chi phí tín dụng theo năm là 0,98%; sát với ước tính của HSC là 0,97% cho năm 2021.

Số dư nợ tái cơ cấu giảm đáng kể 66% xuống còn 2,7 nghìn tỷ đồng cùng với đà hồi phục của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2021. Nợ tái cơ cấu chỉ còn chiếm 0,8% tổng dư nợ cho vay của TCB tại thời điểm cuối Q2/2021.

Cập nhật về chương trình giảm lãi suất

Cổ phiếu TCB đã công bố kế hoạch giảm lãi suất cho những khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực như du lịch và nghỉ dưỡng, vận tải taxi, hàng không & lĩnh vực liên quan đến hàng không và các lĩnh vực được ưu tiên & chịu ảnh hưởng tiêu cực khác.

Về khách hàng cá nhân, chương trình giảm lãi suất sẽ áp dụng cho các khoản vay không có tài sản đảm bảo của những khách hàng có nguồn thu nhập bị ảnh hưởng của dịch bệnh và các khoản vay kinh doanh hộ gia đình bị ảnh hưởng của dịch bệnh như kinh doanh nhà hàng, quán ăn, bán lẻ, dịch vụ du lịch…

Mức giảm lãi suất tối đa là 1,5% đối với các khoản vay hiện hữu và tối đa là 1% đối với các khoản vay mới, áp dụng trong những tháng còn lại của năm 2021. HSC ước tính quy mô áp dụng sẽ dưới 20% dư nợ cho vay của TCB vì Ngân hàng chủ yếu tập trung vào BĐS. Theo đó, ảnh hưởng chung lên tỷ lệ NIM có lẽ sẽ không lớn.

Duy trì khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo

HSC duy trì khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo. Hiện TCB có P/B dự phóng năm 2021 là 1,98 lần.

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý