MPC (Cổ phiếu MPC) là DN xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, thị phần toàn cầu đạt 6%, chiếm 18% tổng sản lượng tôm XK của Việt Nam.
Đồ thị cổ phiếu MPC phiên giao dịch ngày 25/01/2019. Nguồn: AmiBroker
Ngành và vị thế công ty
Việt Nam được coi là cường quốc xuất khẩu thủy sản, năm 2017 giá trị thủy sản xuất khẩu là 8.3 tỷ USD. Sản phẩm thủy sản VN có mặt ở hầu hết các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Trong 6T đầu 2018 giá trị thủy sản XK đạt 4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ.
Nguồn nguyên liệu thủy sản chủ yếu là từ hoạt động đánh bắt và nuôi trồng trong nước (chiếm 83%). Trong 2017 tổng sản lượng SX thủy sản là 7.2 triệu tấn (yoy 5.2%), trong đó có 5.2 triệu tấn cá và 0.9 triệu tấn tôm. Phần nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 17%, chủ yếu tới từ Ấn Độ , và có xu hướng tăng dần theo sản lượng XK do giá NVL (phần lớn là tôm) tại các nước này thấp hơn so với giá NVL trong nước.
MPC là DN xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, thị phần toàn cầu đạt 6%, chiếm 18% tổng sản lượng tôm XK của Việt Nam.
Mô hình kinh doanh
Trong 2018, MPC XK 67,656 tấn sản phẩm, tương đương giá trị XK 2018 đạt 750.7 triệu USD. Thị trường Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của MPC (40.7% tỷ trọng). Sau khi thắng kiện với Mỹ về thuế chống phá giá tôm, kể từ giữa năm 2017 MPC không còn phải chịu thuế này khi xuất khẩu vào Mỹ.
MPC có nguồn DT và LN chủ yếu tới từ sản phẩm tôm lột vỏ đông lạnh (tươi và hấp), chiếm 87% DT và 77% LNG, biên gộp 10 – 11%. Ngoài ra công ty cũng XK cả sản phẩm tôm chế biến sẵn với biên LNG cao (khoảng 20%), đem về 13% DT và 22% LNG. Các phụ phẩm như đầu tôm, vỏ tôm cũng được kinh doanh nhưng tỷ trọng rất nhỏ không đáng kể.
Giá tôm thế giới giảm mạnh 25% đặc biệt vào 2H2018, tuy nhiên MPC duy trì được biên LNG khoảng 12% cao hơn so với mức 10 – 11% của 2017 nhờ áp dụng công nghệ nuôi tôm “2-3-4” hiện đại giúp rủi ro về giá đầu vào lẫn đầu ra.
Triển vọng doanh nghiệp
Trong 2019, MPC đặt KH rất tham vọng với tăng trưởng tới từ các yếu tố sau:
(1) MPC ước tính sản lượng tôm có thể đạt 77.4 nghìn tấn khi các DN tôm VN có cơ hội gia tăng sản lượng bù vào sản lượng của tôm Ấn Độ đang bị sụt giảm nguồn cung. Giá tôm sau khi giảm mạnh trong 2018 cũng vì thế sẽ tăng trở lại do giảm cung tôm toàn cầu.
(2) Các nỗ lực đầu tư bắt đầu đem lại thành quả: MPC sẽ thực hiện nhân rộng công nghệ nuôi tôm mới ra 554 ao giúp giảm giá NVL, kỳ vọng đem về 300 tỷ LNTT. MPC cũng đã đầu tư nâng công suất chế biến nhà máy Cà Mau thêm 30,000 tấn/năm (dự kiến hoạt động Q3/2019).
(3) Diễn biến tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng giúp MPC và các DNXK khác được lợi, ước tính hàng năm đóng góp 40 – 50 tỷ DT tài chính cho MPC.
Trong dài hạn, triển vọng của MPC tới từ các yếu tố sau:
(1) MPC đã đầu tư xây dựng thêm nhà máy Minh Quý công suất 45,000 tấn (dự kiến hoạt động Q2/2020). Tiếp theo sau đó là dự án nhà máy tôm tẩm bột 40,000 tấn/năm tại Hậu Giang tuy nhiên chưa có nhiều thông tin cụ thể về tiến độ dự án.
(2) Mới đây MPC đã nhận 100 triệu USD đầu tư từ Tập đoàn Mitsui (Nhật), kỳ vọng giúp MPC mở roojgn kho lạnh và phát triển XK đi thị trường Nhật khó tính.
Sức khỏe tài chính
MPC có tỉ lệ nợ vay cao, cho thấy rủi ro về nợ lớn. Do đó dòng tiền CFO thường xuyên âm do chi phí lãi vay cao. MPC phải vay nợ để thực hiện phát triển công nghệ nuôi trồng tôm.
MPC dự kiến tiếp tục phát hành riêng lẻ thêm 75.72 triệu cổ phiếu cho các NĐT phù hợp để làm cổ đông chiến lược, do đó sẽ gây ra hiệu ứng pha loãng CP cho các NĐT hiện hữu.
Dự báo LNST 2019 đạt 1,328 tỷ, tương đương EPS pha loãng (sau quỹ KTPL) là 5,900đ/cp.
Nguồn: HSC