DANH MỤC

Mobile / Zalo: 0912 842 224
Đầu tư Cổ phiếu Group Facebook

Cập nhật cổ phiếu PVI – PVCombank đăng ký bán 12,5 triệu cổ phiếu PVI

Lượt xem: 1,735 - Ngày:
Chia sẻ

Tin cổ phiếu – PVCombank đăng ký bán 12,5 triệu cổ phiếu PVI – PVCombank đã đăng ký bán 12,50 triệu cổ phiếu CTCP PVI (PVI), tương đương 5,6% cổ phần từ ngày 16/6 đến ngày 14/7/2017. PVCombank hiện năm 13,74 triệu cổ phiếu (tương đương 6,18% cổ phần).

Đồ thị cổ phiếu PVI phiên giao dịch ngày 15/06/2017. Nguồn: AmiBroker

Đồ thị cổ phiếu PVI phiên giao dịch ngày 15/06/2017. Nguồn: AmiBroker

Đây là đợt đăng ký bán thứ ba của PVCombank do Ngân hàng này mong muốn thoái vốn đầu tư – Trước đó, PVCombank đã đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu PVI từ 5/4 đến 3/5/2017 nhưng thực tế chỉ bán được 1387.300 cổ phiếu. Sau đó, công ty cũng chỉ bán được 710.500 cổ phiếu trong số 3 triệu cổ phiếu đăng ký bán từ 12/5-9/6/2017.

Hai cổ đông nước ngoài lớn nhất hiện nắm 47,32% cổ phần của PVI – Talanx sở hữu 35,74% cổ phần (tương đương 83,7% cổ phiếu) trong khi đó Funderburk Lighthouse Ltd (Quỹ đầu tư Oman) sở hữu 11,58% cổ phần (tương đương 27,11 triệu cổ phiếu). Trong số các cổ đông lớn khác, PVN và PVCombank sở hữu phần lớn cổ phần của PVI, lần lượt là 35% (81,98 triệu cổ phiếu) và 6,23% (14,59% cổ phần). Cơ cấu cổ đông này không có nhiều thay đổi kể từ cuối năm 2012. Trong năm 2012, PVN và PVCombank đã giảm tổng sở hữu tại PVI từ 46,68% xuống 41,73% trong khi đó tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tăng từ 35,37% lên 43,4%. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài hiện tại đối với ngành bảo hiểm vẫn là 49% mặc dù đã có nhiều tín hiệu cho thấy Chính phủ có thể sẽ sớm cho phép nới room đối với ngành này. Chúng tôi cũng tin rằng thời gian nới room cho ngành bảo hiểm sẽ sớm hơn nhiều so với ngành ngân hàng.

PVI sẽ tập trung vào củng cố vị thế dẫn đầu mảng bảo hiểm phi nhân thọ – Với động thái thoái vốn từng phần khỏi liên doanh bảo hiểm nhân thọ, PVI đang thay đổi chiến lược và nhiều khả năng sẽ tập trung vào xây dựng vị thế dẫn đầu mảng bảo hiểm phi nhân thọ bằng cách

(1) Thoái vốn khỏi những mảng kinh doanh không chủ chốt
(2) Phát triển các sản phẩm mới dựa trên nhượng quyền bảo hiểm phi nhân thọ
(3) Không ngừng nỗ lực phát triển và mở rộng mảng bảo hiểm phi nhân thọ không chỉ trong phạm vi Tập đoàn PVN.

Quá trình tái cơ cấu này sẽ kéo dài 5 năm và đây là lộ trình khá nhàn nhã. PVI đã thoái vốn một phần khỏi PVI-Sunlife từ năm 2016, do đó PV Sunlife không còn là công ty con của PVI nữa.

Công ty vẫn sở hữu 32% cổ phần (trị giá 138 tỷ đồng) tại công ty liên kết PV2 chuyên đầu tư BĐS và các hoạt động đầu tư tài chính. Ngoài ra, công ty vẫn còn 568 tỷ đồng giá trị đầu tư ban đầu tại các công ty khác nhưng không có nhiều thông tin chi tiết. Mặc dù vậy từ thuyết minh BCTC năm 2013, chúng tôi lưu ý thấy rằng các đầu tư khác này có thể là đầu tư vào PVHospital, VCAR Service, PVSSG Co.,… Do đó, chúng tôi nhận thấy tiềm năng đóng góp lợi nhuận bất thường hay thu nhập tài chính nếu PVI thoái vốn đầu tư tại những công ty này trong vài năm tới.

Kế hoạch chuyển niêm yết cổ phiều từ HNX sang HSX của PVI sẽ hoàn tất trong năm nay – Đề xuất của PVI đã được phê duyệt tại ĐHĐCĐTN của công ty gần đây và HĐQT được ủy quyền lên kế hoạch thực hiện trong năm 2017. Nguyên nhân chuyển sàn niêm yết là thanh khoản trên HSX lớn hơn và điều này có thể giúp PVI thu hút nhiều NĐT tiềm năng hơn.

Tiếp tục duy trì đánh giá Nắm giữ. Định giá cổ phiếu không đắt nhưng không có nhiều yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong hiện tại. Giá cổ phiếu có nhiều biến động hơn gần đây trước những đồn đoán liên quan đến khả năng nới room cho ngành bảo hiểm và động thái thoái vốn của PVCombank. Tuy nhiên, cổ phiếu không được giao dịch nhiều. Mặc dù vậy, việc chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HSX trong 6 tháng cuối năm nay có thể giúp cải thiện thanh khoản phần nào.

Nguồn: HSC

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Gọi ngay
Messenger
Zalo chát
Mở tài khoản
Góp ý