DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu SBT – 9 tháng hoàn thành 82.8% kế hoạch doanh thu năm 2018

Lượt xem: 1,584 - Ngày:
Chia sẻ

Trong quý 03/2018 (theo năm tài chính), SBT đạt 2.731 tỷ đồng doanh thu thuần (+140% YoY), lũy kế 9T2018 đạt 8,2 nghìn tỷ đồng (+153,5% YoY), hoàn thành 82,8% kế hoạch năm 2018.

Đồ thị cổ phiếu SBT cập nhật ngày 31/05/2018. Nguồn: AmiBroker

Đồ thị cổ phiếu SBT cập nhật ngày 31/05/2018. Nguồn: AmiBroker

Kết quả kinh doanh 9T2018 (theo năm tài chính)

Lưu ý: Năm tài chính cho SBT bắt đầu vào tháng Bảy, sát với hoạt động thực tế của ngành đường, kết quả kinh doanh quý 3 là trong giai đoạn tháng 1- tháng 3/2018 theo lịch năm.

Trong quý 03/2018 (theo năm tài chính), SBT đạt 2.731 tỷ đồng doanh thu thuần (+140% YoY), lũy kế 9T2018 đạt 8,2 nghìn tỷ đồng (+153,5% YoY), hoàn thành 82,8% kế hoạch năm 2018. Tăng trưởng chủ yếu nhờ thương vụ M&A với BHS, cho phép SBT bổ sung các giao dịch tài chính của BHS kể từ ngày 06/09/2017. SBT sẽ hợp nhất mười tháng tài chính của BHS vào báo cáo tài chính giai đoạn 2017-2018.

Doanh thu thuần 9T2018 của mảng kinh doanh đường đạt 6.993 tỷ đồng (+149% YoY), chiếm 85% tổng doanh thu thuần. Sản lượng tiêu thụ đường hợp nhất đạt 438 nghìn tấn (+150% YoY). Giá bán bình quân đạt khoảng 16.000 đồng/kg (không đổi so với năm trước). Trong khi đó, giá đường tinh luyện tại Việt Nam có xu hướng giảm từ mức 16.000 đồng/kg trong tháng 7/2016 xuống 12.000 đồng/kg trong tháng 03/2018. Trong bối cảnh giá đường trong nước giảm, giá cổ phiếu SBT không đổi do BHS chuyên về bán lẻ đường nhiều hơn là bán buôn, do đó hưởng mức giá bán cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng đường trong 9T2018 giảm xuống còn 12,5% từ mức 14% trong 9M2017 do giá đường giảm. Lợi nhuận gộp mảng đường tăng lên 876 tỷ đồng (+123% YoY).

Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A) tăng vọt lên 548 tỷ đồng, tăng 242% YoY, cao hơn nhiều so với tăng trưởng doanh thu thuần. Do đó, tỷ lệ chi phí SG&A trên doanh thu tăng từ 5% lên 6,7% do SBT hợp nhất BHS, đây là công ty chuyên bán lẻ đường và có tỷ lệ SG&A/doanh thu cao hơn so với bán buôn đường.

Lợi nhuận trước thuế 9T2018 đạt 486,2 tỷ đồng (+71,9% YoY), hoàn thành 71,5% kế hoạch năm 2018, trong khi lợi nhuận ròng đạt 397 tỷ đồng (+54,3% YoY). Thuế suất thuế TNDN đã tăng từ 9% trong 9T2017 lên 18,3% trong 9T2018 do hợp nhất với BHS, công ty có ít ưu đãi thuế so với SBT. Theo Thông tư 96/2015/ TT-BTC, thu nhập được miễn thuế nếu nguyên liệu thô (tức là cây mía) đến từ các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và nguyên liệu thô chiếm ít nhất 30% chi phí sản xuất. Một phần lợi nhuận đáng kể của SBT thỏa mãn các điều kiện này nên thuế suất thuế TNDN thực tế vào khoảng 5-8% trong giai đoạn tài chính 2015-2017. Trong khi đó, thuế TNDN thực tế của BHS dao động từ 16-21% trong giai đoạn 2015-2016, do đó giải thích mức tăng thuế TNDN sau khi hợp nhất SBT với BHS. Lợi nhuận ròng riêng lẻ của SBT trong quý 03/2018 đạt 137,9 tỷ đồng (+65,2% YoY).

Trong 9T2018, giá trị hàng tồn kho lên đến 3.682 tỷ đồng, tăng từ 1.958 tỷ đồng trong đầu kỳ của năm tài chính. Các nhà sản xuất đường thường tăng cường hoạt động sản xuất từ tháng 12, do đó giải thích hàng tồn kho cao vào cuối quý 3 so với đầu kỳ. Tỷ lệ nợ/ vốn CSH khá cao ở mức 1,32x, tuy nhiên tỷ lệ này đã cải thiện kể từ quý 1 năm nay, khi SBT hợp nhất BHS.

Mua lại cổ phiếu quỹ

Từ ngày 18/04/2018 đến ngày 17/05/2018, SBT đã mua 61.600.900 cổ phiếu quỹ theo cơ chế khớp lệnh trao đổi, tương đương 11% cổ phiếu đang lưu hành. Giá mua trung bình là 17.857 Đồng/cp. Như vậy, SBT đã chi 1,1 tỷ đồng để mua lại cổ phiếu quỹ. Công ty đã mua thành công 74% tổng số cổ phần đăng ký tương đương 83.552.800 cổ phiếu

Nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thông qua việc SBT tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ mức 49% hiện tại lên 100%, có hiệu lực kể từ ngày 25/05/2018. Tính đến ngày 24/05/2018, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của SBT là 7,8%, cách xa mức FOL trước đó là 49%.

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chưa hoàn thiện

Theo Thông tư 156/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017, thuế nhập khẩu là 5% đối với sản lượng nhập khẩu trong hạn ngạch từ năm 2018-2022 đối với đường mía và 0% đối với đường củ cải từ năm 2018-2022, áp dụng với các nước xuất khẩu nằm trong phạm vi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Nếu các nước xuất khẩu nằm ngoài ASEAN, thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% đối với đường thô và 40% đối với đường tinh luyện. Đồng thời, theo Thông tư 111/2012/TT-BTC ngày 04/07/2012, thuế nhập khẩu đối với sản lượng vượt hạn ngạch đối với đường thô và đường tinh luyện lần lượt là 80% và 85%, không phụ thuộc vào nước xuất xứ.

Tuy nhiên, từ năm 2018 Việt Nam sẽ gỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường, do đó giảm chi phí nhập khẩu đường và giá bán. Do đó, ngành đường trong nước có thể đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm thay thế nhập khẩu. Dự đoán được những khó khăn phía trước, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã đề xuất với Chính phủ trì hoãn việc gỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu cho đến năm 2022 để bảo vệ ngành đường trong nước. Tuy nhiên, các cơ quan Chính phủ liên quan hiện chưa xem xét điều này. Cho đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể được ban hành bởi các cơ quan điều tiết.

Định giá

Ở mức giá hiện tại là 14.350 đồng/cp, Cổ phiếu SBT giao dịch ở mức PE 2018 là 13,5x, với giả định công ty hoàn thành kế hoạch năm 2018 và quỹ khen thưởng phúc lợi chiếm 10% lợi nhuận ròng của công ty mẹ, tương ứng EPS 2018 dự phóng là 1.060 đồng.

Nguồn: Research SSI

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý