DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu TAC – Sẽ được hưởng lợi nhiều từ Kido

Lượt xem: 1,520 - Ngày:
Chia sẻ

Với sự xuất hiện của cổ đông lớn Kido, công ty Tường An sẽ được hưởng lợi nhiều về kênh phân phối cũng như có “sức mạnh” hơn trong việc kiểm soát giá cả nguyên liệu đầu vào, từ đó cải thiện biên LN gộp và giúp nâng cao lợi nhuận.

Đồ thị cổ phiếu TAC cập nhật ngày 7/06/2017.Nguồn: AmiBroker

Đồ thị cổ phiếu TAC cập nhật ngày 7/06/2017.Nguồn: AmiBroker

Tường An là một công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất dầu ăn với các sản phẩm chính như Vạn Thọ, Olita, Ngon, Margarine. Hiện Tường An đang sở hữu 2 nhà máy với công suất khoảng 240,000 tấn/năm ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Nghệ An.

Năm 2016 – đánh dấu một giai đoạn mới

Từ tháng 10/2016, Dầu ăn Tường An chính thức trở thành công ty con của tập đoàn Kido. Trước đó  Kido đã gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Tường An lên 65% bằng việc mua lại 12.33 triệu cổ phiếu TAC (trước khi TAC chia thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 70%) tại mức giá 78,000 đồng/cp số cổ phần. Với việc trở thành công ty con của tập đoàn Kido, TAC kỳ vọng sẽ đẩy mạnh được hoạt động bán hang thông qua mạng lưới kênh phân phối đồng thời áp dụng các phương thức quản trị từ phía công ty mẹ để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Về KQKD năm 2016, Tướng An đạt 3,978 tỷ đồng doanh thu (+10.7% n/n) và 66.9 tỷ đồng LNST (-4% n/n) với sản lượng tiêu thụ ở mức 182,244 tấn (+11.4% n/n). Trong năm 2016, thị phần dầu ăn của TAC ở mức 19%, đứng thứ 2 tại Việt Nam sau Cái Lân.

TAC1

Năm 2017 – thay đổi

CTCP Dầu thực vật Tường An công bố kế hoạch kinh doanh 2017 với doanh thu tăng trưởng 10%, đạt 4,373 tỷ đồng nhưng LNST lại tăng trưởng mạnh 96%, đạt 165 tỷ đồng. Trong năm 2017, công ty sẽ tập trung vào những sản phẩm có biên lợi nhuận gộp cao, đồng thời kiểm soát giá nguyên liệu đầu vào nhờ sự trợ giúp của Kido, qua đó tăng cao lợi nhuận cho dù doanh thu chỉ tăng trưởng 10%.

Về Kido, để có thể kiểm soát tốt hơn các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất dầu ăn, tập đoàn đã hợp tác với Felda Global Ventures (tập đoàn trồng và sản xuất dầu cọ lớn trên thế giới) và Tập đoàn Indo-Trans Logistics (ITL) để thành lập một liên doanh tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dầu cọ ở thị trường Việt Nam.  Hiện nay nguyên liệu chính để sản xuất dầu ăn là dầu cọ (70%), dầu đậu tương (23%) và dầu thực vật khác (7%) với 70% sản lượng dầu cọ chủ yếu nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia.

Trong thời gian tới, các chiến lược mà tập đoàn Kido sẽ áp dụng cho Tường An sẽ tập trung ở 2 vấn đề chính

(1) Tái cấu trúc hệ thống phân phối. Thay đổi mô hình từ “sell in” thành “sell out”, tập trung sản phẩm chủ lực tại thị trường TP HCM và miền Tây. Ngoài ra, Tường An còn mở rộng ra các vùng miền khác như miền Bắc.

(2) Cơ cấu và phát triển các sản phẩm mới. Tường An sẽ phát triển thêm các sản phẩm dầu ăn cao cấp để phù hợp với sự dịch chuyển thói quen tiêu dùng trong tương lai – các sản phẩm cao cấp và có lợi cho sức khỏe.

TAC2

Trong Q1/2017, doanh thu thuần của TAC tương đương cùng kỳ năm ngoái với 975 tỷ đồng.Tuy nhiên, biên ln gộp cải thiện từ 10% lên 11.3% giúp LNST của công ty tăng trưởng 58.5%, đạt 31.7 tỷ đồng.

Tiềm năng ngành dầu ăn

Theo Bộ Công thương, mức tiêu thụ dầu ăn trên đầu người/năm của VN hiện khoảng 9 – 10 kg, thấp hơn mức WHO khuyến cáo là 13.5 kg/năm. Và dự báo mức tiêu thụ này sẽ tăng lên khoảng 18.5 – 19 kg/người/năm vào năm 2025, tương đương với mức tăng trưởng là 6.3%/năm.  Ngoài ra nhu cầu dầu ăn trong nước rất cao và năng lực sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng kịp.

TAC3

Nhận định:

Tường An là một nhãn hiệu lâu đời trên thị trường dầu ăn Việt Nam với độ nhận biết thương hiệu cao. Với sự xuất hiện của cổ đông lớn Kido, công ty Tường An sẽ được hưởng lợi nhiều về kênh phân phối cũng như có “sức mạnh” hơn trong việc kiểm soát giá cả nguyên liệu đầu vào, từ đó cải thiện biên LN gộp và giúp nâng cao lợi nhuận. Do công nghệ sản xuất dầu ăn không quá phức tạp nên doanh nghiệp nào có chiến lược tốt và sở hữu kênh phân phối rộng sẽ trụ vững trong thị trường dầu ăn, vốn có mức độ cạnh tranh gây gắt.

Nguồn: Rongviet Research

 

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý